Luật sư bào chữa

luật sư bào chữa

Thủ tục nhờ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự được áp dụng đối với người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng xác định được sự thật khách quan của vụ án, giúp hoạt động tố tụng được tiến hành đúng trình tự, đảm bảo việc xét xử công minh, kịp thời, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Công ty TNHH Luật Trần và Liên Danh sẽ hướng dẫn thủ tục này qua bài viết sau đây.

Khi nào thì luật sư có thể tham gia bào chữa trong vụ án hình sự?

Theo Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, thời điểm luật sư bào chữa tham gia tố tụng là từ khi Cơ quan cảnh sát có quyết định khởi tố bị can.

Tuy nhiên, trường hợp bắt, tạm giữ người thì Luật sư tham gia từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.

Đối với trường hợp cần giữ bí mật điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để Luật sư tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

Do đó, thời điểm sớm nhất Luật sư có thể tham gia tố tụng là ngay từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở cơ quan điều tra.

Vị trí, vai trò của luật sư trong vai trò là người bào chữa chỉ định

Vị trí:

Vị trí của luật sư là người bào chữa chỉ định tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự được xác định một cách độc lập nhằm bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự khi được Tòa án (cơ quan tiến hành tố tụng) yêu cầu hoặc đề nghị Đoàn Luật sư cử luật sư tham gia bào chữa trong các trường hợp quy định tại Điều 76 BLTTHS năm 2015.

Đối với những vụ án hình sự, Tòa án xem xét nếu bị cáo thuộc vào các trường hợp được quy định tại Điều 76 BLTTHS năm 2015 mà bị cáo, người thân của bị cáo không mời luật sư bào chữa thì Tòa án phải yêu cầu hoặc đề nghị Đoàn Luật sư cử luật sư tham gia bào chữa.

Khoản 1 Điều 61 BLTTHS năm 2015 quy định bị cáo là người bị tòa án quyết định đưa ra xét xử. Tư cách tố tụng của bị cáo bắt đầu từ khi tòa án quyết định đưa ra để xét xử và chấm dứt khi tòa án tuyên án và bản án có hiệu lực.

Bị cáo là đối tượng bị buộc tội trong quá trình xét xử vụ án hình sự song điều đó không đồng nghĩa với việc xác định họ là người có tội. Tòa án và Viện Kiểm sát chỉ được tiến hành những biện pháp tố tụng nhất định đối với họ để xác định sự thật vụ án.

Vai trò:

Trên cơ sở các quy định của pháp luật cũng như từ hoạt động thực tiễn của luật sư cho thấy luật sư trong trường hợp này có vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo khi thuộc vào trường hợp quy định tại Điều 76 BLTTHS năm 2015, đồng thời luật sư có chức năng bảo vệ sự thật khách quan, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Như vậy, luật sư trong tố tụng hình sự ở trường hợp này là người bào chữa chỉ định tại phiên tòa xét xử các vụ án hình sự, có vai trò bảo vệ bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa, người có nhược điểm về tâm thần; bị cáo về tội có khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tù tử hình; góp phần bảo đảm công lý được thực hiện.

Luật sư phải có trách nhiệm đối với bị cáo, đối với sự thật khách quan, đối với sự phát triển công lý trong xã hội hiện nay.

Thủ tục nhờ luật sư bào chữa có phức tạp không?

Theo quy định tại Điều 75 BLTTHS 2015, người bị buộc tội hoặc người thân của họ có quyền gởi đơn yêu cầu bào chữa đến Luật sư để nhờ Luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ cho người bị buộc tội.

Khi đồng ý bào chữa cho người bị buộc tội, Luật sư thực hiện thủ tục đăng ký bào chữa theo quy định tại Điều 78 BLTTHS 2015.

Khi tiếp nhận thủ tục đăng ký bào chữa từ Luật sư, nếu không thuộc trường hợp bắt buộc từ chối thì cơ quan tiến hành tố tục sẽ vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án. Như vậy, trong trường hợp thông thường, thủ tục nhờ luật sư bào chữa rất đơn giản.

luật sư bào chữa
luật sư bào chữa

Tại sao nên nhờ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự?

Khi có sự xuất hiện của Luật sư trong vụ án hình sự Luật sư giải quyết được rất nhiều vấn đề quan trọng trong tố tụng hình sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thân chủ mình. Cụ thể:

Xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp

Đảm bảo ổn định tâm lý cho bị cáo. Điều này rất quan trọng, vì khi có luật sư, bị cáo tự tin, ổn định hơn trong quá trình giải quyết vụ án từ điều tra, truy tố và các cấp xét xử;

Đảm bảo lời khai của bị cáo được khách quan;

Hạn chế các sai phạm của điều tra viên, kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố (tránh tình trạng bị bức cung, ép cung, dùng nhục hình…);

Thu thập và kiến nghị cơ quan chức năng thu thập chứng cứ có lợi cho bị cáo;

Thực hiện các thủ tục cần thiết để bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ, chuyển khung hình phạt.

Đảm bảo quyền lợi cho bị can, bị cáo xuyên suốt trong các giai đoạn của vụ án hình sự (điều tra, truy tố, xét xử)

Giúp cho thân chủ yên tâm, bình tĩnh đánh giá tính chất, mức độ, hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm pháp luật mà cơ quan tiến hành tố tụng đang xử lý.

Giúp cho thân chủ đưa ra định hướng, phương pháp khắc phục hậu quả, thu thập tài liệu, chứng cứ minh oan, giảm nhẹ hình phạt hoặc tìm ra sự thật khách quan của vụ án.

Gặp gỡ làm việc với cơ quan tố tụng để bảo vệ thân chủ theo đúng quy định pháp luật.

Với quyền hạn và kinh nghiệm, có thể đảm bảo quyền lợi tối ưu nhất cho thân chủ

Đối với vụ án hình sự, Luật sư càng sớm tiếp cận với bị can, bị cáo và quá trình điều tra thì sẽ có tác dụng trong việc chứng minh sự thật khách quan khi hồ sơ chưa bị khép, cơ quan điều tra đang chứng minh, làm sáng tỏ tình tiết, hành vi, nội dung vụ án.

Hạn chế tối đa nhất việc oan sai hoặc áp dụng hình phạt quá nặng trong việc giải quyết các vụ án hình sự. Điều quan trọng nhất là giúp cho thân chủ tránh thất thoát những chi phí không cần thiết và đạt được hiệu quả tối đa trong quá trình giải quyết công việc.

Luật sư có phải là cò chạy án?

Sự ngộ nhận của khách hàng về vai trò của luật sư trong vụ án hình sự

Có rất nhiều khách hàng khi đến nhờ Luật sư tham gia vụ án hình sự với suy nghĩ là Luật sư sẽ giúp thân chủ của mình “chạy án” để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của thân chủ hoặc thoát tội. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm và không đúng có thể dẫn đến cái nhìn thiếu đúng đắn về vai trò của người Luật sư trong vụ án hình sự.

Nghĩa vụ và nguyên tắc hành nghề của luật sư khi tham gia vụ án hình sự

Nghĩa vụ của luật sư được pháp luật Việt Nam quy định tại khoản 2, Điều 21 luật Luật sư năm 2006 cụ thể như sau:

Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật;

Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng; có thái độ hợp tác, tôn trọng người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề;

Tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu;

Thực hiện trợ giúp pháp lý;

Tôn trọng pháp luật, tôn trọng sự thật khách quan;

Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng;

Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của luật sư trong quá trình tham gia vụ án hình sự.

Chúng tôi tham gia giải quyết vụ án trên nguyên tắc hành nghề luật sư được quy định rõ tại Quy tắc số 9 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam do Hội đồng Luật sư toàn quốc ban hành năm 2019:

Không nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích nào khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện công việc gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng;

Luật sư không được cố ý đưa ra những thông tin làm cho khách hàng nhầm lẫn về khả năng và trình độ chuyên môn của mình để tạo niềm tin cho khách hàng ký kết hợp đồng;

Không tạo ra hoặc lợi dụng các tình huống xấu, những thông tin sai sự thật, không đầy đủ hoặc bất lợi cho khách hàng để gây áp lực nhằm tăng mức thù lao đã thỏa thuận hoặc có được lợi ích khác từ khách hàng;

Không sử dụng thông tin biết được từ vụ việc mà luật sư đảm nhận để mưu cầu lợi ích không chính đáng;

Không nhận, chiếm giữ, sử dụng tiền, tài sản của khách hàng trái với thỏa thuận giữa luật sư và khách hàng;

Tuyệt đối không hứa hẹn, cam kết bảo đảm kết quả vụ việc về những nội dung nằm ngoài khả năng, điều kiện thực hiện của luật sư.

Bảo đảm quyền lợi cho thân chủ trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật

Người Luật sư tham gia vụ án hình sự là bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ trong suốt quá trình giải quyết vụ án. Do đó, Luật sư bảo vệ cho thân chủ trong vụ án hình sự bằng những căn cứ pháp lý và tài liệu chứng cứ chứng minh trong hồ sơ vụ án.

Quy trình cung cấp dịch vụ bào chữa của luật sư Luật Trần và Liên Danh

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và yêu cầu của người nhà bị can, bị cáo;

Bước 2: Hội đồng luật sư tiếp nhận và báo phí, thù lao bào chữa;

Bước 3: Ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý và thanh toán phí theo thỏa thuận;

Bước 4: Cử luật sư chuyên môn về hình sự thực hiện thủ tục đăng ký bào chữa, vào tiếp xúc bị can, bị cáo và hồ sơ vụ án. Tiếp đó, luật sư bào chữa sẽ cập nhật tiến độ và theo sát quá trình giải quyết vụ án để bảo vệ cho bị can, bị cáo.

Thù lao và chi phí tố tụng của luật sư nhận bào chữa vụ án hình sự

Thù lao

Đối với từng vụ án, thù lao của luật sư sẽ khác nhau. Căn cứ vào mức tính thù lao luật sư trong vụ án hình sự tại Luật Trần và Liên Danh như sau:

Điều kiện, hoàn cảnh của khách hàng;

Mức độ, tính chất phức tạp của vụ án;

Mức độ rủi ro và các vấn đề liên quan đến sức khỏe, thể chất của luật sư phụ trách.

Ngoài ra, Luật sư Luật Trần và Liên Danh còn miễn thù lao cho một số trường hợp đặc biệt như sau:

Hoàn cảnh bị can, bị cáo neo đơn, đặc biệt khó khăn

Bị can, bị cáo là người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn

Bị can, bị cáo theo diện được chỉ định

Bị can, bị cáo là học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

Bị can, bị cáo là Người khuyết tật có hoàn cảnh neo đơn, khó khăn

Bị can, bị cáo có dấu hiệu oan sai mà người dân có hoàn cảnh khó khăn không có chi phí theo đuổi công lý

Chi phí tố tụng

Ngoài chi phí dịch vụ luật sư, còn có những khoản phí riêng khác, không nằm trong thù lao của luật sư như:

Chi phí giám định thương tật

Chi phí cho người làm chứng

Chi phí bồi thường dân sự

Công tác phí của Luật sư….

Các cam kết khi cung cấp dịch vụ luật sư hình sự của luật long phan PMT

Bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho thân chủ trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật;

Tuân thủ các quy định về Nghĩa vụ và nguyên tắc hành nghề của luật sư khi tham gia vụ án hình sự;

Thực hiện công việc một cách tận tâm nhằm mang lại sự hiệu quả nhất cho thân chủ. Điều này được đảm bảo bằng uy tín của chúng tôi.

Trên đây là toàn bộ nội dung về thủ tục nhờ Luật sư trong vụ án hình sự. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần TƯ VẤN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline để được tư vấn nhanh nhất và kịp thời.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139