Hiện nay chứng nhận iso 22000 là tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO xây dựng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Việc áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – ISO 22000 được coi là một quyết định chiến lược và đúng đắn đối với một tổ chức nhằm cải tiến toàn bộ kết quả thực hiện của tổ chức về an toàn thực phẩm như giải quyết được các rủi ro liên quan trong quá trình sản xuất, chứng minh sản phẩm được sản xuất theo quy trình đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Iso 22000 là gì
ISO 22000 là tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng nhận/chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.
Ngày 19/6/2018, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) vừa công bố ban hành phiên bản mới của tiêu chuẩn ISO 22000:2018 – Hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm thay thế cho phiên bản 2005 được ban hành ngày 01/09/2005.
Nhằm vào tất cả các tổ chức trong ngành công nghiệp thực phẩm và thức ăn chăn nuôi thuộc tất cả các quy mô và lĩnh vực, ISO 22000:2018 – Các yêu cầu đối với tất cả các tổ chức trong chuỗi thực phẩm đã diễn giải hệ thống quản lý an toàn thực phẩm thành một quá trình cải tiến liên tục. Tiêu chuẩn tiếp cận phòng ngừa an toàn thực phẩm bằng cách giúp phát hiện, phòng ngừa và giảm các mối nguy thực phẩm trong chuỗi thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.
Chứng nhận iso 22000 có thể thay thế giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện attp
Hiện nay, theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ban hành 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm có quy định: “Các doanh nghiệp đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 sẽ không thuộc diện phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”.
Tính chất của chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000
Mục tiêu của chứng nhận hệ thống quản lý ISO 22000 là giúp các doanh nghiệp chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát được các mối nguy từ khâu nuôi trồng, đánh bắt cho tới khi thực phẩm được sử dụng bởi người tiêu dùng. Khi áp dụng ISO 22000, các Doanh nghiệp đều phải đảm bảo thực hiện các Chương trình tiên quyết (GMP, SSOP…) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm, phải xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ….
Nội dung của tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.
Đối tượng nên áp dụng ISO 22000 có thể áp dụng ở bất kỳ tổ chức nào được liên quan một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong chuỗi thực phẩm bao gồm:
Các nông trại, ngư trường và trang trại sữa;
Các nhà chế biến thịt, cá và thức ăn chăn nuôi. Các nhà sản xuất bánh mì, ngũ cốc, thức uống, thực phẩm đông lạnh hoặc đóng hộp;
Các nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm như nhà hàng, hệ thống cung cấp thức ăn nhanh, các bệnh viện và khách sạn và những nhà bán thực phẩm lưu động;
Các dịch vụ hỗ trợ bao gồm lưu trữ và phân phối thực phẩm và cung cấp thiết bị chế biến thực phẩm, phụ gia, nguyên vật liệu, dịch vụ dọn dẹp và vệ sinh và đóng gói;
Tóm lại, một phần hoặc toàn bộ các yêu cầu của ISO 22000 sẽ áp dụng cho bất kỳ sản phẩm nào tiếp xúc với ngành thực phẩm hoặc chuỗi thực phẩm.
Quy trình cấp chứng chỉ iso 22000
Quy trình đánh giá và tư vấn ISO 22000 cũng như cấp chứng chỉ ISO 22000 được thực hiện qua các bước sau nhằm đảm bảo việc chứng nhận mang tính khách quan, đúng theo yêu cầu của tiêu chuẩn:
Bước 1: Trao đổi thông tin khách hàng
Mục đích trao đổi thông tin và tư vấn ISO 22000 giữa tổ chức chứng nhận và khách hàng nhằm đảm bảo rằng các thông tin được trao đổi trước đó giữa 02 bên thống nhất, đảm bảo việc đánh giá chứng nhận đúng theo yêu cầu của Tiêu chuẩn và của khách hàng.
Bước 2: Đánh giá sơ bộ
– Doanh nghiệp thực hiện gửi tới cơ quan chứng nhận và tư vấn ISO 22000 các giấy tờ sau: Đơn đăng ký chứng nhận, các kế hoạch ISO 22000, các tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc áp dụng ISO 22000.
– Tổ chức chứng nhận phân công chuyên gia trong lĩnh vực tương ứng đánh giá tình trạng thực tế về hồ sơ cấp chứng chỉ ISO 22000 nhằm phát hiện ra những điểm yếu của văn bản tài liệu và việc áp dụng hệ thống ISO 22000 tại thực địa. Sau khi kiểm tra và đánh giá sơ bộ, các chuyên gia phải chỉ ra được những vấn đề về hồ sơ tài liệu và thực tế áp dụng ISO 22000 cần chấn chỉnh để doanh nghiệp sửa chữa kịp thời. Bước đánh giá sơ bộ này rất có lợi cho doanh nghiệp vì nó đóng vai trò hướng dẫn khuôn mẫu cho bước tiến hành đánh giá chính thức.
Bước 3: Kiểm tra các tài liệu về HACCP; Chương trình tiên quyết; Quy trình quản lý
Các tài liệu về HACCP; Chương trình tiên quyết; Quy trình quản lý được hiệu chỉnh sau đánh giá sơ bộ (bước 2), gồm: QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN ISO 22000
– Kế hoạch ISO 22000, tài liệu liên quan ISO 22000 (Sổ tay ISO 22000).
– Thủ tục và chỉ dẫn công việc.
– Mô tả sản phẩm
– Các tài liệu về giám sát, kiểm tra, thử nghiệm, sửa chữa…
– Bảng hỏi kiểm định ISO 22000
Bước 4: Đánh giá chính thức các tài liệu
– Các văn bản tài liệu tư vấn ISO 22000 sẽ được đánh giá tính phù hợp của hệ thống ISO 22000 với các luật lệ, tiêu chuẩn liên quan được xác định, cụ thể là:
+ Xem xét sự phù hợp với các yêu cầu vệ sinh
+ Việc thẩm tra và xác nhận các CCP
+ Các tài liệu, hồ sơ khác có liên quan
– Sau khi xem xét, đánh giá chính thức các tài liệu, hồ sơ, chuyên gia đánh giá phải làm báo cáo đánh giá về các văn bản tài liệu và gửi cho doanh nghiệp 1 bản.
– Doanh nghiệp nhận được bản báo cáo đánh giá về các văn bản tài liệu, có trách nhiệm rà soát và sửa chữa.
Bước 5: Đánh giá chính thức. Kiểm tra, thẩm định tại thực địa
– Đoàn đánh giá sẽ đến kiểm tra và thẩm định tại thực địa, xem xét sự phù hợp của các hồ sơ với thực tế, kiến nghị sửa chữa các điểm không phù hợp.
– Trong khi kiểm tra chứng nhận tại thực địa, sẽ xác định hiệu quả của hệ thống ISO 22000.
– Vai trò của doanh nghiệp trong quá trình kiểm tra là trình bày các ứng dụng thực tế của các thủ tục chương trình ISO 22000.
– Kết thúc kiểm tra tại thực địa, đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, doanh nghiệp sẽ có cơ hội đưa ra ý kiến về những gì kiểm tra tìm thấy đã nêu ra.
Bước 6: Cấp chứng nhận ISO 22000
– Cơ sở được cấp chứng nhận ISO 22000 nếu toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa thỏa đáng, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận.
– Cơ quan chứng nhận sẽ cấp chứng nhận ISO 22000 cho khách hàng (Chứng chỉ ISO 22000:2018 có giá trị 3 năm).
Thời gian thực hiện chứng nhận/chứng chỉ iso 22000:2018
Thời gian thực hiện chứng nhận iso 22000:2018, thời gian áp dụng và tư vấn ISO 22000: 60-90 ngày.
Cấp chứng nhận/chứng chỉ ISO 22000: 15-30 ngày.
Thời gian thực hiện chứng nhận thông thường là 15 ngày. Tuy nhiên tuy từng khách hàng, chúng tôi có thể thực hiện thời gian linh động hơn.
Chúng tôi cam kết chứng nhận ISO với chi phí thấp nhất và thời gian nhanh nhất.
Chúng tôi có thể thực hiện đánh giá ngay sau khi khách hàng đủ điều kiện!
Hiệu lực giấy chứng nhận/chứng chỉ iso 22000:2018
Hiệu lực của chứng nhận/chứng chỉ ISO 22000 có thời hạn trong 03 năm
Hiệu lực giấy chứng nhận iso 22000:2018:
Trong thời gian hiệu lực của chứng chỉ, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát định kỳ để đảm bảo hệ thống quản lý được chứng nhận tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn chứng nhận/chứng chỉ ISO 22000 và luôn có hiệu lực.
Chu kỳ giám sát có thể là 6 – 9 tháng hoặc tối đa là 12 tháng tùy theo quy định của tổ chức chứng nhận và thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức chứng nhận. Hết 3 năm vẫn muốn chứng nhận, tổ chức đó phải đăng ký đánh giá lại. Cuộc đánh giá lại được tiến hành tương tự cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu. Chứng chỉ ISO 22000 cấp lại có hiệu lực trong 03 năm.
Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018?
Cho dù không có quy định bắt buộc áp dụng, thì xu hướng lựa chọn chứng nhận ISO 22000:2018 đối với các doanh nghiệp thực phẩm vẫn trở nên phổ biến. Bởi những lợi ích mà chứng nhận này đem lại cho các tổ chức, đơn vị là vô cùng lớn.
Tăng cơ hội xuất khẩu, thâm nhập thị trường thế giới nhờ đạt được tiêu chuẩn quốc tế;
Tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu.
Tổ chức sản xuất tốt hơn, kiểm soát hiệu quả các quy trình nội bộ;
Chứng nhận hệ thống quản lý ISO 22000 giúp các doanh nghiệp chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát được các mối nguy từ khâu nuôi trồng, đánh bắt cho tới khi thực phẩm được sử dụng bởi người tiêu dùng, nhằm đảm bảo an toàn về thực phẩm.
Giảm tối đa nguy cơ sai lỗi và chi phí rủi ro liên quan tới an toàn thực phẩm;
Khi áp dụng ISO 22000, các Doanh nghiệp đều phải đảm bảo thực hiện các Chương trình tiên quyết (GMP, SSOP…) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm, phải xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ…
Thỏa mãn nhu cầu chất lượng và an toàn ngày càng cao của khách hàng;
Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.
Được xem xét miễn, giảm kiểm tra khi có giấy chứng nhận.
Hơn hết, khi tổ chức đạt được chứng chỉ ISO 22000 cho hệ thống thực phẩm sẽ được miễn Giấy phép an toàn thực phẩm.
Nếu bạn là một doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và có nhu cầu được đánh giá và cấp chứng chỉ ISO 22000 về an toàn thực phẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh, mở rộng thị phần và tăng cường khả năng hợp tác trên phạm vi Quốc tế.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hiệu quả nhất.