Thủ tục ly hôn tại Kon Tum

thủ tục ly hôn tại Kon Tum

Hôn nhân là khái niệm phát sinh sau khi nam nữ đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật, khi đã bước vào quan hệ hôn nhân thì cặp vợ chồng nào cũng mong muốn hôn nhân của mình được bền vững, vợ chồng yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau lao động, vun vén hạnh phúc gia đình, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con cái. Nhưng hiện nay, tình trạng các vụ ly hôn chiếm số lượng ngày càng nhiều.

Để giải đáp cho quý khách hàng về các vấn đề thắc mắc liên quan đến vấn đề thủ tục ly hôn cũng như cách viết đơn ly hôn tại tỉnh Kon Tum … Sau đây, Luật Trần và Liên Danh sẽ giúp quý khách hàng giải đáp những thắc mắc về thủ tục ly hôn tại Kon Tum trên.

Luật sư tư vấn, gọi: 0969 078 234

NỘI DUNG

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Bộ luật tố tụng dân sự 2015

II. THỦ TỤC LY HÔN

Luật Trần và Liên Danh- Hướng dẫn thủ tục và cách viết đơn ly hôn tại tỉnh Kon Tum.

Hiện nay theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định có 2 hình thức ly hôn: ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình. Như vậy, hồ sơ thủ tục ly hôn của hai hình thức này cũng sẽ khác nhau. Sau đây, Luật Trần và Liên Danh sẽ trình bày, phân tích hai hình thức trên.

1. Thủ tục hồ sơ ly hôn cần những giấy tờ gì?

1.1.Thuận tình ly hôn

Theo Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

” Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”. 

Vậy, những giấy tờ cần thiết trong hồ sơ thuận tình ly hôn bao gồm:

-Đơn công nhận thuận tình ly hôn theo mẫu

-Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

-Bản sao sổ hộ khẩu;

-Bản sao chứng minh thư nhân dân của cả vợ và chồng;

-Những giấy tờ chứng minh tài sản chung của vợ chồng (nếu có tài sản chung cần chia);

-Bản sao giấy khai sinh của con (nếu có con);

1.2. Ly hôn đơn phương

Những giấy tờ cần thiết trong hồ sơ ly hôn đơn phương bao gồm:

-Đơn ly hôn theo mẫu>>  Đơn ly hôn đơn phương

-Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

-Bản sao sổ hộ khẩu;

-Bản sao chứng minh thư nhân dân của chủ đơn;

-Những giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng (nếu có tài sản chung cần chia);

-Bản sao giấy khai sinh của con (nếu có con).

2. Hồ sơ ly hôn nộp tại đâu? 

Trường hợp 1: Đối với ly hôn đơn phương

Theo khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
” a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

Đối với vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài thì đơn yêu cầu ly hôn nộp tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh” 

Như vậy, đối với trường hợp ly hôn đơn phương thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân quận/ huyện nơi bị đơn (chồng hoặc vợ) đang cư trú, làm việc.

Trường hợp 2: Đối với ly hôn thuận tình

Dựa theo điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết đối với ly hôn thuận tình. “ Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn”. 

Như vậy, đối với trường hợp ly hôn thuận tình thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân quận/ huyện nơi cư trú và làm việc của vợ hoặc chồng.

3. Quy trình giải quyết ly hôn

3.1. Quy trình thủ tục ly hôn thuận tình

Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại TAND cấp huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng

Bước 2: Nộp lệ phí và thụ lý vụ án

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết. Trường hợp xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý, Thẩm phán được phân công sẽ ra thông báo về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự. Thời hạn nộp lệ phí này là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.

Đơn yêu cầu được thụ lý khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí.

Án phí ly hôn theo quy định pháp luật là 300.000 đồng. Nếu liên quan đến phân chia tài sản thì bạn phải chịu thêm án phí tương ứng với tỉ lệ tài sản

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu, Tòa án thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc đã thụ lý đơn yêu cầu.

Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày làm việc Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải.

Bước 5: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành (không thay đổi quyết định về việc ly hôn) nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

3.2. Quy trình thủ tục ly hôn đơn phương

Bước 1: Quý khách nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND quận/huyện nơi bị đơn (chồng hoặc vợ) đang cư trú, làm việc;

Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho Quý khách;

Bước 3: Quý khách nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

III. CÁCH VIẾT MẪU ĐƠN LY HÔN

Luật Trần và Liên Danh- Hướng dẫn thủ tục và cách viết đơn ly hôn tại tỉnh Kon Tum.

1. Đối với đơn thuận tình ly hôn

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–***—–

                                                                                     …………, ngày…tháng… năm …

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN THUẬN TÌNH LY HÔN

NUÔI CON, CHIA TÀI SẢN KHI LY HÔN

Kính gửi: TOÀ ÁN NHÂN DÂN…………….

Họ và tên người yêu cầu:…………………………………….Sinh năm………

Hộ khẩu thường trú:

Nơi cư trú hiện tại

Nơi làm việc

Số điện thoại:                                      ; Số Fax

Họ và tên người cùng yêu cầu:…………………………………….Sinh năm………

Hộ khẩu thường trú:

Nơi cư trú hiện tại

Nơi làm việc

Số điện thoại:                                      ; Số Fax

Đăng ký kết hôn ngày        tháng       năm

Tại

Sau khi cưới vợ chồng chung sống đến                                           thì có mâu thuẫn

Nguyên nhân

Nay nguyện vọng của chúng tôi đề nghị Tòa án nhân dân……

Yêu cầu Tòa án công nhận sự tự nguyện thỏa thuận của chúng tôi:

* Về con chung: Chúng tôi có                      con chung:

1/ Tên là:                                                                      Sinh ngày:

2/ Tên là:                                                                      Sinh ngày:

Chúng tôi đã thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con chung và mức cấp dưỡng nuôi con hàng tháng như sau:

…….

Thu nhập bình quân của vợ:………….

Thu nhập bình quân của chồng:…………..

* Về tài sản chung vợ chồng có những tài sản sau: (Khai rõ từng tài sản, giá trị)

Chúng tôi đã tự nguyện thỏa thuận phân chia tài sản chung như sau:

* Về nhà ở chung của vợ chồng gồm có: (Khai rõ cụ thể nguồn gốc, quá trình sử dụng, nêu rõ giá trị từng nhà, đất)…..

Chúng tôi đã tự nguyện thỏa thuận phân chia về nhà ở chung (Bất động sản) khi ly hôn như sau:

* Về nợ chung: Chúng tôi đã tự nguyện thỏa thuận như sau:

* Về án phí lệ phí: Chúng tôi thỏa thuận

Nguyện vọng:…………….

Đơn của đương sự sẽ được chuyển qua trung tâm hòa giải, yêu cầu cho biết ý kiến về việc (tích vào dòng dưới đây)

Đồng ý chuyển đơn qua trung tâm hòa giải……………………

Không đồng ý chuyển đơn qua trung tâm hòa giải………………….

Người làm đơn yêu cầu

  Người vợ

 

(Ký, ghi rõ họ tên)

                  Người chồng

 

           ( Ký, ghi rõ họ tên)

  2. Ly hôn đơn phương 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                                ……, ngày….. tháng …… năm…….

ĐƠN KHỞI KIỆN

 Kính gửi: Toà án nhân dân……………………………………

Người khởi kiện:…………………………………………………………………………

Địa chỉ:……………………………… năm sinh………………………………….

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

Người bị kiện:……………………………………………………………………………..

Địa chỉ………………………………………………………………………………. năm sinh

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:

1.Về tình cảm vợ chồng

………………………………………………………………………………………………….

2. Về tài sản:

– Tài sản chung: ………………………………………………………………

– Tài sản riêng: ……………………………………………………………….

3. Về con chung:

………………………………………………………………………………………………….

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:

– CMND của nguyên đơn;

– 01 Giấy khai sinh của con;

– Sổ hộ khẩu;

– Giấy chứng nhận kết hôn;

– Các giấy tờ chứng minh tài sản chung, tài sản riêng, nợ chung nợ riêng

 NGƯỜI KHỞI KIỆN

Sau đây, Luật Trần và Liên Danh sẽ hướng dẫn các bạn cách viết mẫu đơn ly hôn đơn phương và thuận tình đúng nhất hiện nay.

Phần nội dung đơn ly hôn:

Ghi thời gian kết hôn và chung sống, địa điểm chung sống tại đâu và hiện tại có đang chung sống cùng nhau hay không, phần này cần thể hiện tình trạng mâu thuẫn vợ chồng và nguyên nhân mâu thuẫn …. Làm Đơn xin ly hôn này đề nghị tòa giải quyết việc ly hôn.

Phần con chung:

Nếu đã có con chung ghi thông tin các con chung (tên, ngày tháng năm sinh…), nguyện vọng và để nghị nuôi con, hay tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn (nếu có) …. Nếu chưa có con chung ghi chưa có.

Phần tài sản chung:

Nếu có tài sản ghi thông tin về tài sản (liệt kê toàn bộ), trị giá thực tế, đề nghị phân chia tài sản ly hôn … và Nếu không có tài sản chung ghi không có.

Phần nợ chung:

Nếu có nợ chung ghi cụ thể số nợ, (tiền hay tài sản, chủ nợ là ai, thời gian trả nợ…) và đề nghị phân nghĩa vụ trả nợ trong Mẫu đơn xin ly hôn. Nếu không có nợ chung ghi không có.

Nếu bạn đang có nhu cầu thực hiện thủ tục ly hôn tại Kon Tum nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức đi lại cũng như đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho mình hãy liên hệ ngay với Luật sư để được tư vấn qua số điện thoại 0969 078 234 và giải đáp các thắc mắc liên quan đến thủ tục ly hôn.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139