Đăng ký du học Nhật Bản luôn là lựa chọn chưa bao giờ hết “hot” với những bạn đang có ý định đi du học và tìm kiếm môi trường học tập trong mơ. Nhật Bản là một đất nước đứng Top đầu về nền kinh tế trên Thế Giới, có nền giáo dục hàng đầu là sự lựa chọn đông đảo nhất của những bạn có mong muốn sang Nhật để mở rộng kiến thức, tiếp thu nền văn hóa và cơ hội mở rộng tương lai tại đất nước mặt trời Mọc. Tuy nhiên, đây cũng là quốc gia có quy định khắt khe bậc nhất đối với học sinh, sinh viên Việt Nam. Vậy để đăng ký du học nhật bản cần quan tâm đến những vấn đề nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết nhé!
Điều kiện để đăng ký đi du học Nhật Bản
1.1. Điều kiện để đăng ký du học Nhất Bản hệ tiếng
Đăng ký du học Nhật Bản cần có sức khỏe là một trong những điều kiện rất quan trọng để sang Nhật. Những bạn muốn đi du học Nhật cần đảm bảo sức khỏe bình thường, không bị mắc các bệnh truyền nhiễm. Cụ thể, không mắc các chứng bệnh lây truyền nguy hiểm như lao, HIV, H5N1, H7N9…
Bên cạnh sức khỏe tốt, ứng viên tham gia chương trình du học Nhật Bản cũng cần đảm bảo một số điều kiện cụ thể sau:
Nam/nữ: từ 18 đến 30 tuổi, độ tuổi vàng để đi du học là từ 18 – 23 tuổi
Đã tốt nghiệp Trung học phổ thông trở lên và số năm trống không quá 5 năm
Không có tiền án, tiền sự, không bị cấm xuất nhập cảnh ở Việt Nam cũng như Nhật Bản.
Về tài chính, cần có người bảo lãnh cần đảm bảo chi trả được các chi phí trong suốt quá trình học tập tại trường.
1.2. Điều kiện du học cấp 3 Nhật Bản
Đối với các bạn đi du học cấp 3 tại Nhật Bản cần đáp ứng những điều kiện sau:
Học sinh đã hoàn thành THCS tại Việt Nam hoặc đang học chương trình THPT tại Việt Nam
Dưới 20 tuổi
Không tiền án, tiền sự hoặc thuộc diện bị cấm xuất nhập cảnh.
Điểm trung bình tại các trường đang theo học từ 6.5 trở lên.
Trình độ tiếng Nhật tối thiểu từ N5 trở lên.
không mắc các bệnh lây nhiễm, sức khỏe tốt
Sổ tiết kiệm hoặc tài khoản ngân hàng của người bảo lãnh có từ 800.000.000 VNĐ trở lên.
Có mục tiêu học tập rõ ràng
1.3. Điều kiện du học Nhật Bản hệ cao đẳng, đại học
Thứ nhất, nếu bạn tốt nghiệp THPT tại Nhật, để trúng tuyển vào các trường đại học tại Nhạt bạn cần trải qua kỳ thi “senta shiken”, ngoài ra còn có các kỳ riêng của trường.
Thứ hai, nếu bạn tốt nghiệp trường Nhật ngữ thì bạn cần phải trải qua kỳ thi EJU dành cho sinh viên quốc tế.
Thứ ba, nếu bạn du học Nhật Bản theo các chương trình đào tạo bằng tiếng anh tương đương TOEFL iBT >= 61; TOEIC >= 700; IELTS >= 5.5.
1.4. Điều kiện du học Nhật Bản theo diện học bổng
Hiện nay có rất nhiều loại học bổng khi bạn có thể apply khi đi du học Nhật Bản. Một số học bổng có thể kể tới như: học bổng báo asahi, học bổng điều dưỡng, học bổng nhà hàng sukiya,… Mỗi học bổng thì đều có những điều kiện khác nhau. Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có được những thông tin chi tiết về học bổng nhé:
Học bổng báo asahi
Học bổng nhà hàng sukiya
Điều kiện xin học bổng du học Nhật Bản
Hệ thống giáo dục tại Nhật Bản
Tại Nhật áp dụng một mô hình giáo dục 6-3-3-4 tức là 6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở, 3 năm trung học học phổ thông và 4 năm đại học. Trong hệ thống này, 9 năm đầu tiên được coi là chương trình học bắt buộc với tất cả học sinh Nhật Bản. Nhật Bản cũng có nhiều loại trường học như ở Việt Nam, gồm:
Mẫu giáo (1 – 3 năm)
Tiểu học (6 năm, từ 6 – 12 tuổi)
Trung học cơ sở (3 năm, từ 13 – 15 tuổi)
Trung học phổ thông (3 năm)
Cao đẳng (2 năm, học Khoa học 3 năm)
Cao đẳng Kỹ thuật (từ 5 – 5.5 năm)
Đại học ngắn hạn (2 năm)
Đại học chính quy (4 năm)
Trường dạy nghề (1 năm trở lên)
Trường trung cấp (1 năm trở lên)
Các hệ đăng ký du học Nhật Bản
Đối với hệ Đại học: sinh viên thường học 4 năm, nhưng sinh viên các ngành như ngành y, nha sĩ, thú y thì được đào tạo 4 năm. Sinh viên dự thính được học một môn đặt thù nào đó, tùy theo mỗi trường mà có những điều kiện và số môn được cho phép dự thính riêng.
Đối với hệ sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ): chương trình master có thời gian học là 2 năm, chương trình tiến sĩ có thời gian học là 3 năm. Trong đó, chương trình tiến sĩ được chia thành: chương trình tiền kỳ tương đương với master và chương trình hậu kỳ. Các ngành đặc biệt như y, nha khoa, thú y thì có thời gian là khoản 4 năm tùy theo quy định của từng trường khác nhau.
Đối với bậc cao đẳng: ngành điều dưỡng học 3 năm, các ngành khác học 2 năm.
Một số tiêu chí chọn trường
Ngành học chính là yếu tố cốt lõi, là kim chỉ nam để các bạn du học sinh chọn được ngôi trường phù hợp với định hướng của mình. Các bạn cần xác định rõ một số tiêu chí khi đăng ký du học Nhật Bản như sau:
Xác định ngành học muốn theo đuổi
Năng lực học tập có đáp ứng được hay không
Học phí
Cơ sở vật chất trường học
Quan tâm đến môi trường xung quanh trường học
Quy định về làm thêm tại Nhật Bản.
Khi đăng ký du học Nhật Bản chắc hẳn chúng ta đều quan tâm tới việc làm thêm khi sang Nhật, và sẽ không khỏi thắc mắc về việc làm thêm bên Nhật sẽ được quy định ra sao, hãy cùng TNG làm rõ hơn vấn đề này nhé!
5.1 Giấy phép làm thêm theo quy định của du học sinh khi đi du học Nhật Bản
Đối với giấy phép làm thêm các bạn sẽ được các trung tâm du học hỗ trợ xin giấy phép làm thêm của trường trước khi bay.
Các giấy tờ cần thiết để cấp giấy phép làm thêm:
Học phí 1 năm
Giấy chứng nhận của nhà trường
Bản copy thẻ cư trú
Bản copy thẻ học sinh
Đơn đăng ký xin giấy phép làm thêm
Hộ chiếu
Thẻ học sinh
Thẻ cư trú
5.2 Quy định về số giờ làm thêm khi đăng ký du học Nhật Bản.
Người có visa du học, trường đại học, cao đẳng, Nhật ngữ: Có thể làm thêm tối đa 28 giờ/tuần.
Người có visa du học, nghiên cứu sinh, sinh viên dự thính: Có thể làm thêm tối đa 14 giờ/tuần.
Trong những kỳ nghỉ dài của trường như nghỉ hè, nghỉ đông, nghỉ xuân…, sinh viên được làm thêm toàn thời gian.
5.3 Tính chất của công việc làm thêm khi đăng ký đi du học Nhật Bản.
Không gây trở ngại, ảnh hưởng đến việc học tập trên trường
Mục đích của đi làm thêm là để trang trải chi phí và học phí cần thiết ở Nhật Bản
Không được phép làm việc tại các địa điểm giải trí, quán bar, vũ trường, quán rượu v.v… khi bị phát hiện làm việc tại những địa điểm trên sẽ bị phạt nặng
Không làm tại các cơ sở dịch vụ giải trí, tiêu khiển hay kinh doanh có liên quan đến tình dục, cũng như những công việc có ảnh hưởng xấu đến tư cách đạo đức của du học sinh.
5.4. Một số công việc làm thêm khi du học Nhật Bản
Khi đi du học Nhật Bản, du học sinh có thể trải nghiệm một số công việc làm thêm như:
Bán hàng hoặc tính tiền ở các siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi
Phát báo
Rửa chén
Phục vụ nhà hàng, khách sạn
Nấu ăn
Dạy tiếng Việt
Làm công nhân tại các nhà máy
Hỏi đáp về đăng ký du học Nhật Bản
Có thể tự đăng ký du học Nhật Bản mà không qua trung tâm không?
Hầu hết các trường tại Nhật thì sẽ liên kết với trung tâm và kết nối với học sinh thông qua trung tâm nên bạn nên đăng ký du học thông qua trung tâm.
Có thể tự do chọn trường khi đi du học thông qua trung tâm không?
Có nhé, bạn hoàn toàn có thể tự do chọn trường thông qua trung tâm. Tuy nhiên nếu bạn chọn những trường đã liên kết với trung tâm thì sẽ dễ dàng hơn và tỷ lệ đậu sẽ cao hơn.
Không biết tiếng Nhật thì có thể đăng ký du học Nhật Bản không?
Có nhé, bạn sẽ được đào tạo tiếng Nhật tại trung tâm từ 6 – 8 tháng để đạt trình độ theo yêu cầu nhé.
Có thể học đại học tại Việt Nam sau đó đi du học đại học tại Nhật Bản luôn không?
Đa phần các bạn sẽ cần học trường Nhật ngữ sau đó học lên chuyên ngành. Nếu bạn muốn đi du học chuyên ngành luôn thì phải thi các kỳ thi do trường yêu cầu và những kỳ thi này thì thường rất khó để vượt qua.
Đi xuất khẩu lao động Nhật sau khi trở về có thể đi du học Nhật không?
Có, miễn là bạn đáp ứng đủ các điều kiện để đi du học Nhật Bản và sau khi về nước thì bạn phải đợi tối thiểu là 6 tháng thì mới có thể đăng ký du học Nhật Bản.
Những yêu cầu để được tham gia chương trình Sau Đại học của Nhật Bản
Hình thức tuyển sinh bậc Sau Đại học của Nhật có một số khác biệt, cũng như những tiêu chí tuyển chọn khá khắt khe. Sinh viên cần chứng minh bản thân có đủ trình độ và năng lực, thông qua bộ hồ sơ đăng ký cũng như kỳ thi đầu vào. Những sinh viên có thành tích xuất sắc cũng có thể tham gia đăng ký các suất học bổng hấp dẫn của Chính phủ, và các trường Đại học danh giá của Nhật Bản. Hầu hết các suất học bổng đều có giá trị toàn phần, cùng các hỗ trợ về chi phí sinh hoạt khác.
Trình độ ngoại ngữ:
Bạn có thể tham gia chương trình Sau Đại học ở 2 hình thức là học tiếng Nhật hoặc tiếng Anh.
– Chương trình Tiếng Anh:
Hiện có 30 trường Đại học công lập của Nhật nhận dạy chương trình bằng Tiếng Anh (theo quy chế G30 của Chính phủ). Điều kiện tiền đề về ngoại ngữ là IELTS 7.0, hoặc TOEFL iBT 90 trở lên.
– Chương trình tiếng Nhật: có chứng chỉ Nhật ngữ, với những điều kiện khác nhau ở các nhóm ngành học.
Ngành học kinh tế: Yêu cầu Nhật Ngữ N2. Theo đó, ứng viên cần có các kỹ năng: nghe, hiểu và giao tiếp tiếng Nhật tốt. Có thể đọc, hiểu và bình luận về các thông cáo báo chí, văn bản thông dụng. Để có được N2, bạn có thể tham gia 600 giờ học/10 tháng cấp tốc để thi lấy chứng chỉ.
Ngành học kỹ thuật: Nhật ngữ tương đương, cấp độ N3. Có thể nghe, nói, đọc, viết tốt. Giao tiếp hằng ngày cũng như vốn từ vựng, kanji ít nhất là 650 từ. Để đạt được cấp độ Nhật ngữ N3, bạn có thể học cấp tốc trong 450 giờ/7,5 tháng.
Yêu cầu về ứng viên:
– Thạc sĩ:
Đã tốt nghiệp Đại học, hoặc hoàn thành chương trình học 15-16 năm ở nước ngoài, có đủ trình độ để tốt nghiệp với điểm số loại khá, giỏi.
Tham gia kỳ thi xét tuyển đầu vào của Nhật.
– Tiến sỹ:
Đã có bằng Thạc sĩ hoặc các bằng cấp tương đương, có thể tại Nhật Bản hoặc ở nước ngoài.
Được công nhận có năng lực Thạc Sỹ, đồng thời tham gia kỳ thi tuyển vào chương trình Tiến sỹ.
24 tuổi trở lên.
Với hệ Tiến Sỹ các ngành Y, Nha, Dược…: Phải hoàn thành chương trình học 6 năm của ngành Y, và được công nhận có đủ trình độ học tiếp lên.
– Năng lực tài chính:
Nếu nhận được một suất học bổng của Chính phủ hoặc của các trường Đại học, bạn sẽ có cơ hội giảm bớt các thủ tục chứng minh tài chính, hoặc hoàn toàn không cần chứng minh.
Khi được yêu cầu, bạn có thể chuẩn bị những giấy tờ như:
Giấy xác nhận thời gian đã làm việc (nếu có).
Chứng minh nhân dân của người bảo lãnh (cha, me, anh, chị, họ hàng… người cam kết trả chi phí học tập).
Xác nhận thu nhập của người bảo lãnh, sổ tiết kiệm của người bảo lãnh với số tiền hiện có tương đương với chi phí học tập trong 1 năm của sinh viên.
Chương trình du học Nhật Bản Sau Đại học được đánh giá là có khá nhiều tiêu chí khắt khe, gắt gao trong việc tuyển chọn sinh viên học tập. Giáo dục Nhật Bản hướng đến những chất lượng thực sự sau thời gian đào tạp, do đó từ số lượng sinh viên đầu vào đều sẽ được siết chặt, đăng ký du học nhật bản hướng đến mục tiêu đào tạo những nhân tố có năng lực, tiềm năng, giúp ích cho sự phát triển kinh tế, xã hội.