Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính

Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính

Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính là hình thức xử phạt bổ sung hay hình thức xử phạt chính? Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp nào có thẩm quyền tịch thu phương tiện vi phạm hành chính?

Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính là hình thức xử phạt bổ sung hay hình thức xử phạt chính?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng như sau:

Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d)Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);

đ) Trục xuất.

Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.

Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.

Mỗi vi phạm hành chính được quy định một hình thức xử phạt chính, có thể quy định một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung kèm theo.

Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật này

Theo quy định thì tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.

Như vậy, hình thức tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp nào có thẩm quyền tịch thu phương tiện vi phạm hành chính?

Theo quy định tại Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi điểm b, điểm k khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 và điểm c khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân như sau:

Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 100.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.

Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp đều có thẩm quyền tịch thu phương tiện vi phạm hành chính.

Tuy nhiên, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chỉ có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính là gì?

Theo quy định tại Điều 26 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi điểm b khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định như sau:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.

Theo đó, tịch thu phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.

Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính
tịch thu phương tiện vi phạm hành chính

Thủ tục về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu

Không phải lúc nào việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cũng giống nhau. Việc xử lý tang vật, phương tiên vi phạm hành chính bị tịch thu đối với đối tượng khác nhau lại được quy định theo trình tự, thủ tục khác nhau:

+/ Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng bạc, đá quý, kim loại quý

Cách thức xử lý: nộp vào ngân sách nhà nước. Thủ tục xử lý: các cơ quan quyết định tịch thu lập biên bản nộp, chuyển giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định về quản lý và sử dụng tài sản nhà nước. 

+/ Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu là giấy tờ, tài liệu liên quan đến tang vật, phương tiện vi phạm hành chính 

Cách thức xử lý: chuyển cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thủ tục xử lý: cơ quan ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính tổ chức chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật. Việc chuyển giao phải được lập thành biên bản.

+/ Xử lý đối với tang vật, phương tiện trong vi phạm hành chính là ma tuý, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc tài sản cấm lưu hành hoặc tài sản khác 

Cách thức xử lý: chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật như: tiêu huỷ, bán trực tiếp,……

+/ Thủ tục xử lý vi phạm hành chính đối với các tang vật, phương tiên không thuộc trường hợp kể trên

Cách thức xử lý: bán đấu giá

Thủ tục xử lý: thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính để thực hiện viêc bán đấu giá. Trong trường hợp không thuê được tổ chức bán đầu giá thì thành lập hội đồng để bán đấu giá. Việc bán đấu giá sẽ được thực hiện theo pháp luật về đấu giá.

+/ Đối với tang vật bị tịch thu liên quan đến vi phạm hành chính nhưng không còn giá trị sử dụng hoặc không bán đấu giá được

Cách thức xử lý: lập hội đồng xử lý theo quy định của pháp luật (có thể để tiêu huỷ, bán trực tiếp,…..)

Hình thức xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cụ thể, điển hình 

Cách hình thức xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính điển hình có thể kể đến như: tiêu huỷ; bán đấu giá; bán trưc tiếp;….. Cách thực thực hiện các hình thức này được áp dụng cho từng đối tượng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính khác nhau theo những quy trình, thủ tục khác nhau được quy định khá cụ thể tại Thông tư 173/2013/TT-BTC thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung về việc quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.

Về cách thức tiêu huỷ, có thể được tiến hành dưới các hình thức: sử dụng hoá chất, sử dụng biện pháp cơ học, huỷ đốt, huỷ chôn,….. đối với hàng hoá, vật phẩm bị hư hỏng theo khoản 1 Điều 3Thông tư 173/2013/TT-BTC về việc quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, việc xử lý được tiến hành như sau: 

Bước 1: người ra quyết định tạm giữ thành lập Hội đồng xử lý, Hội đồng xử lý do người ra quyết định tạm giữ, hoặc người được uỷ quyền làm Chủ tịch, các thành viên khác gồm: đại diện cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan tài chính tại địa bàn xảy ra hành vi vi phạm hành chính và đại diện các cơ quan chuyên môn liên quan.

Bước 2: tiến hành tuy huỷ theo quy định của pháp luật và phải lập biên bản có đầy đủ các chữ ký của thành viên hội đồng xử lý. Nội dung của văn bản bao gồm: căn cứ và lý do thực hiện tiêu huỷ; thời gian, địa điểm tiêu huỷ; tê, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, số lượng, hiện trạng của hàng hoá, vật phẩm tại thời điểm tiêu huỷ; hình thức tiêu huỷ và các nội dung khác có liên quan.

Về xử lý theo hình thức bán trực tiếp được áp dung đối với vật phẩm, hàng hoá dễ bị hư hỏng theo quy định tai khoản 1 Điều 4 Thông tư 173/2013/TT-BTC về việc quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Bước 1: người ra quyết định tạm giữ tang vật theo quy định của pháp luật theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính quyết định và tổ chức bán ngay vật phẩm dễ bị hư hỏng cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Bước 2: Người ra quyết định tổ chức đánh giá chất lượng hàng hoá; vật phẩm bán ra. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ mời cơ quan chuyên môn để phới hợp đáng giá chất lượng hàng hoá, vật phẩm. 

Bước 3: Người ra quyết định căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính để xác định giá bán hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng.

Thời gian xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật là:  trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định tịch thu tang vật, phương tiên vi phạm hành chính cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật. Quá thời han này mà cơ quan có thẩm quyền chưa xử lý tang vật, phương tiên vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật thì phải chiu trách nhiệm trước pháp luật.

Lưu ý: về chi phí quản lý, xử lý tang vật: Chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo vật tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, phí bán đấu giá và chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật được trừ vào tiền bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu. Tiền thu được từ việc bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, sau khi trừ các chi phí theo quy định tại khoản chi vè việc quản lý, bảo quản phù hợp với quy định của pháp luật, phải được nộp vào ngân sách nhà nước. 

Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi  công ty luật Trần và Liên Danh về quy định tịch thu phương tiện vi phạm hành chính. Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139