Vợ ngoại tình có được chia tài sản khi ly hôn không

vo ngoai tinh co duoc chia tai san khi ly hon khong

Vợ ngoại tình có được chia tài sản khi ly hôn không? Đây là câu hỏi được đặt ra khá nhiều cả từ bên đã ngoại tình và bên vợ/chồng còn lại. Theo suy nghĩ thông thường bên ngoại tình có lỗi dẫn đến ly hôn không nên được hưởng tài sản. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật lại có sự khác biệt. Vậy, vợ chồng ngoại tình có được chia tài sản không? Hay ngoại tình sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi về tài sản thế nào nếu khi ly hôn,…

Ly hôn do hành vi ngoại tình.

Ly hôn là thủ tục pháp lý nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng, kèm theo đó là giải quyết vấn đề quyền nuôi con, tài sản và nợ chung giữa hai bên. Hiện nay, theo quy định pháp luật thủ tục ly hôn được chia làm hai loại là ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương.

Ly hôn do hành vi ngoại tình cũng được áp dụng theo quy định trên và được xác định cụ thể như sau:

Ly hôn thuận tình do hành vi ngoại tình.

Đây là trường hợp có hành vi ngoại tình trong quan hệ hôn nhân, tuy nhiên vợ chồng cùng yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn; đã thỏa thuận được về việc chia tài sản, quyền nuôi con.

Ví dụ:

Vợ chồng anh H và chị N kết hôn với nhau tại UBND phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội vào năm 2018. Sau khi kết hôn vợ chồng được bố mẹ hai bên hỗ trợ mua căn nhà chung cư để chuyển ra sống riêng. Đến cuối năm 2020, chị N phát hiện anh H có quan hệ với người phụ nữ khác nên đã đề nghị ly hôn để hai bên có cuộc sống mới. Hai vợ chồng đã thỏa thuận khi ly hôn chị N sẽ được quyền nuôi con. Về tài sản chỉ có căn nhà chung và hai bên đều đóng góp như nhau nên chia đôi. Chị N nuôi con nên sẽ sử dụng căn nhà; đồng thời chị chuyển cho anh H số tiền năm trăm triệu đồng để mua phần của anh H trong căn nhà chung cư.

Theo thỏa thuận nêu trên, ngày 09/12/2020 Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định công nhận thuận tình ly hôn theo thỏa thuận của anh H, chị N.

Vậy, vấn đề vợ ngoại tình có được chia tài sản/ chồng ngoại tình ly hôn chia tài sản sẽ không được đặt ra. Điều là do Tòa án sẽ không can thiệp phân chia nữa khi hai vợ chồng đã tự thống nhất được quan điểm.

Ly hôn đơn phương do hành vi ngoại tình.

Ly hôn đơn phương được hiểu là ly hôn theo yêu cầu của một bên. Thủ tục này cũng được áp dụng khi các bên không thỏa thuận được về quyền nuôi con, giải quyết tài sản khi ly hôn.

Ly hôn đơn phương do có hành vi ngoại tình có thể xuất phát từ yêu cầu của một trong hai bên vợ chồng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu người muốn ly hôn là người có quan hệ ngoại tình thì khả năng rất lớn Tòa án sẽ không cho phép ly hôn (nếu bên vợ/chồng còn lại không đồng ý). Đây có thể là biểu hiện của vi phạm hành chính hoặc hình sự.

Như vậy, ly hôn do có hành vi ngoại tình cũng được phân chia thành hai loại như các trường hợp thông thường. Và để làm rõ nội dung ngoại tình có được chia tài sản không Công ty Luật Trần và Liên Danh sẽ xem xét trong bài viết này trường hợp ly hôn đơn phương, cụ thể là ly hôn đơn phương có tranh chấp về tài sản.

Ngoại tình có được có tài sản vợ chồng khi ly hôn không?

Để giải đáp câu hỏi của khách hàng cũng như các bạn đọc về nội dụng nội dung ngoại tình có được chia tài sản, Công ty Luật Trần và Liên Danh xin phân tích những khía cạnh sau:

Quy định về chia tài sản vợ chồng khi ly hôn.

Hiện nay, quy định pháp luật về chia tài sản vợ chồng khi ly hôn được ghi nhận chủ yếu tại hai văn bản là: Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP. Trong đó, các quy định này quy định về một số vấn đề cơ bản gồm:

  • Cách xác định tài sản của vợ chồng, tài sản riêng vợ chồng làm cơ sỏ phân chia;
  • Nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng;
  • Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản chung vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn;
  • Chia tài sản của vợ chồng trong một số trường hợp điển hình như: Tài sản khi sống chung với gia đình; tài sản đưa vào kinh doanh; tài sản là quyền sử dụng đất…;

Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn.

Trong quá trình phân chia tài sản của vợ chồng, bao gồm cả ngoại tình chia tài sản Tòa án sẽ dựa trên các nguyên tắc sau:

  • Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, có xem xét đến chế độ tài sản của vợ chồng;
  • Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, có tính đến các yếu tố theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 gồm:

“Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung của vợ chồng. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng”.

  • Ưu tiên chia bằng hiện vật;
  • Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đối tượng yếu thế (vợ, con chưa thành niên,…);

Cần lưu ý tài sản riêng của bên nào vẫn sẽ là tài sản riêng của bên đó và không được phân chia khi ly hôn.

Ngoại tình có được phân chia tài sản khi ly hôn không?

Theo các quy định pháp luật, các nguyên tắc phân chia tài sản của vợ chồng nêu trên không có bất kỳ quy định nào tước đoạt quyền hưởng tài sản của người ngoại tình. Vì vậy, câu trả lời cho vấn đề vợ ngoại tình có được chia tài sản/chồng ngoại tình ly hôn chia tài sản là có.

Tuy ngoại tình có được chia tài sản nhưng quyền lợi không thể được đảm bảo như thông thường. Theo đó, người này sẽ phải chịu những bất lợi nhất định. Vấn đề này sẽ được chúng tôi chỉ rõ trong phần “người ngoại tình có bất lợi khi chia tài sản ly hôn?” dưới đây.  

Người ngoại tình có bất lợi khi chia tài sản ly hôn?

Như chúng tôi đã phân tích về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng theo luật, tài sản có thể được chia đôi nhưng có xét đến một số yếu tố khác. Nhiều người thắc mắc ngoại tình có nên ly hôn không? Một trong các yếu tố đó là “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng”.

Điều này có thể hiểu là trường hợp vợ chồng có quan hệ ngoại tình thì bên vi phạm sẽ được hưởng phần tài sản ít hơn. Tuy nhiên, để xác định sẽ bị bất lợi cụ thể bao nhiêu khi chia tài sản mà vợ chồng có hoặc phần được hướng cụ thể thì quy định chia tài sản vợ chồng theo luật lại chưa có chỉ rõ. Nếu giải quyết thủ tục, Tòa án sẽ căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án để đảm bảo lợi ích chính đáng cho các bên. Trong trường hợp vợ chồng nhận được tài sản là hiện vật sẽ phải thanh toán cho bên còn lại giá trị tài sản chênh lệch.

Thủ tục chia tài sản khi ly hôn do vợ/chồng ngoài tình.

Thủ tục chia tài sản chung khi ly hôn do vợ/chồng ngoài tình được áp dụng theo thủ tục ly hôn đơn phương thông thường. Các bước thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương cần tuân theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn như sau:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ ly hôn đơn phương ngoại tình chia tài sản.

Hồ sơ trong trường hợp này sẽ bao gồm:

  • Giấy chứng nhận kết hôn (bản chính hoặc trích lục);
  • CMND/CCCD/ hộ chiếu của người làm đơn (bản sao chứng thực);
  • Giấy khai sinh con (bản sao);
  • Giấy tờ về cư trú của hai bên (bản chính/bản sao chứng thực tùy thuộc từng loại tài liệu);
  • Tài liệu về tài sản của vợ chồng yêu cầu phân chia (bản sao chứng thực);
  • Tài liệu chứng minh bên còn lại ngoại tình.

Bước 2. Nộp hồ sơ xin ly hôn đơn phương ngoại tình chia tài sản.

Sau khi đã chuẩn bị đủ hồ sơ, các bạn có thể bắt đầu thủ tục ly hôn đơn phương ngoại tình chia tài sản chung của vợ chồng bằng việc nộp hồ sơ đến Tòa án thông qua một trong ba phương thức:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc;
  • Nộp hồ sơ ly hôn đơn phương bằng đường bưu điện;
  • Nộp hồ sơ thông qua cổng thông tin điện tử của Tòa án.

Sau khi nộp hồ sơ, Tòa án sẽ kiểm tra hồ sơ của bạn trong thời hạn 08 ngày làm việc và ra một trong các quyết định theo khoản 3 Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 như sau:

“a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

  1. b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
  2. c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  3. d) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án”.

Sau khi nhận hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc Tòa án thông báo bằng văn bản cho người khởi kiện, người yêu cầu biết về quyền được lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên theo quy định của Luật này. Nếu lựa chọn hòa giải các bên sẽ tiến hành theo thủ tục tại Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Trường hợp không muốn tham gia hoặc không chia được tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn thì sẽ tiến hành theo bước tiếp theo.

vo ngoai tinh co duoc chia tai san khi ly hon khong
vợ ngoại tình có được chia tài sản khi ly hôn không

Bước 3. Nộp tạm ứng án phí để vụ án được thụ lý.

Sau khi hồ sơ đã được nộp đúng và đầy đủ, bạn sẽ có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án dân sự trong 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc nộp tạm ứng án phí.

Để thực hiện việc nộp tiền, bạn cần mang theo thông báo của Tòa án để thực hiện thủ tục tại Cơ quan thi hành hành án dân sự và nhận lại biên lai thu tiền. Biên lai này phải được nộp cho Tòa án để chứng  minh bạn đã thực hiện nghĩa vụ tài chính làm cơ sở để Tòa án ra thông báo về việc thụ lý vụ án.

Bước 4. Tham gia thủ tục hòa giải ly hôn tại Tòa án.

Khi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương theo đúng quy định thì Tòa án phải triệu tập các bên đến làm việc và tham gia phiên hòa giải ly hôn. Tuy nhiên, trong vụ việc ly hôn đơn phương thường một bên sẽ không tham gia và trong trường hợp này phiên hòa giải sẽ hoãn lại vì lý do không có mặt đầy đủ các đương sự.

Bước 5. Tham gia phiên Tòa.

Phiên tòa xét xử chính là bước cuối cùng trong thủ tục ly hôn đơn phương để Tòa án có thể ban hành bản án giải quyết yêu cầu các bên theo đúng quy định. Diễn biến của phiên tòa sẽ được thực hiện theo trình tự sau: Bắt đầu phiên toàn (Chủ toàn phiên tòa sẽ đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, kiểm tra sự có mặt của mọi người, phổ biến các quyền và nghĩa vụ cho những người tham gia tố tụng …). Tiếp đến, các đương sự sẽ trả lời những câu hỏi của Hội đồng xét xử cũng như trình bày quan điểm của mình. Cuối cùng, các bên sẽ được tranh luận với nhau để làm sáng tỏ hơn nội dung vụ việc và Hội đồng xét xử sẽ nghị án, tuyên án.

Nếu muốn ly hôn đơn phương nhanh các bạn cần chú ý sự khách biệt trong từng thủ tục để phối hợp làm việc tại Tòa án đúng trình tự để giải quyết một cách hiệu quả.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Trần và Liên Danh về vấn đề vợ ngoại tình có được chia tài sản khi ly hôn không. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139