Tước danh hiệu công an nhân dân

Tước danh hiệu công an nhân dân

Tước danh hiệu công an nhân dân là việc xóa tên cá nhân khỏi danh sách quân nhân và xóa bỏ mọi quyền lợi liên quan. Dưới đây là các trường hợp bị tước danh hiệu công an nhân dân:

Tước danh hiệu công an nhân dân là gì?

Công an nhân dân theo quy định tại Điều 3 Luật công an nhân dân năm 2018 quy định là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Tước danh hiệu công an nhân dân là việc lấy đi, xóa bỏ và không cho sử dụng chức danh mà cá nhân đó đang có, kèm theo là sẽ mất đi những quyền lợi của công an nhân dân. Việc tước danh hiệu công an nhân dân là hình thức kỷ luật rất nặng khi cá nhân người đó có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc áp dụng hình thức kỷ luật đối với cán bộ, chiến sỹ công an nhân dân

Theo Thông tư dự thảo về việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, chiến sỹ công an nhân dân quy định các nguyên tắc khi áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu như sau: 

– Mọi vi phạm kỷ luật phải được phát hiện áp dụng nguyên tắc Kịp thời, khách quan, minh bạch, công bằng, bình đẳng, nghiêm minh, đúng pháp luật.

–  Việc xử phạt vi phạm kỷ luật cần phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi của hành vi vi phạm.

– Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý kỷ luật một lần bằng một hình thức kỷ luật.

– Trường hợp cán bộ, chiến sĩ đang chấp hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm kỷ luật mới thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau:

+ Nếu hành vi vi phạm kỷ luật mới nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang chấp hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành. Ví dụ đang bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo nhưng vi phạm mới áp dụng hình thức khiển trách thì sẽ áp dụng hình thức hạ bậc lương đối với cán bộ chiến sỹ không giữ chức vụ lãnh đạo hoặc giáng chức, giáng cấp bậc hàm đối với cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo; 

+ Nếu hành vi vi phạm kỷ luật mới nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang chấp hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm kỷ luật mới; 

Khi quyết định kỷ luật mới có hiệu lực mà cán bộ, chiến sỹ  trước đó đang áp dụng 1 hình thức kỷ luật khác thì Quyết định kỷ luật đang chấp hành đó sẽ chấm dứt hiệu lực.

– Áp dụng kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu công an khi cán bộ, chiến sĩ bị bắt do phạm tội quả tang, chứng cứ rõ ràng hoặc cán bộ, chiến sĩ đã thừa nhận hành vi phạm tội và có đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh cán bộ, chiến sĩ đó đã thực hiện hành vi phạm tội hoặc bị khởi tố bị can và quyết định khởi tố bị can đã được Viện kiểm sát phê chuẩn

– Ngoài ra cần phải xem xét các yếu tố tăng nặng, giảm nhẹ để áp dụng hình thức kỷ luật cho xứng đáng như căn cứ vào: thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của cán bộ, chiến sĩ có hành vi vi phạm kỷ luật

– Hình thức xử phạt hành chính không thay thế cho hình thức kỷ luật; 

– Trong quá trình xem xét kỷ luật, tuyệt đối: 

+ Nghiêm cấm mọi hành vi xâm hại sức khoẻ, thân thể, danh dự, nhân phẩm của cán bộ, chiến sĩ;

+ Nghiêm cấm việc bao che, né tránh, báo cáo không trung thực, cản trở việc xác minh, xử lý kỷ luật; chống tư tưởng định kiến, trù dập đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm; xử lý kỷ luật phải đi đôi với việc giáo dục, giúp đỡ tạo điều kiện cho cán bộ, chiến sĩ khắc phục sửa chữa khuyết điểm, đồng thời có tác dụng giáo dục, phòng ngừa chung.

Các trường hợp tước danh hiệu Công an nhân dân:

– Chống mệnh lệnh: 

Nếu là chỉ huy hoặc sĩ quan hay lôi kéo người khác tham gia chống mệnh lệnh; chống mệnh lệnh trong khi sẵn sàng chiến đấu hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì sẽ bị tước danh hiệu

– Làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên:

+ Là sĩ quan mà có hành vi làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự

+ Lôi kéo người khác tham gia

– Làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới:

Nếu trước đây đã bị kỷ luật về hành vi làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới mà còn vi phạm; hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị tước danh hiệu

– Làm nhục, hành hung đồng đội:

Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật tước danh hiệu quân nhân:

Nếu gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; lôi kéo người khác tham gia; đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị sẽ bị tước danh hiệu

– Đào ngũ:

Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị tước danh hiệu quân nhân:

Nếu thực hiện hành vi đào ngũ gây hậu quả nhưng chưa đến mức độ nghiêm trọng; khi đang làm nhiệm vụ; đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm; lôi kéo người khác tham gia

– Vô ý làm lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu bí mật quân sự:

Nếu vi phạm hành vi trên và đã được nhắc nhở, chấn chỉnh nhưng thực hiện không nghiêm; trong khu vực có tình hình an ninh chính trị mất ổn định; đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm; đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ

– Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự:

Nếu vi phạm là chỉ huy hoặc sĩ quan; là người có chuyên môn nghiệp vụ về vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự; đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm

– Vô ý làm mất hoặc làm hư hỏng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự:

Người thực hiện là chỉ huy hoặc sĩ quan; trong chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu; không có biện pháp tích cực ngăn chặn

– Chiếm đoạt hoặc hủy hoại chiến lợi phẩm:

Người thực hiện là chỉ huy hoặc sĩ quan; đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến đơn vị

–  Quấy nhiễu nhân dân:

Nếu vi phạm thuộc trường hợp: Là chỉ huy hoặc sĩ quan; Lôi kéo người khác tham gia; Trong khu vực có chiến sự hoặc tình trạng khẩn cấp; Gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Quân đội

– Chiếm đoạt tài sản:

Nếu vi phạm thuộc trường hợp: Lôi kéo người khác tham gia; Làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị

– Sử dụng trái phép chất ma túy: Sử dụng trái phép các chất ma túy thì bị kỷ luật tước danh hiệu quân nhân

– Một số hành vi khác theo văn bản kỷ luật

Tước danh hiệu công an nhân dân
tước danh hiệu công an nhân dân

Trình tự, thủ tục tước danh hiệu Công an nhân dân: 

Xử lý kỷ luật áp dụng theo quy trình sau đây:

– Tóm tắt lý lịch của cán bộ, chiến sĩ vi phạm

– Các tài liệu, báo cáo kết luận về vi phạm

– Quá trình tự kiểm điểm của người thực hiện hành vi vi phạm:

+ Người vi phạm phải tự kiểm điểm trước tập thể cơ quan, đơn vị và tự nhận hình thức kỷ thuật, kỷ luật phải bằng hình thức bằng văn bản

+ Trong trường hợp tiến hành họp xử lý kỷ luật, người vi phạm vắng mặt, không tự kiểm điểm được thì cơ quan, đơn vị sẽ phải thực hiện việc xác minh tại gia đình, địa phương nơi người vi phạm cư trú. Sau đó tiến hành lập biên bản và ghi rõ việc vắng mặt của người vi phạm

+ Biên bản xác minh phải được công bố công khai trước cơ quan, đơn vị và có giá trị như bản tự kiểm điểm của người vi phạm

– Quá trình tập thể cơ quan, đơn vị xem xét và đề xuất hình thức kỷ luật:

Trường hợp người vi phạm vắng mặt thì sẽ căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm, hành vi vi phạm để cơ quan họp, tham gia ý kiến để đề xuất hình thức kỷ luật

– Người chỉ huy phải gặp trực tiếp người vi phạm để người thực hiện hành vi vi phạm trình bày quan điểm, ý kiến (nếu người chỉ huy không đi được thì có thể ủy quyền). Nếu người vi phạm vắng mặt thì người chỉ huy căn cứ vào hồ sơ vi phạm, hành vi vi phạm và biên bản xác minh để đưa ra hình thức kỷ luật cuối cùng

– Kết luận về hành vi vi phạm kỷ luật. Trong đó xem xét đến cả những tình tiết giảm nhẹ của người thực hiện hành vi vi phạm nếu có, các tình tiết giảm nhẹ được pháp luật quy định bao gồm: tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi, tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm, xử lý vi phạm kỷ luật; đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại; hành vi vi phạm có thể do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần; vi phạm trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

– Sau đó tiến hành báo cáo cấp ủy Đảng có thẩm quyền xem xét, thông qua (nếu có)

– Tiến hành ra quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật theo quyền hạn phân cấp

– Tổ chức công bố quyết định kỷ luật, báo cáo lên trên và lưu trữ hồ sơ ở đơn vị

Và trong trường hợp đặc biệt, bị kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân thì chỉ huy đơn vị quản lý quân nhân bị xử lý từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên sẽ phải cử người đưa quân nhân bị kỷ luật để bàn giao cho cơ quan quân sự cấp huyện nơi quân nhân đó cư trú, trong đó ngoại trừ trường hợp đào ngũ không trở lại đơn vị hoặc bị tòa án tuyên án phạt tù. Khi đi kèm theo là hồ sơ có liên quan đến quân nhân và chứng minh hành vi vi phạm của quân nhân.

Đối với hình thức kỷ luật Tước danh hiệu Công an nhân dân, trước khi công bố quyết định, lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ, chiến sĩ phải thu lại toàn bộ các loại hồ sơ tài liệu, Giấy tờ tùy thân như chứng minh Công an nhân dân, Giấy chứng nhận điều tra hình sự, Thẻ thanh tra, Thẻ tuần tra kiểm soát và các vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện công tác mà cán bộ, chiến sĩ đó đã được trang bị.

Quyết định kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân phải gửi cho chính quyền địa phương nơi cán bộ, chiến sĩ vi phạm cư trú để biết.

Lưu ý: Trường hợp cán bộ, chiến sỹ bị tước danh hiệu công an được thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Quy định về thời hiệu và thời hạn xử lý kỷ luật: 

– Thời hiệu xử lý kỷ luật được hiểu là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì người thực hiện hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật.

Tại điểm b Khoản 1 Điều 43 Thông tư số 16/2020/TT-BQP có quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật tước danh hiệu quân nhân, cụ thể không áp dụng thời hiệu đối với: Hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật tước quân hàm sĩ quan và tước danh hiệu quân nhân.

Như vậy, theo quy định trên, nếu quân nhân thực hiện hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu thì không áp dụng thời hiệu. Do vậy, bất kể khi nào phát hiện hành vi vi phạm thì vẫn có thể áp dụng xử lý hình thức kỷ luật là tước danh hiệu quân nhân.

Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về quy định tước danh hiệu công an nhân dân. Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139