Những trường trung học nào tại Canada phổ biến với du học sinh Việt Nam nhất? Luật Trần và Liên Danh sẽ đưa ra top các trường cấp 3 ở canada có lượng du học sinh Việt Nam nhiều nhất qua bài viết này để bạn có thể tham khảo.
Hệ thống THPT tại Canada
Tại Canada, chính quyền các tỉnh bang chịu trách nhiệm về chính sách giáo dục trung học trong địa phương mình và các trường trung học buộc phải đăng kí cũng như thỏa mãn các tiêu chuẩn khắt khe về tốt nghiệp của bộ giáo dục từng tỉnh bang.
Cách quản lý, mức học phí cũng như hệ thống điểm số, chương trình, số năm học có sự khác biệt nhất định theo từng bang và từng trường, bậc trung học có thể kết thúc ở lớp 11, 12 hay 13 tùy vào khu vực Tất cả các trường đều được giảng dạy bởi các giáo viên đủ tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng giảng dạy và tập trung vào nhu cầu của từng học sinh.
Hình thức trường THPT Canada
Hệ thống giáo dục THPT tại Canada chia thành 2 nhóm là công lập và tư thục với những đặc điểm riêng biệt sau đây:
Khối trường trung học công lập tại Canada
Được quản lý trực tiếp bởi chính phủ của tỉnh bang và được tài trợ từ ngân sách nhà nước. Chương trình học do chính quyền tỉnh bang chịu trách nhiệm. Các trường công lập có chương trình homestay (ăn ở với người bản xứ) cho du học sinh quốc tế. Mức học phí và chi phí homestay khoảng từ $21.000 – $26.000 CAD tùy vào từng trường. Có hai hệ thống trường công lập danh tiếng tại Toronto và Vancover dành cho học sinh quốc tế muốn lấy bằng tú tài tại đây là Toronto Distric School Board và Vancouver School Board.
Khối trường trung học tư thục tại Canada
Các trường tư chủ yếu hoạt động từ nguồn học phí và được đầu tư bởi cá nhân hay tổ chức độc lập. Các lớp học thường ít học sinh hơn và có sự chủ động hơn về chương trình học, tuy nhiên chất lượng và giáo trình vẫn phải được phê duyệt bởi chính quyền các tỉnh bang. Đố i với học sinh quốc tế, có thể chọn ở trong kí túc xá tại trường hoặc ở homestay. Đa số các trường tư có những hỗ trợ về tài chính (học bổng, vay) cho những trường hợp thật sự cần thiết. Mức học phí và chi phí kí túc xá vào khoảng $ 24.000 – 27.000 CAD/năm tùy vào trường.
Lưu ý: Cả hai hệ thống trường công lập và tư thục đều có các khóa học ngôn ngữ (Tiếng Anh – tiếng Pháp) để hỗ trợ cho sinh viên quốc tế.
Các chương trình đào tạo
Đa số các trường THPT tại Canada đều nhận đào tạo học sinh theo chương trình AP và IB.
AP |
IB |
Là chương trình được đa số các trường đại học ở Canada, Hoa Kỳ và hơn 55 quốc gia khác công nhận. Với việc tích lũy các tín chỉ AP, học sinh có thể dễ dàng chuyển tiếp vào năm nhất hoặc năm 2 đại học Toronto, học sinh có thể tiết kiệm được từ 1 – 2 năm học. |
Là chương trình học để chuẩn bị vào các trường đại học danh tiếng trên khắp thế giới. Không có bằng cấp nào được đánh giá cao hơn bằng IB trong quá trình tuyển sinh ở các trường đại học ở các nước phát triển và cũng không có chương trình học nào chuẩn bị tốt hơn cho sinh viên về học thuật trước khi vào đại học và lĩnh vực nghiên cứu.
|
Học phí du học bậc THPT tại Canada
Mức chi phí Trung học Phổ thông so với Mỹ và Úc:
|
Canada |
Mỹ |
Úc (Australia) |
Học phí |
8.000 – 15.000 |
10.000 – 50.000 |
10.000 – 15.500 |
Phí ăn ở |
8.000 – 9.000 |
10.000 – 14.000 |
14.000 – 18.000 |
Phí bảo hiểm |
550 |
500 – 2.000 |
450 |
Chi Phí sách vở |
500 – 800 |
500 – 1000 |
n/a |
Các chi phí khác |
1.000 – 2.000 |
500 – 3.000 |
700 – 2.000 |
Như vậy học phí du học bậc Trung học phổ thông ở Canada chỉ khoảng 350 triệu – 450 triệu VNĐ/năm. Đây là mức học phí bậc THPT ở tỉnh bang Nova Scotia – tỉnh bang có mức học phí thấp nhất so với mặt bằng chung tại Canada.
Tuy nhiên, nếu chọn các thành phố lớn và sầm uất, thuộc Top những thành phố đáng sống nhất thế giới như Vancouver, Toronton, chi phí học bậc Trung học phổ thông sẽ vào khoảng 470 triệu VNĐ/năm
Cơ hội chuyển tiếp vào các trường đại học hàng đầu
Sau khi hoàn tất chương trình THPT, tất cả học sinh đều có cơ hội được nhận vào những trường ĐH danh tiếng tại. Tất cả các trường THPT tại Canada đều bắt học sinh tham gia các chương trình định hướng nghề nghiệp, dựa vào sở thích và khả năng của từng học sinh, mà sẽ có những hướng phát triển sự nghiệp khác nhau sao cho phù hợp nhất. Thêm vào đó, việc tham gia nhiều chương trình ngoại khóa sẽ là điểm mạnh, trong thư xin nhập học của học sinh khi được gửi đến trường ĐH.
Chính sách làm thêm, việc làm và cơ hội định cư Canada
Chính sách việc làm thêm và cơ hội việc làm, định cư sau tốt nghiệp chỉ áp dụng cho các bạn sinh viên đang học hoặc đã tốt nghiệp với các bằng cấp từ Cao đẳng trở lên, không áp dụng với các học sinh THPT. Tuy nhiên học sinh và phụ huynh nên tìm hiểu về các chính sách này nếu có dự định học tiếp lên các chương trình bậc cao hơn tại Canada.
Sinh viên quốc tế được phép đi làm thêm 20h/tuần và toàn thời gian trong kỳ nghỉ mà không cần xin giấy phép.
Sinh viên được phép ở lại Canada từ 1 – 3 năm để tìm việc làm sau khi tốt nghiệp Cao đẳng hoặc đại học. 90% sinh viên quốc tế tốt nghiệp tại Canada đều tìm được việc làm sau 6 tháng kể từ khi tốt nghiệp.
Bất kỳ du học sinh quốc tế nào đến làm việc tại 2 tỉnh bang Saskatchewan và Manitoba đều sẽ được chính quyền 2 tỉnh bang này hoàn trả lại 60% học phí (qua thuế) và miễn phí hoàn toàn bảo hiểm y tế.
Các sinh viên quốc tế có cơ hội trở thành công dân Canada sau khi làm việc từ 6 tháng đến 1 năm
Đặc biệt, sinh viên theo học tại các thành phố thuộc khu vực Atlantic có nhiều cơ hội định cư, làm việc thậm chí là sinh sống vĩnh viễn tại Canada nếu đơn xin nhập cư sau tốt nghiệp được chính phủ Canada chấp thuận.
Danh sách các trường THPT uy tín tại Canada
STT |
Tên trường |
Hinh thức |
Thành phố |
Bang |
1 |
Livingstone Range School District |
Công |
Stavely |
Alberta |
2 |
Golden Hills School Division |
Công |
Strathmore |
Alberta |
3 |
The Vancouver Island High School |
|
Nanaimo |
British Columbia |
4 |
Vancouver School board |
Công |
Vancouver |
British Columbia |
5 |
Bodwell High School |
Tư thục nội trú |
Vancouver |
British Columbia |
6 |
Kootenay Lake School District |
Công |
Rocky Mountain Region |
British Columbia |
7 |
Alberni District Secondary School |
Công |
Vancouver Island |
British Columbia |
8 |
Abbotsford School District |
Công |
Greater Vancouver Area |
British Columbia |
9 |
Gulf Island School District |
Công |
Island off Vancouver |
British Columbia |
10 |
Central Okanagan School District |
Công |
Rocky Mountain Region |
British Columbia |
11 |
Chilliwack School District |
Công |
Greater Vancouver Area |
British Columbia |
12 |
Burnaby School District |
Công |
Vancouver |
British Columbia |
13 |
Pattison High School |
Công |
Vancouver |
British Columbia |
14 |
The high school at Vancouver Island Unviersity |
Công |
Nanaimo |
British Columbia |
15 |
Langley School District |
Công |
Langley |
British Columbia |
16 |
New Westminter School District |
Công |
New westminster |
British Columbia |
17 |
Sea to sky District |
Công |
Rocky Mountain Region |
British Columbia |
18 |
Rocky Mountain School District |
Công |
Rocky Mountain Region |
British Columbia |
19 |
Qualicum School District |
Công |
Vancouver Island |
British Columbia |
20 |
Powell River School District |
Công |
Northern British Columbia |
British Columbia |
21 |
Nanaimo-Ladysmith School District |
Công |
Vancouver Island |
British Columbia |
22 |
Sooke School District |
Công |
Vancouver Island |
British Columbia |
23 |
Vernon School District |
Công |
Rocky Mountain Region |
British Columbia |
24 |
Delta School District |
Công |
Delta |
British Columbia |
25 |
Pembina Trails School District |
Công |
Winnipeg |
Manitoba |
26 |
Newfoundland And Labrador |
Công |
Newfoundland |
Newfoundland |
27 |
Nova Scotia School board |
Công |
Nova Scotia |
Nova scotia |
28 |
Upper Grand School District – Centre Wellington High School |
Công |
Guelph Region |
Ontario |
29 |
Upper Madison College (UMC High School) |
Tư |
Toronto |
Ontario |
30 |
Upper Canada District School Board (UCDSB) |
Công |
Brockville |
Ontario |
31 |
Toronto Catholic Distric School Board |
Công |
Toronto |
Ontario |
32 |
Toronto District School Board |
Công |
Toronto |
Ontario |
33 |
District School Board of Niagara |
Công |
Niagara |
Ontario |
34 |
Eastern Township School Board |
Công |
Greater Montreal Area |
Quebec |
35 |
Simcoe School Board |
Công |
Greater Toronto Area |
Ontario |
36 |
York Region District School Board |
Công |
York |
Ontario |
37 |
Birmingham International Collegiate of Canada (BICC) |
Tư |
Toronto |
Ontario |
38 |
Halton District School Board – Burlington |
Công |
Toronto |
Ontario |
39 |
The great lakes college of toronto |
Tư |
Toronto |
Ontario |
40 |
Ottawa – Carleton District School Board |
Công |
Ottawa |
Ontario |
41 |
Peel District School Board |
Công |
Mississauga |
Ontario |
42 |
Columbia International College |
Tư thục nội trú |
Hamilton |
Ontario |
43 |
Braemar College |
Tư |
Toronto |
Ontario |
44 |
Bronte College |
Tư |
Mississauga |
Ontario |
45 |
Hamilton – Wentworth District School Board |
Công |
Hamilton |
Ontario |
Một số lưu ý khác bạn cần biết trước khi du học Canada
Ngoài những lưu ý trên, bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây:
Quần áo và giày dép
Vào mùa đông, thời tiết Canada rất lạnh và thường có tuyết do đó bạn phải chuẩn bị quần áo ấm như: mũ len, khăn choàng,… Ngoài ra, bạn cần mua thêm giày chuyên dụng đi trên băng để tránh bị té ngã.
Canada phải đối phó với thời tiết lạnh giá hàng năm nên ngành công nghiệp may mặc, đặc biệt là đồ giữ ấm luôn được chú trọng phát triển. Theo lời khuyên của du học sinh Canada, bạn nên đến Canada mua quần áo ấm vì chất liệu được giữ ấm tốt hơn, chất lượng hơn và giá cũng không quá đắt đỏ.
Ngoài ra nếu bạn nhập học vào mùa hè bạn nên chuẩn bị thêm quần áo vào mùa hè. Tuy nhiên tại Canada có rất nhiều đợt giảm giá, bạn có thể mua được rất nhiều quần áo đẹp với mức giá khá rẻ.
Thuốc và thực phẩm thiết yếu
Khi mới qua Canada bạn phải đợi từ 1 đến 2 tháng mới được cấp số bảo hiểm y tế, nếu trong trường hợp bạn bị cảm thì chi phí khám chữa bệnh trong khoảng thời gian này rất tốn kém vì vậy bạn nên mang một số loại thuốc cần thiết như: thuốc cảm, thuốc hạ sốt,… và đặc biệt nếu bạn đang phải sử dụng thuốc trong khoảng thời gian dài thì nên đảm bảo mang theo đủ số lượng đến khi quay về Việt Nam.
Về thực phẩm, bạn nên mang theo một số đồ ăn đóng hộp, mì gói hay đồ khô để tránh trường hợp mới qua chưa tìm được quán ăn hoặc chưa quen với thức ăn tại Canada.
Làm thêm tại Canada
Để kiếm thêm thu nhập và làm quen với người dân bản địa bạn có thể đi làm thêm, tại Canada bạn có thể đi làm thêm tối đa 20 giờ/tuần trong thời gian học và được làm full-time trong các kì nghỉ. Tuy nhiên, ở một số bang bạn sẽ không được đi làm thêm ngay sau khi mới nhập học. Bạn phải học tại trường ít nhất 6 tháng mới được cấp (work-permit) giấy phép lao động và lúc này bạn mới có thể đi làm thêm.
Kinh nghiệm xin học bổng du học Canada
Nếu bạn vừa muốn tiết kiệm chi phí và cải thiện cuộc sống thì học bổng là một gợi ý không tồi. Để nhận được học bổng đồng nghĩa với việc bạn phải có thành tích học tập tốt. Thành tích học này sẽ nhận được khoản tiền kha khá để lo cho tiền học, tiền sinh hoạt.
Có không ít những trường đại học ở Canada đưa ra các chương trình học bổng cho du học sinh. Chính vì vậy mà chẳng có lý do gì mà chúng ta không cố gắng để rinh ngay cho mình một suất học bổng. Tuy nhiên, du học sinh cũng cần thực sự nỗ lực và có kế hoạch để đạt được học bổng Canada. Và nhớ là phải thường xuyên cập nhật những thông tin về các suất học bổng mới nhất. Để tránh không bị bỏ lỡ cơ hội của bản thân nhé. Bạn có thể chú ý đến một số học bổng hấp dẫn cho sinh viên quốc tế như:
Học bổng tuyển sinh quốc tế Humber College
Học bổng tuyển sinh quốc tế (IMES) cho sinh viên
Học bổng du học Canada tại đại học Carleton
Học bổng Ontario Trillium (OTS)
Học bổng Trudeau Foundation
Học bổng điều dưỡng FA Davis
Vanier Canada Graduate Scholarships (Vanier CGS)
Giải thưởng Nelson Mandela (Đại học Toronto)….
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về các trường cấp 3 ở canada Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.