Trong lĩnh vực triết học thì thuật ngữ “giá trị hàng hóa” đã trở nên quá quen thuộc, vậy giá trị hàng hóa được tạo ra từ đâu? Những yếu tố cấu thành nên giá trị hàng hóa là gì? Qua nội dung dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này.
Giá trị hàng hóa là gì và giá trị hàng hóa được tạo ra từ đâu
Trong triết học thì giá trị hàng hóa được xác định là một thước đó, một phạm trù thuộc tính cơ bản của hàng hóa. Nó được xem là lao động hao phí của người sản xuất để làm ra nó và đã được kết tinh vào trong hàng hóa.
Hiểu một cách đơn giản thì giá trị hàng hóa chính là công sức của người sản xuất để có thể tạo ra hàng hóa, giá trị hàng hóa ở đây chính là những giá trị lao động mà người sản xuất đã bỏ ra.
Để nắm được giá trị hàng hóa là gì thì ta phải hiểu được giá trị trao đổi là gì vì khi hàng hóa xuất hiện thì nhất định nó phải đi kèm với giá trị sử dụng, mà hiện nay trong kinh tế hàng hóa thì giá trị sử dụng chính là những cái mang giá trị trao đổi. Đơn giản thì một vật nếu muốn được gọi là hàng hóa thì chúng phải được sản xuất ra mới mục đích buôn bán, trao đổi, tức vật đó phải có giá trị trao đổi thì mới có thể được xác định là hàng hóa.
Giá trị trao đổi chính là mối quan hệ về số lượng là một tỷ lệ thao đó những giá trị sử dụng của mặt hàng hoặc sản phẩm được trao đổi với những giá trị sử dụng mặt hàng sản phẩm khác.
Giá trị của hàng hoá được tạo ra từ đâu?
Như đã trình bày ở nội dung phía trên, giá trị hàng hóa do lượng hao phí lao động trừu tượng để sản xuất ra hàng hóa quyết định và hao phí lao động thường được tính theo đơn vị thời gian để tạo ra sản phẩm hàng hóa.
Giá trị sử dụng của hàng hóa sẽ được căn cứ dựa trên cơ sở là công năng của hàng hóa đó đối với con người. Ví dụ như một ấm siêu tốc thực hiện chức năng chính là dùng để đun nước sôi sẽ tạo ra giá trị sử dụng của nó để giúp cho nước trong ấm sôi nên nhanh chóng, hay cái nồi cơm điện có chức năng sử dụng chính đó chính là làm chín cơm từ công năng của điện, giá trị sử dụng của nó là dùng để làm chín cơm…
Từ đây có thể thấy một mặt hàng khi sản xuất ra có thể mang trong mình một hoặc nhiều công dụng nhưng nó sẽ chỉ có thể có một giá trị sử dụng duy nhất.
Chung quy lại, tất cả các sản phẩm hàng hóa đều được xác định là kết quả từ quá trình sản xuất thông qua hoạt động lao động của con người, là sản phẩm của quá trình lao động, có lao động kết tinh vào trong đó để tạo ra hàng hóa. Tóm lại, con người bỏ ra thời gian, sức lực, trí tuệ để có thể tạo ra những sản phẩm, hàng hóa đem lại giá trị sử dụng cao trên thực tế sử dụng.
Giá trị hàng hóa được tạo ra từ đâu từ những yếu tố nào?
Trên thực tế thì giá trị hàng hóa dược tạo thành từ rất nhiều các yếu tố, cụ thể như:
Thứ nhất, lượng giá trị hàng hóa chính là lượng lao động của người sản xuất tạo ra chính hàng hóa đó bằng thời gian và công sức lao động
Thứ hai, lượng giá trị đặc biệt của từng người sản xuất sẽ là khác nhau bởi trên thực tế mỗi người lao động sẽ có tay nghề và trình độ chuyên môn ở những mức khác nhau.
Thứ ba, trong quá trình hàng hóa được trao đổi trên thị trường thì ta không thể căn cứ và mỗi yếu tố lượng giá trị của từng người sản xuất, bởi thực tế người sản xuất có tay nghề tốt hơn thì sẽ nhận được nhiều lợi thế hơn. Thay vào đó, giá trị của hàng hóa phải được căn cứ vào lượng giá trị xã hội.
Thứ tư, thời gian sản xuất lao động tạo ra hàng hóa được tính là khoảng thời gian cần thiết để người sản xuất tạo ra hàng hóa trong điều kiện sản xuất trung bình của xã hội, tức là trình độ kỹ thuật và tay nghề ở mức trung bình và thời gian làm việc cũng không cao.
Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của hàng hóa
– Năng suất lao động:
Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất phải kể đến đó là năng suất lao động, nghĩa là năng lực của người sản xuất. Chúng sẽ đươc xác định bằng số lượng sản phẩm được tạo ra trong một đơn vị thời gian nhất định, hay nói cách khác đó chính là khoảng thời gian để có thể chế tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh.
Do vậy, khi năng suất lao động tăng thì đồng nghĩa với việc số lượng sản phẩm được tạo ra cũng sẽ tăng lên tương ứng. Tuy nhiên, lượng giá trị sản phẩm có thể sẽ bị giảm đi kèm theo đó là năng suất lao động sẽ tỷ lệ nghịch với lượng hàng hóa được tạo ra
– Cường độ lao động:
Cường độ lao động cũng chính là yếu tố ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa, đây chính là mức độ hao phí lao động được xác định trên một đơn vị thời gian nhất định. Nếu cường độ lao động tăng thì sẽ theo số lượng sản phẩm tạo ra cũng tăng, giá trị của hàng hóa vẫn được giữ nguyên.
Nếu tăng cường độ lao động hay kéo dài thời gian lao động thì sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị của hàng hóa. Bởi thời gian lao động kéo dài sẽ vô hình chung ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động, từ đó kết quản hoàn thành công việc sẽ không đảm bảo về chất lượng.
– Mức độ phức tạp của lao động:
Mức độ phức tạp của lao động cũng tạo ra những ảnh hưởng nhất định đến lượng giá trị của hàng hóa. Độ phức tạp của hàng hóa sẽ thường được chia ra thành lao động đơn giản và lao động phức tạp.
Lao động đơn giản thực chất đấy chính là sự hao phí lao động một cách đơn giản mà người lao động nào cũng có thể thực hiện được. Còn lao động phức tạp thì đòi hỏi người lao động phải trải qua quá trình đào tạo, huấn luyện để có thể trở thành người lao động có tay nghề, có trình độ chuyên môn cao, lao động phức tạp luôn đem lại giá trị hàng hóa cao hơn so với lao động đơn giản.
Giá trị sử dụng của hàng hóa là gì?
Giá trị sử dụng của hàng hóa trong Tiếng Anh được gọi là Use Value hay Value In Use. Giá trị hàng hóa là một trong hai thuộc tính của hàng hoá và giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. Theo đó nên với bất cứ hàng hóa nào cũng có một hay một số công dụng nhất định. Chính công dụng đó (tính có ích đó) làm cho hàng hóa có giá trị sử dụng. Ví dụ, công dụng của gạo là để ăn, vậy giá trị sử dụng của gạo là để ăn…
Nhìn chung nếu chúng ta dựa trên cơ sở của giá trị sử dụng của hàng hóa là do những thuộc tính tự nhiên (lý, hóa học) của thực thể hàng hóa đó quyết định nên giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn vì nó tồn tại trong mọi phương thức hay kiểu tổ chức sản xuất. Giá trị sử dụng của hàng hóa được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học – kĩ thuật và của lực lượng sản xuất nói chung.
Có thể ví dụ như than đá ngày xưa chỉ được dùng làm chất đốt (đun, sưởi ấm), khi khoa học – kĩ thuật phát triển hơn nó còn được dùng làm nguyên liệu cho một số ngành công nghệ hoá chất. Theo đó nên hiện nay với xã hội càng tiến bộ, lực lượng sản xuất càng phát triển thì số lượng giá trị sử dụng ngày càng nhiều, chủng loại giá trị sử dụng càng phong phú, chất lượng giá trị sử dụng ngày càng cao.
Ta thấy hiện nay, với giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng xã hội vì giá trị sử dụng của hàng hóa không phải là giá trị sử dụng cho người sản xuất trực tiếp mà là cho người khác, cho xã hội, thông qua trao đổi, mua bán. Cũng từ đó nên đòi hỏi người sản xuất hàng hóa phải luôn luôn quan tâm đến nhu cầu của xã hội, làm cho sản phẩm của mình đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Nói chung, giá trị sử dụng của hàng hóa là vật mang giá trị trao đổi.
* Ví dụ: 1m vải = 5kg thóc
Tức là 1m vải có giá trị trao đổi bằng 5kg thóc. Vấn đề là, tại sao vải và thóc lại có thể trao đổi được với nhau, và hơn nữa chúng lại trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất định (1:5). Hai hàng hóa khác nhau (vải và thóc) trao đổi được với nhau thì giữa chúng phải có một cơ sở chung nào đó.
Câu trả lời là cả vải và thóc đều là sản phẩm của lao động, đều có lao động kết tinh trong đó. Vì vậy, người ta trao đổi hàng hóa cho nhau chẳng qua là trao đổi lao động của mình ẩn giấu trong những hàng hóa ấy với nhau. Chính lao động hao phí để tạo ra hàng hóa là cơ sở chung của việc trao đổi và nó chính là giá trị của hàng hóa. Như vậy, giá trị của hàng hóa là hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
Mối quan hệ với giá trị của hàng hóa được hiểu thế nào?
Giá trị sử dụng của hàng hóa và giá trị hàng hoá có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau. Cụ thể như sau:
Trong mối quan hệ thống nhất:
Hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hoá. Nếu một vật có giá trị sử dụng (tức có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người, xã hội), nhưng không có giá trị (tức không do lao động tạo ra, không có kết tinh lao động) như không khí tự nhiên thì sẽ không phải là hàng hoá. Ngược lại, một vật có giá trị (tức có lao động kết tinh), nhưng không có giá trị sử dụng (tức không thể thoả mãn nhu cầu nào của con người, xã hội) cũng không trở thành hàng hoá.
Trong mối quan hệ đối lập:
Thứ nhất, với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hoá khác nhau về chất (vải mặc, sắt thép, lúa gạo…). Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hoá lại đồng nhất về chất, đều là “những cục kết tinh đồng nhất của lao động mà thôi”, tức đều là sự kết tinh của lao động, hay là lao động đã được vật hoá ( vải mặc, sắt thép, lúa gạo…đều do lao động tạo ra, kết tinh lao động trong đó).
Thứ hai, quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng có sự tách rời nhau cả về mặt không gian và thời gian.
Giá trị được thực hiện trong lĩnh vực lưu thông và thực hiện trước.
Giá trị sử dụng được thực hiện sau, trong lĩnh vực tiêu dùng.
Người sản xuất quan tâm tới giá trị, nhưng để đạt được mục đích giá trị bắt buộc họ cũng phải chú ý đến giá trị sử dụng, ngược lại người tiêu dùng quan tâm tới giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Nhưng muốn có giá trị sử dụng họ phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Nếu không thực hiện giá trị sẽ không có giá trị sử dụng. Mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị hàng hoá cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng sản xuất thừa.
Lý do tại sao hàng hóa lại có hai thuộc tính?
Để trả lời câu hỏi này, trước tiên ta cần hiểu hai thuộc tính tồn tại trong hàng hóa là giá trị sử dụng và giá trị. Chúng không phải do hai loại lao động khác nhau kết tinh bên trong mà do lao động của người sản xuất hàng hóa có bản chất là tính 2 mặt, bao gồm lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Người đầu tiên phát hiện ra điều này chính là C.Mác.
Lao động cụ thể:
Đây là loại lao động có ích, được thể hiện dưới một hình thức cụ thể là những nghề nghiệp chuyên ngành nhất định. Khi đó, lao động cụ thể sẽ tạo ra giá trị sử dụng. Với mỗi lao động cụ thể có đối tượng, mục đích, công cụ, phương pháp và kết quả lao động riêng đều tạo ra những sản phẩm chứa công dụng khác nhau. Và điều này tạo ra nhiều giá trị sử dụng của hàng hóa.
Lao động trừu tượng:
Đây là loại lao động của người sản xuất hàng hóa không kể đến hình thức cụ thể của nó và quy nó về một cái chung nhất chính là sự tiêu hao sức lao động (tiêu hao nơron thần kinh, bộ óc, trí tuệ,…) của người lao động trong quá trình sản xuất hàng hóa nói chung. Lao động trừu tượng sẽ được tích lũy bên trong hàng hóa và tạo ra các giá trị. Cụ thể là:
Chỉ có lao động của những người lao động trong sản xuất hàng hóa mới đem lại tính trừu tượng và tạo ra giá trị;
Lao động trừu tượng là mặt chất của giá trị. Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu là không phải có hai thứ lao động được kết tinh trong hàng hóa mà là lao động của người sản xuất hàng hóa có tính hai mặt.
Tính hai mặt sẽ liên quan đến tính chất tư nhân và tính chất xã hội của lao động trong sản xuất hàng hóa. Cụ thể:
Tính chất tư nhân: Với mỗi người sản xuất hàng hóa đều sở hữu tính tự chủ của riêng mình nên việc sản xuất ra cái gì và sản xuất như thế nào là sự lựa chọn của riêng họ. Vì vậy, lao động của họ trở thành việc riêng và mang tính tư nhân nên lao động cụ thể của họ sẽ biểu hiện của lao động tư nhân;
Tính chất xã hội: Lao động của mỗi cá nhân trong sản xuất hàng hóa cũng được xem là một bộ phận của lao động xã hội trong hệ thống phân công lao động xã hội nói chung. Chính việc phân công lao động xã hội làm cho lao động của người sản xuất trở thành một bộ phận quan trọng trong lao động xã hội và từ đó nó tạo lên sự phụ thuộc giữa những người sản xuất hàng hóa với nhau. Khi họ làm việc cho nhau thì người này làm việc vì người kia thông qua quá trình trao đổi và mua bán. Do đó, trao đổi hàng hóa không thể dựa vào lao động cụ thể mà cần quy thành lao động đồng nhất để biểu hiện cho lao động xã hội và gọi là lao động trừu tượng.
Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về giá trị hàng hóa được tạo ra từ đâu? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.