Sẽ có những lúc trong quan hệ hôn nhân của chúng ta sẽ rơi vào bế tắc và dẫn đến đổ vỡ. Trong số hàng vạn lý do đó, lý do hàng đầu là do chồng của bạn đã ngoại tình. Việc ngoại tình trong hôn nhân trong xã hội ngày nay không chỉ là một việc làm trái với quy chuẩn đạo đức xã hội; mà nó còn là một hành vi vi phạm pháp luật; xâm phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng mà pháp luật Việt Nam đang bảo vệ.
Chính vì nguyên nhân đó đã có rất nhiều chị em phụ nữ nghĩ đến việc ly hôn với chồng của mình. Và khi ly hôn việc đầu tiên họ nghĩ đến đó chính là vấn đề chia tài sản ly hôn khi chồng ngoại tình sẽ được giải quyết như thế nào? Để làm rõ vấn đề chia tài sản ly hôn khi chồng ngoại tình. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật Trần và Liên Danh.
Ly hôn là gì?
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Người có nhu cầu ly hôn nộp đơn ly hôn tại Toà án thường trú; hoặc tạm trú của vợ hoặc chồng mà mình muốn ly hôn. Sau khi nhận được yêu cầu; Tòa án sẽ thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Sau đó, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải theo đúng quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Và tuỳ vào từng tính chất; mức độ vụ việc; hoà giải thành; hay không thành mà Toà án sẽ có hướng giải quyết từng vụ việc ly hôn khác nhau.
Hiện nay, theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, khi chồng của bạn ngoại tình việc ly hôn của bạn có thể diễn ra trong 02 trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: Vợ, chồng thuận tình ly hôn.
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn để giải thoát cho nhau; nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn; và đã thỏa thuận về việc chia tài sản; việc trông nom; nuôi dưỡng; chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ; và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Lúc này bạn và chồng của bạn sẽ chia tay trong êm đẹp; và không có bất kỳ tranh chấp gì xảy ra.
Nếu không thỏa thuận được; hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con khi giải quyết ky hôn; thì Tòa án giải quyết việc ly hôn theo diện ly hôn có tranh chấp.
Trường hợp 2: Toà án trực tiếp giải quyết vụ án ly hôn
Trường hợp ly hôn này được gọi là đơn phương ly hôn; hoặc ly hôn theo yêu cầu của một bên. Các trường hợp được quyền ly hôn theo yêu cầu của một bên:
Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành; thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ; chồng có hành vi bạo lực gia đình; hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng; đời sống chung không thể kéo dài; mục đích của hôn nhân không đạt được.
Đây là trường hợp có thể xảy ra nhất khi bạn giải quyết ly hôn nguyên nhân là do chồng bạn ngoại tình.
Chia tài sản ly hôn khi chồng ngoại tình như thế nào?
Chia tài sản ly hôn khi chồng ngoại tình theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình sẽ được giải quyết như sau:
Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn:
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng chia theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình giải quyết theo hướng Toà án giải quyết.
Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập; duy trì; và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng (ở đây là lỗi do chồng bạn ngoài tính).
Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật; nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng; thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó; trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định.
Trong trường hợp có sự sáp nhập; trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản; thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó; trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ; con chưa thành niên; con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; hoặc không có khả năng lao động; và không có tài sản để tự nuôi mình.
Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn
Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn; trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định chung Luật Hôn nhân và Gia đình; và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.
Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình
Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn; nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được; thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập; duy trì; phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn; phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình.
Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn
Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.
Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:
a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm; nuôi trồng thủy sản; nếu cả hai bên đều có nhu cầu; và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất; thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;
b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm; nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra; và chia theo quy định tại điểm a khoản này;
c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm; đất lâm nghiệp để trồng rừng; đất ở thì được chia theo quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
d) Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình; thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất; và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy địnhchia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình.
Câu hỏi thường gặp
Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh được giải quyết ra sau khi ly hôn?
Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung khi giải quyết ly hôn có quyền được nhận tài sản đó; và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng; trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.
Hoặc các bên có thể ngồi lại và thoả thuận với nhau.
Hành vi ngoại tình của chồng bị xử phạt như thế nào?
Có một nghịch lý rằng nếu chồng của bạn ngoại tình nhưng không có hành vi chung sống với nhau như vợ chồng với người thứ ba; mà chỉ có hành vi đi chơi, đi du lịch, đi khách sạn thì theo quy định của pháp luật, hành vi này pháp luật Việt Nam không có sự điều chỉnh.
Ngược lại, nếu chồng của bạn ngoại tình; và có hành vi chung sống với nhau như vợ chồng với người thứ ba thì chồng của bạn sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng (Nghị định 82/2020/NĐ-CP). Do hành vi trên vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.
Nặng hơn nếu hành vi chung sống với nhau như vợ chồng mà:
· Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn.
· Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Thì có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Quy trình ly hôn
– Đối với ly hôn đơn phương: Quy trình sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Thụ lý đơn ly hôn (đơn khởi kiện). Vợ hoặc chồng – người muốn ly hôn đơn phương phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, tài liệu và chứng cứ về hành vi bạo lực gia đình (nếu có) của người còn lại để nộp cho Tòa án có thẩm quyền (đã nêu ở trên).
Bước 2: Hòa giải. Sau khi nhận được đơn ly hôn đơn phương, Tòa án sẽ xem xét có nhận và thụ lý vụ án ly hôn không. Nếu xét thấy có căn cứ để xét đơn ly hôn đơn phương thì yêu cầu người nộp đơn nộp án phí tạm ứng và tiến hành hòa giải.
Nếu hòa giải thành thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành nếu không hòa giải được thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử.
Bước 3: Mở phiên tòa sơ thẩm. Sau khi xét xử, Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng.
– Đối với ly hôn thuận tình: Ly hôn thuận tình sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Thụ lý đơn. Vợ và chồng chuẩn bị hồ sơ nêu trên và nộp hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền.
Bước 2: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu và mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ xem xét đơn ly hôn thuận tình, căn cứ để chấm dứt quan hệ hôn nhân và ra thông báo nộp lệ phí tạm ứng.
Sau khi vợ, chồng nộp tạm ứng lệ phí thì Tòa án sẽ mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
Bước 3: Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Sau khi tiến hành hòa giải mà không thành thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận ly hôn. Ngược lại, nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết việc dân sự.
Bạn bế tắc không giải quyết được hoặc việc giải quyết ly hôn quá chậm chỉ vì bạn tiếp cận chưa đúng, chưa trúng và bạn làm chưa đủ. Mọi khó khăn, vướng mắc đều có cách giải quyết và chúng tôi có rất nhiều kinh nghiệm để giải quyết việc ly hôn. Hãy gọi cho chúng tôi để được hỗ trợ chia tài sản ly hôn khi chồng ngoại tình!