Bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư

bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư

Việc bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư được xem là Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư là thủ tục hành chính phải thực hiện tại cơ quan đăng ký đầu tư để ghi nhận các nội dung thay đổi của dự án trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Theo quy định Luật Đầu tư 2020, khi dự án hoặc nhà đầu tư có sự thay đổi thì công ty phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.

Hồ sơ thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp không phải cấp Quyết định chủ trương đầu tư gồm:

  • Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;
  • Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư đối với nhà đầu tư là tổ chức hoặc văn bản tương đương đối với nhà đầu tư là cá nhân;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hiện tại;
  • Giải trình hoặc cung cấp tài liệu liên quan đến việc điều chỉnh những nội dung sau:
    • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
    • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
    • Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
    • Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
    • Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
    • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
    • Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

Thời hạn thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư phải cấp quyết định chủ trương đầu tư:

Nhà đầu tư có dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;
  • Thay đổi quy mô diện tích đất sử dụng trên 10% hoặc trên 30 ha, thay đổi địa điểm đầu tư;
  • Thay đổi tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư;
  • Kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà tổng thời gian đầu tư dự án vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu;
  • Điều chỉnh thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;
  • Thay đổi công nghệ đã được thẩm định, lấy ý kiến trong quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư;
  • Thay đổi nhà đầu tư của dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư trước khi dự án khai thác, vận hành hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có).

Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội

  • Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
  • Dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
  • Nhà máy điện hạt nhân;
  • Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
  • Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;
  • Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;
  • Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Chính phủ

  • Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
  • Dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;
  • Dự án đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân bay; đường cất hạ cánh của cảng hàng không, sân bay; nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế; nhà ga hàng hóa của cảng hàng không, sân bay có công suất từ 01 triệu tấn/năm trở lên;
  • Dự án đầu tư mới kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng không;
  • Dự án đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; bến cảng, khu bến cảng có quy mô vốn đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc cảng biển loại I;
  • Dự án đầu tư chế biến dầu khí;
  • Dự án đầu tư có kinh doanh đặt cược, ca-si-nô (casino), trừ kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;
  • Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong các trường hợp: dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 50 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 50 ha nhưng quy mô dân số từ 15.000 người trở lên tại khu vực đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 100 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 100 ha nhưng quy mô dân số từ 10.000 người trở lên tại khu vực không phải là đô thị; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi bảo vệ của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt;
  • Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất;
  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí;
  • Dự án đầu tư đồng thời thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên;
  • Dự án đầu tư khác thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
  • Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng, dự án đầu tư có đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân không thuộc diện phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong các trường hợp: dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 50 ha và có quy mô dân số dưới 15.000 người tại khu vực đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 100 ha và có quy mô dân số dưới 10.000 người tại khu vực không phải là đô thị; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt;
  • Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn (golf);
  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
  • Đối với dự án đầu tư quy định tại các điểm 1, 2, 4 nêu trên thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế chấp thuận chủ trương đầu tư.
bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư
bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư

Thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không có thành viên góp vốn mới

Thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được thực hiện theo các bước như sau:

  • Bước 1: Thực hiện thủ tục điều chỉnh và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (phần dự án đầu tư cũ) theo thủ tục đầu tư;
  • Bước 2: Thay đổi nội dung liên quan trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Bước 3: Điều chỉnh hoặc cấp mới Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh như: Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế/ Giấy phép đủ điều kiện cơ sở an toàn thực phẩm/ Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ, du học/ Giấy phép kinh doanh (Chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp bổ sung thêm ngành nghề thực hiện quyền phân phối bản lẻ hàng hoá, cho thuê hàng hóa, và các ngành nghề theo quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP)…

Thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư khi có nhà đầu tư nước ngoài mới góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:

  • Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính làm thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Công ty có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Bước 2: Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh để làm thủ tục ghi nhận thông tin nhà đầu tư trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Trường hợp doanh nghiệp chưa tách giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ đồng thời thực hiện thủ tục tách tại bước 2. Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp đã được cấp);
  • Bước 3: Trường hợp phải cấp lại dấu pháp nhân của doanh nghiệp theo thông tin của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (tức là mã số thuế của doanh nghiệp) theo đúng như ghi nhận hiện tại của doanh nghiệp trong nước.
  • Bước 4: Thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cập nhật thông tin của nhà đầu tư mới cùng các nội dung điều chỉnh liên quan đến dự án đầu tư.
  • Bước 5: Trường hợp nhà đầu tư có thực hiện bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tiếp tục thực hiện thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Bước 6: Xin cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định pháp luật chuyên ngành.

Lưu ý khi điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  • Đối với doanh nghiệp chưa thực hiện thủ tục tách Giấy chứng nhận đầu tư thành Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thực hiện tách Giấy chứng nhận đầu tư.
  • Sau khi doanh nghiệp điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cần thực hiện một số thủ tục để tránh các thủ tục pháp lý phát sinh ngoài ý muốn như sau:
    • Nếu doanh nghiệp thay đổi có thêm thành viên góp vốn mới cần lưu ý nhà đầu tư mới phải góp vốn đầu tư vào tài khoản chuyển vốn của doanh nghiệp và lưu ý góp đúng tiến độ theo thời hạn đã cam kết theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp, nhà đầu tư không góp vốn đúng tiến độ cam kết trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, doanh nghiệp phải làm thủ tục gia hạn góp vốn và bị phạt theo quy định của pháp luật.
    • Doanh nghiệp lưu ý thủ tục báo cáo và các mẫu báo cáo của doanh nghiệp theo nội dung ghi nhận và nghĩa vụ báo cáo đầu tư của doanh nghiệp (Thông thường là quy định tại Điều 3 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư);
    • Đối với các ngành nghề kinh doanh mới điều chỉnh là ngành nghề kinh doanh có điều kiện đề nghị doanh nghiệp đảm bảo các điều kiện trong quá trình hoạt động.

Một số câu hỏi liên quan

Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư có bắt buộc không?

Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Do đó khi thay đổi các nội dung của Dự án đầu tư phải thực hiện điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp không thực hiện điều chỉnh dự án đầu tư có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. (Nghị định 50/2016/NĐ-CP).

Thay đổi tên nhà đầu tư có cần điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư không?

Theo quy định tại Điều 47 Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì trường hợp thay đổi tên nhà đầu tư cần phải làm thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư.

Khi nào phải làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?

Theo quy định tại điều 41 Luật đầu tư 2020, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư mất thời gian bao lâu?

Theo quy định luật đầu tư 2020, thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh là 10 ngày làm việc kể từ khi cơ quan đăng ký đầu tư nhận được hồ sơ hợp lệ.  (Trừ trường hợp thay đổi tên dự án, thay đổi tên nhà đầu tư là 03 ngày làm việc)

Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại cơ quan nào?

Nhà đầu tư nộp hồ sơ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư là: Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp; hoặc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/ thành phố.

Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư mất lệ phí bao nhiêu?

Hiện tại các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài không phải nộp phí, lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh khi làm thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư.

Dịch vụ điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư của Công ty luật Trần và liên danh

  • Luật Trần và liên danh tư vấn cho khách hàng điều kiện, hồ sơ, thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư;
  • Soạn thảo hồ sơ pháp lý cho doanh doanh nghiệp liên quan đến nội dung điều chỉnh theo qui định của pháp luật và thông tin doanh nghiệp cung cấp;
  • Đại diện theo ủy quyền của khách hàng thực hiện các thủ tục để điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Theo dõi quá trình thụ lý hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giải trình với các cơ quan nhà nước về các vấn đề liên quan đến hồ sơ để được điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các thủ tục pháp lý phát sinh sau khi điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư;
  • Tư vấn cấp, điều chỉnh các giấy phép con có liên quan sau khi điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp;
  • Tư vấn cấp thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau khi thực hiện điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư;
  • Hỗ trợ các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh cho nhà đầu tư tại Việt Nam;
  • Tư vấn các thủ tục về pháp luật thuế, kế toán cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH! để được tư vấn một cách nhanh chóng và tốt nhất!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139