Công dân là gì? Công dân là một cá nhân hoặc một con người cụ thể mang quốc tịch của quốc gia, có các quyền và các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, vấn đề công dân cũng như quyền công dân ngày càng được chú trọng và bảo vệ hơn, căn cứ để xác định công dân của một nước là quốc tịch của người đó.
Công dân là gì?
Công dân là một cá nhân hoặc một con người cụ thể mang quốc tịch của quốc gia, có các quyền và các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, vấn đề công dân cũng như quyền công dân ngày càng được chú trọng và bảo vệ hơn, căn cứ để xác định công dân của một nước là quốc tịch của người đó.
Người có một quốc tịch là công dân của một quốc gia. Nếu một người có hai hay nhiều quốc tịch sẽ là công dân của hai hay nhiều quốc gia.
Theo quy định tại Hiến pháp năm 2013 thì công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Công dân của Việt Nam ở nước ngoài được nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ.
Trong nội dung trên đã nêu khái niệm công dân là gì, ở nội dung tiếp theo sẽ cung cấp thông tin về quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định.
Công dẫn có những quyền gì?
Quyền của công dân là các quyền mà pháp luật ghi nhận một người là cá nhân có quốc tịch có, công dân có các quyền bao gồm quyền về chính trị, kinh tế, quyền về văn hóa xã hội, giáo dục và quyền tự do cá nhân.
Quyền của công dân Việt Nam được ghi nhận trong Hiến pháp cụ thể như:
– Các quyền về chính trị của công dân: công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và công dân từ đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân; công dân có quyền tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội, tham gia vào việc thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, của địa phương;….
– Quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội của công dân: công dân có quyền được bảo đảm về an sinh xã hội; có quyền được làm việc, lựa chọn nghề nghiệp và nơi làm việc; công dân có quyền có nơi ở hợp pháp; công dân có quyền đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước;
Công dân có quyền tự do về ngôn luận, có quyền tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội; công dân nam và nữ đều bình đẳng về mọi mặt;…
Công dân có nghĩa vụ gì?
Nghĩa vụ của công dân là việc nhà nước đòi hỏi công dân phải thực hiện những hành vi cần thiết khi nhà nước yêu cầu, nếu công dân không thực hiện thì nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp như giáo dục, thuyết phục thậm chí là áp dụng biện pháp cưỡng chế.
Công dân theo quy định thì công dân sẽ có các nghĩa vụ sau đây: công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, có nghĩa vụ tham gia bảo vệ tổ quốc, có nghĩa vụ tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân; công dân có nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật; tham gia vào việc bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và chấp hành theo những quy tắc sinh hoạt công cộng,…
Từ đó có thể thấy được rằng công dân của một nước sẽ được pháp luật của nước đó quy định cụ thể các quyền như quyền về chính trị, văn hóa, xã hội và sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định.
Ví dụ quyền và nghĩa vụ của công dân
Ví dụ nghĩa vụ công dân:
Ví dụ 1: Công dân có nghĩa vụ tuân thủ quy định của của pháp;
Ví dụ 2: Công dân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật;
Ví dụ 3: Công dân có nghĩa vụ bảo vệ môi trường sống xung quanh mình;
Ví dụ quyền của công dân:
Ví dụ 1: Công dân có quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, chỗ ở….
Ví dụ 2: Công dân có quyền tham gia bầu cử theo quy định của pháp luật
Ý nghĩa của khái niệm công dân
Là công dân của một nước sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi và được bảo vệ bởi nhà nước. Còn đối với những người không phải công dân, thì quyền lợi và nghĩa vụ sẽ bị hạn chế hơn rất nhiều. Khái niệm “công dân” thể hiện mối quan hệ pháp lý chặt chẽ giữa nhà nước và cá nhân. Để được sinh sống và phát triển toàn diện, việc trở thành công dân của một quốc gia cụ thể là rất quan trọng, điều này sẽ đảm bảo quyền lợi cũng như trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng và xã hội.
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Theo Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, công dân có những quyền cụ thể như sau:
Quyền dân sự và chính trị
Công dân từ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, công dân từ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào quốc hội, hội đồng nhân dân, được quyền tham gia vào việc quản lý nhà nước, tham gia việc thảo luận, kiến nghị về các vấn đề xã hội,…
Mọi công dân đều có quyền được sống, tính mạng con người được pháp luật bảo hộ, không ai có quyền tước đoạt tính mạng của công dân trái pháp luật.
Quyền kinh tế, văn hoá, xã hội
Công dân có quyền được đảm bảo về an sinh xã hội, quyền làm việc, quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi làm việc. Công dân có quyền cư trú, đi lại trong nước, quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về.
Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đồng thời không được lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để có những hành vi trái pháp luật.
Quyền tự do ngôn luận
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp không phân biệt tuổi tác, giới tính.
Quyền khiếu nại, tố cáo
Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan có thẩm quyền khi thấy những hành vi trái pháp luật, đe dọa đến bản thân, gia đình và xã hội.
Ngoài những quyền cơ bản trên, công dân còn có rất nhiều quyền lợi khác như quyền sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, quyền bảo hộ về hôn nhân, gia đình, quyền bình đẳng giới tính,…
Bên cạnh quyền lợi, mỗi công dân phải có trách nhiệm và thực hiện các nghĩa vụ khi nhà nước yêu cầu, nếu không thực hiện nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp giáo dục, thuyết phục hoặc cưỡng chế. Sau đây là những nghĩa vụ cơ bản của công dân:
Công dân có nghĩa vụ trung thành với tổ quốc, tham gia bảo vệ tổ quốc, tham gia xây dựng quốc phòng, tuân thủ luật pháp, tôn trọng hiến pháp. Công dân phải tuân thủ kỷ luật lao động, trật tự cộng đồng và những quy tắc xã hội.
Một số ý kiến liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
Tối ưu hóa việc ghi nhận nguyên tắc “Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định
Trước tiên, chúng ta cần thống nhất quan điểm về sự cần thiết của việc hiến định nguyên tắc bởi nó vừa ràng buộc trách nhiệm cao độ của Nhà nước trong việc thể chế hóa pháp lý quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; đồng thời, nó góp phần tạo ra một môi trường pháp lý mang tính pháp quyền – môi trường sống của một xã hội văn minh. Theo khảo sát của chúng tôi về 12 bản Hiến pháp đương đại (Hoa Kỳ, Đức, Ba Lan, Liên bang Nga, Thụy Điển, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Úc, Trung Quốc), tuy cách thức hiến định khác nhau, song về mặt nội dung, các bản Hiến pháp này đều thừa nhận trách nhiệm tuyệt đối của Nhà nước nói chung, Nghị viện hay Quốc hội nói riêng trong việc “luật hóa” các quyền và nghĩa vụ hiến định của công dân; đồng thời, tôn trọng những giới hạn hiến định mang tính pháp quyền trong việc xây dựng địa vị pháp lý của công dân cũng như tôn trọng quyền con người.
Tổ chức thi hành nghiêm túc nguyên tắc
Ở đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh trước hết đến vai trò chủ động của các nhà chức trách. Họ chính là người khởi động cho quy trình hiện thực hóa nguyên tắc bằng việc thông qua Hiến pháp công bố toàn dân tổ chức thực hiện (chuẩn bị điều kiện vật chất và tinh thần–quyền công dân chỉ có thể được đảm bảo bằng nghĩa vụ của Nhà nước theo nguyên tắc bình đẳng) áp dụng pháp luật khi công dân thực hiện quyền (thủ tục hành chính) xử lý vi phạm (nếu có). Trong suốt quá trình này, một trong những điều cần tránh chính là hành xử với quyền của công dân với tâm lý của “bề trên”, ban phát ân huệ cho “kẻ dưới”. Đó là mầm mống của mọi điều tồi tệ nhất trong quan hệ giữa nhà chức trách với công dân.
Xây dựng cơ chế bảo hiến có hiệu quả cao
Trong Nhà nước pháp quyền, ý chí của nhân dân được xác lập cao nhất, tập trung nhất bằng cách hiến định. Do vậy, bên cạnh việc hiện thực hóa Hiến pháp một cách chủ động (thi hành), Hiến pháp còn cần được bảo vệ nghiêm ngặt, chống lại sự xâm hại từ phía các cơ quan công quyền, nhân viên công quyền. Đối với việc bảo vệ nguyên tắc hiến định này, phải chăng, đã đến lúc chúng ta cần nghiêm túc đánh giá và tiến tới thừa nhận: công dân có quyền khởi kiện nhà chức trách nếu họ ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái Hiến pháp và các đạo luật tại Tòa án hành chính (chính xác là Tòa án Hiến pháp, nếu thiết chế này được thành lập).
Việc đảm bảo địa vị pháp lý của công dân là một trong những nhân tố quyết định thành bại của nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, địa vị đó không chỉ cần được “trang điểm” bằng một bản văn Hiến pháp mỹ miều. Việc nó được “nuôi dưỡng” và “trưởng thành” như thế nào mới là điều quyết định đối với sự thịnh vượng của nhà nước pháp quyền.
Cùng với sự phát triển của xã hội, ngày nay các quyền cơ bản của con người, quyền công dân đã được mở rộng hơn trước đây. Trong các công ước quốc tế cũng như trong Hiến pháp 2013, quyền con người, quyền công dân được thể hiện ở trên tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Để mọi cá nhân và công dân thực hiện các quyền của mình, Hiến pháp quy định trách nhiệm của Nhà nước phải ban hành các đạo luật để tạo hành lang pháp lý cho mọi cá nhân và công dân thực hiện tốt các quyền của mình.
Trong nội dung bài viết trên của Công ty Luật Trần và Liên Danh đã cung cấp các thông tin cần thiết về công dân là gì, quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của pháp luật hiện hành. Khi có nội dung thắc mắc cần giải đáp quý khách vui lòng liên hệ cho chúng tôi