Văn phòng tư vấn du học canada

van phong tu van du hoc canada

Hành trang du học Canada là một phần quan trọng trong hành trình chinh phục tri thức của các bạn học sinh, sinh viên tại xứ sở cờ hoa.

Khi quyết định đi du học Canada, ngoài việc chuẩn bị thủ tục theo quy định và đầy đủ tài chính thì các bạn cũng cần chú ý đến việc chuẩn bị hành lý du học Canada để bắt đầu cuộc sống mới.

Hẳn không ít bạn học sinh, sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm, còn đang băn khoăn không biết nên mang gì khi đi du học Canada, mang như thế nào là vừa đủ, hợp lý.

Cùng văn phòng tư vấn du học canada Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu chi tiết về những điều cần biết khi chuẩn bị hành lý du học Canada qua bài viết dưới đây nhé!

Hãy cẩn thận chuẩn bị giấy tờ tùy thân khi du học Canada

Khi chia sẻ về những điều cần biết khi chuẩn bị hành lý du học Canada, các du học sinh luôn nhấn mạnh việc cẩn thận chuẩn bị giấy tờ tuỳ thân.

Đặc biệt đối với du học Canada, du học sinh cần được cấp Study Permit sau khi đáp xuống sân bay tại Canada để được quyền nhập cảnh.

Do đó, khi chuẩn bị du học Canada, các bạn cần đảm bảo giấy tờ được sắp xếp trong hành lý xách tay để tiện cho việc làm giấy tờ.

Bạn có thể tham khảo một số danh mục các giấy tờ cần chuẩn bị khi đi du học Canada ở bảng sau.

STT

Loại giấy tờ

1

Passport (còn hạn tối thiểu 6 tháng)

2

CMND

3

Một vài hình 3.5×4.5 nền trắng

4

Hộ khẩu

5

Khai sinh

6

Thư chấp nhận của Đại Sứ quán Canada

7

Thư mời học

8

Hoá đơn học phí

9

Hồ sơ học thuật (đã dịch sao y công chứng)

10

Thư giải trình kế hoạch học tập

11

Giấy Chứng nhận Đầu tư Đảm bảo (GIC) (nếu du học theo diện SDS)

12

Hồ sơ Chứng minh Tài chính

13

Giấy khám Sức khỏe, Đơn Kê toa cho các loại thuốc bạn mang theo

14

Sinh viên theo học tại Quebec phải có thêm giấy “Certificat d’Acceptance du Quebec” hay CAQ Approved Letter

Chuẩn bị tài liệu học tập cần thiết

Hầu như các du học sinh đều bỏ qua tài liệu học tập trong lúc chuẩn bị hành trang du học Canada.

Thông thường, tất cả tài liệu học tập của bạn sẽ được mua mới, mượn ở thư viện hoặc truy cập trên thư viện điện tử của nhà trường tại Canada.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể chuẩn bị một số tài liệu hỗ trợ cho quá trình học tập.

Một số tài liệu điển hình là:

Từ điển Anh – Việt

Từ điển chuyên ngành

Một số sách chuyên ngành tiếng Việt (để tiện đọc và tra cứu thông tin)

Tiền mặt chỉ mang vừa đủ!

Trong danh sách những thứ cần mang khi đi du học Canada, tiền là một phần quan trọng không thể thiếu.

Bạn có thể quy đổi một ít tiền mặt và mang theo để tiện sử dụng trong 1-2 tuần đầu tại Canada khi chưa thể mở tài khoản ngân hàng.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, chỉ mang vừa đủ tiền mặt trong hành trang du học Canada.

Theo quy định của Chính phủ Việt Nam ( tính đến tháng 08/2018 ), các cá nhân khi xuất nhập nếu mang tiền mặt trên mức 5,000 USD (tương đương 6,5000 CAD) thì phải khai báo Hải Quan.

Do đó, để tránh rắc rối trong quá trình di chuyển, bạn nên mang lượng tiền mặt ít hơn số tiền quy định này.

Sau khi đến Canada, hầu hết các giao dịch thanh toán đều sử dụng thẻ ngân hàng.

Bạn nên nhanh chóng hoàn tất thủ tục mở tài khoản ngân hàng tại Canada để tiện cho việc mua sắm và chi tiêu hằng ngày.

Lựa chọn quần áo thông minh

Khi chuẩn bị hành lý du học Canada, bạn cần chú ý lựa chọn quần áo thật thông minh để tối ưu hoá diện tích vali nhưng vẫn đầy đủ các loại áo quần cần thiết.

Chuẩn bị quần áo ấm: Đây là loại trang phục không thể thiếu bởi thời gian đầu bạn chưa quen với khí hậu Canada.

Bạn có thể mang theo một vài chiếc áo/quần ấm, tất nhưng không nên mang quá nhiều vì loại trang phục này thường làm chật hành lý.

Bạn nên chuẩn bị sẵn một chiếc áo ấm để mặc ngay sau khi xuống sân bay Canada, tránh bị sốc nhiệt.

Chuẩn bị quần áo thường ngày: Phong cách chủ yếu của các nước Bắc Mỹ là tối giản nhưng lịch sự.

Bạn nên mang theo áo phông, quần jean để tận dụng được trong nhiều hoàn cảnh

Chuẩn bị trang phục trang trọng: Bạn nên chuẩn bị ít nhất một bộ đồ trang trọng khi chuẩn bị hành trang du học Canada để sử dụng khi cần.

Chuẩn bị giày dép: Tại Canada, hầu hết các du học sinh cần phải đi bộ thường xuyên hơn để sử dụng các phương tiện công cộng.

Bạn đừng quên chuẩn sẵn bị một đôi giày thể thao thoải mái, vừa vặn trong hành lý du học Canada nhé!

Chuẩn bị thực phẩm và thuốc

Một điều cần biết khi đi du học Canada là những loại thực phẩm không được phép có trong hành lý của du học sinh theo quy định của Chính phủ Canada, bao gồm các loại thực phẩm tươi sống.

Tuy nhiên, khi chuẩn bị hành lý du học Canada, các bạn vẫn có thể mang theo các dạng đồ ăn liền nguyên gói, các loại gia vị để nấu ăn trong 1-2 tuần đầu chưa quen với khẩu vị tại xứ sở lá phong.

Đối với thuốc, bạn nên chuẩn bị sẵn một số thuốc cảm cúm, đau bụng, chống say tàu xe để sử dụng trong một số trường hợp đơn giản.

Nếu bạn có bệnh đặc trị và cần dùng thuốc kê toa, hãy đảm bảo bạn đem đầy đủ giấy khám và toa kê của bác sĩ, phòng trường hợp được hỏi khi nhập cảnh.

van phong tu van du hoc canada
văn phòng tư vấn du học canada

Có nên mang theo thiết bị điện tử trong hành lý du học Canada không?

Trong danh sách những thứ cần mang khi chuẩn bị hành lý đi du học Canada, thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, máy ảnh, v.v. là những vật bất ly thân.

Những thiết bị này sẽ phục vụ quá trình học tập, giải trí và liên lạc của các du học sinh.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý mua thêm các đầu chuyển đổi (adapter / converter) vì Việt Nam sử dụng ổ cắm tròn còn Canada dùng ổ cắm dẹt.

Tất cả các thiết bị điện tử, đồ gia dụng khác, bạn có thể mua sau khi đến Canada để tiết kiệm diện tích và tránh cồng kềnh khi mang vác.

Những lưu ý khi chuẩn bị hành lý du học Canada

Sau khi nắm rõ đi du học Canada cần mang theo những gì, các du học sinh cũng nên lưu ý đến quá trình đóng gói hành lý sao cho thật tối ưu.

Dưới đây là một số mẹo nhỏ về cách chuẩn bị hành lý du học Canada mà bạn có thể tham khảo:

Tạo danh sách những vật dụng cần thiết sẽ mang theo.

Lựa chọn những món đồ thực sự quan trọng với bạn.

Sắp xếp mọi thứ gọn gàng vào chiếc vali của bạn.

Kiểm tra hành lý trước khi lên đường và sau khi đến nơi

Vậy hành trang du học Canada gồm những gì?

Nhìn chung, khi chuẩn bị hành lý du học Canada, bạn cần lưu ý những đầu mục sau:

Giấy tờ, hồ sơ

Tài liệu học tập

Tiền mặt

Quần áo

Thực phẩm, thuốc

Thiết bị điện tử

Bạn hãy chú ý sắp xếp hành trang du học Canada sao cho gọn gàng, đầy đủ để chuẩn bị cho khởi đầu mới tại xứ sở lá phong thật suôn sẻ nhé!

Hệ thống giáo dục Canada có điểm gì nổi bật?

Giáo dục là một lĩnh vực rất được chính phủ Canada ưu tiên chú trọng. Đất nước này tự hào có một hệ thống giáo dục công lập do nhà nước điều hành, được cung cấp, tài trợ và quản lý bởi chính quyền liên bang, tỉnh và địa phương.

Chính vì vậy, hệ thống giáo dục ở các tỉnh bang không đồng nhất mà có sự khác biệt giữa các chương trình học, độ tuổi tối thiểu.

Giáo dục Canada chia thành bốn giai đoạn: giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học và sau trung học, bao gồm hệ thống các trường công lập và tư thục trải khắp mọi tiểu bang.

Độ tuổi giáo dục bắt buộc khác nhau giữa các tỉnh bang ở Canada. Trẻ em từ năm tuổi và đến bảy tuổi (Manitoba) là hợp pháp phải đi học.

Giáo dục bắt buộc đến 16 tuổi ở mọi tỉnh bang ở Canada. Tuy nhiên, một số tỉnh bang yêu cầu học sinh Canada học cho đến khi 18 tuổi, chẳng hạn như Nova Scotia, New Brunswick và Manitoba.

Về trình độ học vấn, khoảng 90% tổng số người Canada có ít nhất bằng tốt nghiệp trung học và cứ 7 người thì có một người có bằng Đại học.

Canada được biết đến là một đất nước song ngữ. Hầu hết các chương trình giáo dục cho sinh viên được giảng dạy bằng hai ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh và tiếng Pháp.

Trong đó, tiếng Anh chiếm phần lớn ở hầu hết các tỉnh bang, còn tại Quebec thì tiếng Pháp được sử dụng là ngôn ngữ thứ nhất. Vì vậy, lợi thế về ngôn ngữ sẽ giúp bạn nhập học dễ dàng hơn ở các trường Đại học, Cao đẳng tại Canada.

Phân chia bậc học trong hệ thống giáo dục Canada

Canada là quốc gia rất phát triển và nổi tiếng với chất lượng giáo dục đẳng cấp trên toàn cầu. Mặc dù có sự khác nhau giữa các tỉnh, nhưng nhìn chung hệ thống giáo dục bao gồm công lập và tư thục, từ mẫu giáo đến Đại học.

Người Canada phải đi học cho đến khi 16 tuổi và các bậc học ở Canada chia làm 4 giai đoạn:

Giáo dục mầm non

Mẫu giáo hay tiền tiểu học là giai đoạn giáo dục đầu tiên ở Canada, dành cho trẻ em trong độ tuổi từ (4-5 tuổi). Chúng được cung cấp bởi các trường công lập, tư thục và liên bang, tuỳ thuộc vào nơi bạn chọn để gửi con mình.

Ở hầu hết các khu vực, năm đầu tiên của trường mầm non là công lập và miễn phí, trong khi một số tỉnh cung cấp các năm học bổ sung miễn phí, chẳng hạn như Quebec cung cấp mẫu giáo miễn phí cho những người thuộc các gia đình có thu nhập thấp hoặc cho trẻ em khuyết tật.

Chương trình giảng dạy dành cho lứa tuổi mầm non ở Canada rất thoải mái và là cơ hội để học sinh nhỏ tuổi học bảng chữ cái, các kỹ năng cơ bản như đếm, đọc chữ, âm nhạc, nghệ thuật và cách giao tiếp với người khác.

Các chương trình này được thiết kế đặc biệt để chuẩn bị cho trẻ em bước vào giai đoạn học tiểu học!

Giáo dục bậc Tiểu học

Giáo dục Tiểu học ở Canada là bắt buộc, bắt đầu từ lớp 1, thường ở độ tuổi 6 hoặc 7 và cho đến lớp 6 ở độ tuổi 11 đến 12 tuổi.

Ở Canada, học sinh ở các lớp giáo dục tiểu học thường chỉ học dưới sự hướng dẫn của một giáo viên, dạy tất cả các môn học trong cùng một lớp học.

Các chương trình giáo dục đặc biệt dành cho trẻ em khuyết tật cũng được thiết kế sẵn, lúc này có thể có đến 4 giáo viên để hỗ trợ giảng dạy.

Chương trình học ở giai đoạn giáo dục Tiểu học bao gồm một số môn học như toán học, đọc hiểu, ngữ văn (thường là tiếng Anh, tiếng Pháp ở Quebec), nghiên cứu xã hội, lịch sử, địa lý, khoa học, âm nhạc, nghệ thuật và giáo dục thể chất. Đương nhiên, độ khó của chương trình giảng dạy nói trên sẽ tăng lên khi học sinh lên lớp.

Giáo dục bậc Trung học

Giáo dục Trung học ở Canada bao gồm hai cấp độ Trung học cơ sở và Trung học phổ thông:

Giáo dục Trung học cơ sở

Khi học sinh hoàn thành tốt năm cuối của giáo dục Tiểu học hoặc lớp 6, các em sẽ được lên Trung học cơ sở, được chia thành hai cấp học sau:

Lớp 7 (từ 12–13 tuổi)

Lớp 8 (từ 13–14 tuổi)

Hai năm này giúp học sinh có cơ hội thích nghi với những thay đổi của việc chuyển đổi lớp học và giáo viên luân phiên giảng dạy. Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh chuẩn bị tốt nhất cho bước học tiếp theo với độ khó của các khóa học dự kiến ​​sẽ tăng lên rất nhiều.

Các môn học ở Canada khác cũng được thêm vào chương trình giảng dạy ở trường trung học cơ sở như hướng dẫn học ngoại ngữ: tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh (dành cho học sinh Quebec), v.v.

Giáo dục Trung học phổ thông

Sau khi hoàn thành xong lớp 8, các em lại tiếp tục lên cấp Trung học phổ thông. Giai đoạn giáo dục này các em học trong vòng 4 năm, được chia nhỏ theo độ tuổi sau:

Lớp 9 (14 -15 tuổi)

Lớp 10 (15 -16 tuổi)

Lớp 11 (từ 16 -17 tuổi)

Lớp 12 (17-18 tuổi)

Theo luật, học sinh phải ở lại trường Trung học cho đến ít nhất 16 tuổi. Quy tắc này áp dụng cho mọi tỉnh bang ngoại trừ Ontario và New Brunswick, trong đó học sinh phải tiếp tục đi học cho đến khi 18 tuổi hoặc khi hoàn thành chương trình trung học và được cấp bằng tốt nghiệp.

Ở Quebec, giáo dục trung học kết thúc vào lớp 11, thường được theo sau bởi chương trình dự bị Đại học hai năm được gọi là Cegep.

Khoảng 90% học sinh ở Canada hoàn thành tốt chương trình trung học và được cấp bằng tốt nghiệp.

Các trường trung học của Canada thiết kế chương trình giảng dạy một cách cẩn thận và chu đáo để chuẩn bị tốt nhất cho học sinh khi học lên cao. Một số tỉnh thậm chí còn đào tạo việc làm ở cấp trung học phổ thông.

Điều đặc biệt là trường trung học công lập ở Canada còn có chương trình International Baccalaureate – IB (chứng chỉ quốc tế). IB là chứng chỉ được công nhận khắp Bắc Mỹ – tương đương với năm thứ nhất Đại học.

Khi học sinh đạt được điểm cao môn học IB thì sẽ được các trường Đại học công nhận khi học sinh đó chuyển lên Đại học.

Giáo dục bậc Cao đẳng & Đại học

Sau khi tốt nghiệp trung học thành công, học sinh có thể tự do đăng ký vào trường Cao đẳng hoặc Đại học mà mình lựa chọn.

Cao đẳng

Ở Canada, Cao đẳng dùng để chỉ trường Cao đẳng cộng đồng hoặc trường kỹ thuật, khoa học ứng dụng, Cegep…. Đây là cơ sở đào tạo sau trung học cấp chứng chỉ nghề, bằng tốt nghiệp và bằng cao đẳng.

Các giáo trình giảng dạy ở nhiều trường Cao đẳng tập trung chuyên sâu về nghề nghiệp hơn là ở bậc Đại học. Những lớp học ít người nên có nhiều thời gian để thực tập bên ngoài trường, không gian học và phòng ốc thoáng đãng, dạy tương tác nhiều hơn.

Tại xứ sở lá phong, nhiều trường Cao đẳng là nơi đào tạo xuất sắc cho nhiều lĩnh vực như môi trường, công nghệ thông tin, khách sạn, du lịch,…Ở đây, sinh viên có thể tham gia các chương trình học bán thời gian và toàn thời gian.

Các trường Cao đẳng ở Canada thường xuyên thay đổi để đáp ứng những nhu cầu về kinh tế xã hội của cộng đồng.

Cao đẳng Cộng đồng

Tại Canada, các trường Cao đẳng cộng đồng là phổ biến nhất, có nhiều chương trình đào tạo chuyên môn từ 1-3 năm (gồm cả thời gian thực tập).

Một số ít còn có chương trình chuyển tiếp lên Đại học, học sinh có thể học các khóa học tương đương với các khóa học trong 2 năm đầu của chương trình 4 năm Đại học. Sau đó thì sẽ tiếp tục học tiếp chương trình học 2 năm cuối tại trường Đại học để nhận bằng cử nhân.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với văn phòng tư vấn du học canada Luật Trần và Liên Danh để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139