Công tác

cong tac

Chế độ công tác phí của cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng luật làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ.

Công tác là công việc việc của cơ quan nhà nước hoặc của đoàn thể, tổ chức xã hội mà một người phải thực hiện.

Công tác là gì ?

Nói về khái niệm công tác sẽ có nhiều cách hiểu khác nhau về phạm vi nghĩa của từ. Khái niệm công tác có thể được hiểu theo 2 nghĩa như sau:

– Công tác là công việc của cơ quan nhà nước, đoàn thể hoặc tổ chức mà một người phải thực hiện. Nghĩa này thường được sử dụng trong các cụm từ như đơn vị công tác, công tác cán bộ, công tác kiểm sát thi hành án,…

– Công tác là làm việc tại một nơi khác, xa nơi làm việc hằng ngày trong một thời gian nhất định. Nghĩa này thường được sử dụng trong các trường hợp như đi công tác, chuyến công tác,…

Nhìn chung khi được hỏi công tác là gì? Thì chúng ta có thể hiểu đây là công việc mà một người phải thực hiện.

Bên cạnh thuật ngữ công tác, thuật ngữ công tác phí cũng là một thuật ngữ thu hút sự quan tâm của nhiều người lao động, cán bộ, công chức,…

Công tác phí là gì ?

Công tác phí được hiểu là toàn bộ các khoản chi phí trả cho người đi công tác trong nước bao gồm chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ, cước hành lý và các tài liệu mang theo để làm việc nếu có.

Công tác phí của cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ được thực hiện theo quy định của pháp luật. Còn đối với công tác phí của người lao động tại các doanh nghiệp, tổ chức khác thực hiện theo quy chế nội bộ về tài chính của tổ chức đó.

Chế độ công tác phí của cán bộ, công chức, viên chức

Chế độ công tác phí của cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng luật làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ được thực hiện theo các quy định tại thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ tài chính quy định chế độc công tác phí, chế độ chi hội nghị.

Theo đó, cán bộ, công chức, được thanh toán các khoản công tác phí sau:

Chi phí đi lại công tác

Việc thanh toán chi phí đi lại được thực hiện theo hai hình thức:

Thứ nhất: Thanh toán theo hóa đơn thực tế

– Người đi công tác được thanh toán tiền chi phí đi lại bao gồm:

+ Chi phí chiều đi và về từ nhà hoặc cơ quan đến sân bay, ga tàu, bến xe; vé máy bay, vé tàu, xe vận tải công cộng đến nơi công tác và theo chiều ngược lại.

+ Chi phí đi lại tại địa phương nơi đến công tác: Từ chỗ nghỉ đến chỗ làm việc, từ sân bay, ga tàu, bến xe về nơi nghỉ (lượt đi và lượt về).

+ Cước, phí di chuyển bằng phương tiện đường bộ, đường thủy, đường biển cho bản thân và phương tiện của người đi công tác.

+ Cước tài liệu, thiết bị, dụng cụ, đạo cụ (nếu có) phục vụ trực tiếp cho chuyến đi công tác mà người đi công tác đã chi trả.

+ Cước hành lý của người đi công tác bằng phương tiện máy bay trong trường hợp giá vé không bao gồm cước hành lý mang theo.

Căn cứ quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, căn cứ tính chất công việc của chuyến đi công tác và trong phạm vi nguồn kinh phí được giao; thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét duyệt cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được đi công tác bằng phương tiện máy bay, tàu hoả, xe ô tô hoặc phương tiện công cộng hoặc các phương tiện khác bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả;

Thứ hai: Thanh toán khoán kinh phí sử dụng ô tô khi đi công tác, khoán tiền tự túc phương tiện đi công tác

Đối với cán bộ, công chức, viên chức không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô khi đi công tác, nhưng nếu đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 10 km trở lên (đối với các xã thuộc địa bàn kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) và từ 15 km trở lên (đối với các xã còn lại) mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm đi công tác và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Phụ cấp lưu trú công tác

Phụ cấp lưu trú là khoản tiền hỗ trợ thêm cho người đi công tác ngoài tiền lương do cơ quan, đơn vị cử người đi công tác chi trả, được tính từ ngày bắt đầu đi công tác đến khi kết thúc đợt công tác trở về cơ quan, đơn vị (bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú tại nơi đến công tác).

Mức phụ cấp lưu trú như sau:

– Mức phụ cấp lưu trú để trả cho người đi công tác: 200.000 đồng/ngày.

– Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở đất liền được cử đi công tác làm nhiệm vụ trên biển, đảo thì được hưởng mức phụ cấp lưu trú: 250.000 đồng/người/ngày thực tế đi biển, đảo (áp dụng cho cả những ngày làm việc trên biển, đảo, những ngày đi, về trên biển, đảo.

Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác

Việc thanh toán phòng nghỉ được tại nơi công tác được thực hiện theo hai hình thức:

Hình thức

Đối tượng

Mức thanh toán

Nơi công tác

Hình thức khoán

Lãnh đạo cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng và các chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 trở lên

1.000.000đ/ngày/người

Không phân biệt nơi đến công tác

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động còn lại

450.000đ/ngày/người

Tại quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh

350.000đ/ngày/người

Tại huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương, tại thị xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh

300.000đ/ngày/người

Các vùng còn lại

Hình thức thanh toán theo hóa đơn thanh toán

Bộ trưởng và các chức danh tương đương

2.500.000đ/ngày, phòng tiêu chuẩn 1 người

Không phân biệt nơi công tác

Thứ trưởng và các chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 đến 1,3

1.200.000đ/ngày/phòng, tiêu chuẩn phòng 1 người

Tại các quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh

Các đối tượng còn lại

1.000.000đ/ngày/phòng, tiêu chuẩn phòng 2 người

Thứ trưởng và các chức danh lãnh đạo

1.100.000đ/ngày/phòng theo tiêu chuẩn một người/1 phòng

Các vùng còn lại

Các đối tượng còn lại

700.000đ/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.

Thời gian được tính là thời gian công tác pháp luật.

Thời gian đào tạo và thời gian tập sự nghiệp vụ công chứng có được tính là thời gian công tác pháp luật không ?

Xin cho tôi hỏi? Về thời gian công tác pháp luật. Nếu một người có bằng cử nhân luật và đang theo học khóa đào tạo nghiệp vụ công chứng viên tại Học viện tư pháp cơ sở tp Hồ chí minh, thời gian đào tạo là 12 tháng. Như vậy thời gian đào tạo và thời gian sự có được tính vào thời gian công tác pháp luật 5 năm không?

cong tac
công tác

Mong sớm nhận được hồi đáp.?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 8 Luật Công chứng 2014:

Điều 8. Tiêu chuẩn công chứng viên

Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:

Có bằng cử nhân luật;

Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;

Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

Theo quy định này thì Công dân thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

– Có bằng cử nhân luật;

– Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi có bằng của nhân luật;

– Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng

– Hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng 03 tháng đối với những người được miễn đào tạo nghề công chứng theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật Công chứng 2014 bao gồm: Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên; luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên; giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật; người là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kierm tra viên cao cấp ngành iểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

– Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng kéo dài trong 12 tháng sau khi có bằng cử nhân luật đối với những trường hơp không được miễn đào tạo nghề công chứng kể trên.

Theo quy định tại Điều 11 Luật Công chứng 2014

Điều 11. Tập sự hành nghề công chứng

Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng. Người tập sự có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự về việc tập sự tại tổ chức đó; trường hợp không tự liên hệ được thì đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi người đó muốn tập sự bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự.

Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật, thì một trong những tiêu chuẩn bắt buộc để trở thành công chứng viên là phải có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên, tại các cơ quan, tổ chức sau khi có bằng cử nhân luật. Tức là, theo quy định này, sau khi hoàn thành chương trình đào tạo cử nhân luật ở các cơ sở đào tạo trên cả nước và được cấp bằng cử nhân luật bạn phải công tác pháp luật tại các cơ quan, tổ chức từ năm năm trở lên. Trong thời gian được đào tạo nghiệp vụ công chứng viên tại Học viện Tư pháp mà bạn cũng đang song song thực hiện công tác pháp luật tại cơ quan, tổ chức khác thì thời gian này vẫn được tính vào thời gian công tác pháp luật của bạn. Sau khi tham gia khóa đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng và có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng. Sau khi tham gia quá trình tập sự hành nghề công chứng, người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng là người được cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng, bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng. Người nào đủ điều kiện nêu trên có quyền đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên.

Về hồ sơ đề nghị Bổ nhiệm công chứng viên bao gồm:

– Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;

– Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.

Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên được gửi tới Sở Tư pháp nơi người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên đã đăng ký tập sự hành nghề công chứng.

– Phiếu lý lịch tư pháp;

– Bản sao bằng cử nhan luật hoặc thạc sĩ, tiến sĩ luật;

– Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật;

– Bản sao giấy chứng nhận tót nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng. Đối với nguwoif được miễn đào tạo nghề công chứng thì phải có bản sao giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng và giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Công chứng 2014.

– Bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng;

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến công tác. Luật Trần và Liên Danh hy vọng hữu ích với bạn.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139