Mẫu bản tự kiểm điểm của đảng viên khi vi phạm kế hoạch hóa gia đình là mẫu bản tự kiểm điểm dành cho đảng viên vi phạm về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ).
Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên này nêu rõ nguyên nhân sai phạm, hình thức xử phạt, quy chế xử lý…. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tìm hiểu mẫu bản tự kiểm điểm đảng viên vi phạm KHHGĐ trong bài viết dưới đây.
Bản tự kiểm điểm của đảng viên khi vi phạm kế hoạch hóa gia đình là gì?
Bản kiểm điểm đảng viên là bản tự đánh giá của Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam. Hàng năm, để tổng kết lại những mặt đã đạt được và chưa đạt được trong một năm rèn luyện, phấn đấu thì mỗi đảng viên phải làm Bản kiểm điểm điểm đảng viên.
Thông qua bản kiểm điểm Đảng viên, mỗi đảng viên sẽ có thể tổng kết được những thành tích, những mặt đã đạt được cũng như những sai phạm và hạn chế đã, đang mắc phải trong suốt quá trình sinh hoạt Đảng của một năm vừa qua để từ đó có thể định hướng được phương án khắc phục những tồn đọng, phát huy những điểm mạnh của bản than trong năm tiếp theo cũng như tự nâng cao ý thức trách nhiệm của mình đối với Đảng, nhà nước và xã hội.
Trong đó, bản kiểm điểm đang viên vi phạm KHHGĐ là bản kiểm điểm đang viên điển hình.
Bản kiểm điểm đảng viên là bản bản do đảng viên soạn thảo hoặc điềm theo mẫu có sẵn, được viết khi đang viên vi phạm quy định của nhà nước về chính dân số, vi phạm KHHGĐ. bản kiểm điểm Đảng viên này nêu rõ nguyên nhân sai phạm, hình thức xử phạt, quy chế xử lý….
Quy định về xử lý đảng viên vi phạm KHHGĐ
Trước khi vào phần mẫu bản tự kiểm điểm của đảng viên khi vi phạm kế hoạch hóa gia đình mời quý vị cùng tìm hiểu qua về quy định về xử lý đảng viên vi phạm KHHGĐ
Hình thức xử lý vi phạm về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình (quy định tai điều 27 quy định số 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm).
– Trường hợp 1: Sinh con thứ ba bị xử lý theo hình thức khiển trách (trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật).
– Trường hợp 2: Vi phạm trước đó đã bị xử lý kỷ luật như ở trường hợp 1 mà vẫn tái phạm sinh con thứ tư (trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật) thì bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo/ cách chức (trong trường hợp có chức vụ).
– Trường hợp 3: đã vi phạm quy định theo trường hợp 1, trường hợp 2 mà tái phạm sinh con thứ 5 trở đi.
Hoặc nhận nuôi con nuôi nhưng đó là con đẻ hoặc cho con đẻ để cố tình nhằm sinh thêm con ngoài theo quy định.
Thì đều bị kỷ luật là khai trừ khỏi Đảng.
Đối với việc xem xét kết nạp lại vào Đảng nếu đã vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình cụ thể là vi phạm KHHGĐ, thứ 4.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã có những quy định linh động trong trường hợp đảng viên vi phạm KHHGĐ, thứ 4 bị khai trừ khỏi đảng và có thể được xem xét việc kết nạp lại vào Đảng khi có đầy đủ điều kiện cụ thể là:
– Đáp ứng đúng các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định từ Điều lệ Đảng, hướng dẫn, quy định từ Trung ương, yêu cầu từ thực tế trong công tác xây dựng Đảng tại đơn vị, địa phương.
– Người được xem xét quay lại kết nạp Đảng là người có uy tín trong đơn vị, cộng đồng, cơ quan, ngoài ra cần phải có sự đánh giá cao trong kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, chức trách của mình, tự ý thức về trách nhiệm với nhân dân thông qua cấp ủy nơi cư trú và nơi công tác đánh giá.
– Đối với trường hợp vi phạm KHHGĐ thì cần phải phấn đấu ngắn nhất thời gian 24 tháng và trường hợp sinh con thứ 4 thì cần phải phấn đấu ngắn nhất thời gian 36 tháng tính từ ngày sinh con cho đến khi chi bộ có cuộc họp xét đề nghị kết nạp Đảng.
Nội dung chính bản tự kiểm điểm của đảng viên khi vi phạm kế hoạch hóa gia đình
Phần 1: Thông tin cá nhân của người lập biên bản gồm:
- Họ tên,
- Ngày tháng năm sinh,
- Quê quán,
- Địa chỉ thường trú,
- Nghề nghiệp,
- Đơn vị công tác.
Phần 2: Tự đánh giá về ưu điểm.
- Người lập biên bản cần tự nhìn nhận và đưa các ưu điểm của bản thân trong 3 mảng: tư tưởng chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống; thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Phần 3: Tự đánh giá về khuyết điểm
- Người lập biên bản cần trung thực nhìn nhận những nhược điểm của bản thân, dũng cảm nói ra đồng thời đưa ra cách khắc phục.
Tại sao lại cần bản tự kiểm điểm của đảng viên khi vi phạm kế hoạch hóa gia đình?
Thứ nhất: Tự kiểm điểm phê bình giúp Đảng viên tự soi rọi, nghiêm khắc, thật thà thừa nhận những khuyết điểm của mình để tìm cách sửa chữa.
Mỗi Công chức sẽ được phân công làm việc tại các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức khác thuộc nhà nước. Là những cơ quan quan trọng của nhà nước góp phần thực hiện chức năng quản lý và định hướng xã hội.
Chính vì vậy cần tự phê bình, kiểm điểm cá nhân mình trong quá trình làm việc, thực hiện nhiệm vụ được giao và cả lối sống cá nhân. Đảng viên là lực lượng lòng cốt lãnh đạo đất nước, làm gương và tạo lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước Việt Nam.
Thứ hai: Tự phê bình và phê bình góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng.
Các trường hợp đảng viên vi phạm KHHGĐ trở lên không bị xử lý kỷ luật?
Các trường hợp đảng viên vi phạm KHHGĐ trở lên mà không bị xử lý kỷ luật được quy định theo điểm c khoản 10 mục II hướng dẫn số 09 – HĐ/UBKTTW Ủy ban kiểm tra Trung ương hướng dẫn thực hiện một số điều quy định 181/2013/QĐ bộ chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, cụ thể như sau:
– Vi phạm KHHGĐ của cặp vợ chồng mà một trong hai người hoặc cả hai là người thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân hoặc có số dân dưới 10.000 người – dựa theo công bố chính thức từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
– Cặp vợ chồng sinh con lần đầu tiên mà sinh 3 con trở lên.
– Cặp vợ chồng đã sinh 1 con đẻ lần đầu, sau đó sinh lần thứ hai nhưng sinh 2 con trở lên.
– Cặp vợ chồng sinh con ở lần thứ 3 trở đi, nhưng hai lần sinh trước đó tại thời điểm sinh có 1 con đẻ sống (bao gồm con đẻ đã được cho làm con nuôi).
– Cặp vợ chồng sinh con ở lần thứ 3, hai lần sinh trước đó có hai con đẻ nhưng trong đó cả hai hoặc 1 con bị mắc bênh hiểm nghèo mà không mang tính di truyền hoặc bị dị tật.
(có xác nhận từ Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh/ Trung ương xác nhận).
– Cặp vợ chồng trước đó đã có con riêng khác (con đẻ).
+ Trước đó, sinh một hoặc hai con, mà một trong hai người đã từng có con riêng (con đẻ).
+ Sinh một/ hai con trở lên tại cùng 1 lần sinh, trường hợp cả hai người có con riêng (con đẻ) (không được áp dụng đối với hai vợ chồng có hai con hiện đang còn sống và hai con chung trở lên).
– Đối với phụ nữ mà chưa kết hôn trong cùng một lần sinh sinh một/ hai con trở lên.
– Trước ngày 19/01/1989, cặp vợ chồng vi phạm KHHGĐ trở lên.
bản tự kiểm điểm của đảng viên khi vi phạm kế hoạch hóa gia đình
Mẫu bản tự kiểm điểm của đảng viên khi vi phạm kế hoạch hóa gia đình số 1
ĐẢNG BỘ ………………….. Chi bộ: ……………………. |
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Họ và tên: ……………………………………………………………………………………………..
Ngày sinh:……………………………………………………………………………………………….
Đơn vị công tác:………………………………………………………………………………………..
Ngày vào Đảng: …………………………………………. Ngày chính thức:………………….
Nay tôi tự kiểm bản thân với những sự việc xảy ra như sau:
– Hiện nay tôi đã vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình: vi phạm KHHGĐ.
Nguyên nhân sai phạm:
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
– Về hình thức xử phạt đối với trường hợp vi phạm KHHGĐ tại Điều 5 Quy chế xử lý kỷ luật công chức, viên chức Bộ tài chính vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình (được ban hành kèm theo Quyết định số 1531/QĐ-BTC ngày 23/06/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) hình thức kỷ luật như sau:
– Hình thức kỷ luật “Khiển trách”: áp dụng đối với các công chức, viên chức vi phạm KHHGĐ.
– Với quy chế xử lý kỷ luật đã được ban hành, bản thân tôi tự nhận hình thức kỷ luật: Khiển trách.
Sửa
Tôi xin hứa sẽ không tái phạm vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình đã được quy định.
|
…………, ngày … tháng … năm ………. Người viết kiểm điểm |
Bản tự kiểm điểm của đảng viên khi vi phạm kế hoạch hóa gia đình – Mẫu 2
ĐẢNG BỘ ………………….. Chi bộ: ……………………. |
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN
Họ và tên: …………………………………………………………………………………………………
Ngày sinh:………………………………………………………………………………………………….
Đơn vị công tác:…………………………………………………………………………………………
Ngày vào Đảng: …………………………………………. Ngày chính thức:………………….
Nay tôi tự kiểm bản thân với những sự việc xảy ra như sau:
– Hiện nay tôi đã vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình: vi phạm KHHGĐ.
– Nguyên nhân sai phạm: Tôi đã thực hiện kế hoạch hóa gia đình bằng biện pháp đặt vòng thế nhưng vẫn mang thai ngoài ý muốn. Vì lý do sức khỏe không bảo đảm, ảnh hưởng đến tính mạng nên tôi không thể thực hiện biện pháp phá thai. Vì thế tôi đã vi phạm KHHGĐ.
– Về hình thức xử phạt đối với trường hợp vi phạm KHHGĐ tại Điều 5 Quy chế xử lý kỷ luật công chức, viên chức Bộ tài chính vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình (được ban hành kèm theo Quyết định số 1531/QĐ-BTC ngày 23/06/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) hình thức kỷ luật như sau:
– Hình thức kỷ luật “Khiển trách”: áp dụng đối với các công chức, viên chức vi phạm KHHGĐ.
– Với quy chế xử lý kỷ luật đã được ban hành, bản thân tôi tự nhận hình thức kỷ luật: Khiển trách.
Tôi xin hứa sẽ không tái phạm vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình đã được quy định.
|
…………, ngày … tháng … năm ………. Người viết kiểm điểm |
Khi nào Đảng viên vi phạm KHHGĐ được kết nạp lại vào Đảng?
Hiện nay, điều kiện kết nạp lại Đảng viên sinh con từ thứ 3 trở lên có phần thay đổi hơn trước. Cụ thể, theo Điều 4 của Quy định 05/QĐ-TW, các điều kiện này như sau:
Có thời gian phấn đấu ít nhất 24 tháng đối với trường hợp vi phạm KHHGĐ, 36 tháng với sinh con thứ 4 (trước đây là 60 tháng);
Là người uy tín trong cơ quan, đơn vị, cộng đồng, dân cư, được cấp ủy nơi công tác và nơi cư trú, các tổ chức đoàn thể mà mình là thành viên đánh giá cao.
Có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Điều lệ Đảng, các quy định, hướng dẫn của Trung ương và yêu cầu thực tế của công tác xây dựng Đảng của địa phương, đơn vị.
Cán bộ, viên chức vi phạm vi phạm KHHGĐ có bị hạ phân loại thành tích không?
Căn cứ theo quy định của Luật Viên chức thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tổ chức việc đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý; hằng năm, căn cứ vào nội dung đánh giá viên chức được phân thành các loại: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ – Điều 42, 43 Luật viên chức năm 2010.
Điều 41 Luật Viên chức quy định về nội dung đánh giá viên chức:
“1. Việc đánh giá viên chức được xem xét theo các nội dung sau:
a) Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;
b) Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;
c) Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;
d) Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.
Việc đánh giá viên chức quản lý được xem xét theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung sau:
a) Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;
b) Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
Việc đánh giá viên chức được thực hiện hàng năm; khi kết thúc thời gian tập sự; trước khi ký tiếp hợp đồng làm việc; thay đổi vị trí việc làm; xét khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, đào tạo, bồi đường”.
Do vậy, mỗi năm, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp phải căn cứ vào các chỉ tiêu đánh giá viên chức để xếp loại, đánh giá viên chức đó. Việc viên chức đó vi phạm KHHGĐ không làm ảnh hưởng đến vấn đề đánh giá hoàn thành nhiệm vụ hay không?
Trên đây là mẫu bản tự kiểm điểm của đảng viên khi vi phạm kế hoạch hóa gia đình. Nếu còn thắc mắc về các vấn đề khác liên quan, bạn đọc có thể liên hệ với Luật Trần và Liên Danh thông qua Hotline để được hỗ trợ, giải đáp.