Luật sư bào chữa hình sự có vai trò quan trọng đối với các bị can, bị cáo, bị hại…trong các vụ án hình sự. Việc có luật sư bào chữa giỏi sẽ ảnh hưởng lớn đến việc quyết định có bị kết án hay không, mức án nặng hay nhẹ, mức bồi thường cao hay thấp, có bị oan sai hay không, có bỏ lọt tội phạm hay không… đồng thời là cơ sở đảm bảo cao nhất để bản chất vụ án và các tình tiết khách quan của vụ án được làm sáng tỏ.
Luật sư bào chữa vụ án hình sự sẽ có cái nhìn, sự phán đoán đồng thời bằng kinh nghiệm của mình, họ sẽ phát hiện những mâu thuẫn, những tình tiết cần phải làm sáng tỏ của vụ án. Vậy Vai trò của luật sư hình sự khi tham gia tư vấn bảo vệ là gì?
Vai trò của luật sư hình sự như thế nào trong vụ án?
Luật sư hình sự hiểu đơn giản là luật sư giải quyết cũng như tư vấn vụ án hình sự. Họ là người có vai trò cực kỳ cần thiết trong vụ án. Bởi lẽ không phải ai trong chúng ta cũng am hiểu về kiến thức pháp luật. Đôi khi chính bản thân mình cũng không biết liệu hành vi của mình có bị vi phạm hình sự hay không? Nên cần luật sư tư vấn nhằm bảo đảm về mặt pháp lý.
Đồng thời, luật sư tư vấn hình sự cũng là người tư vấn cho khách hàng đưa ra phương án khắc phục hậu quả. Cũng như hướng dẫn khách hàng thu thập, chứng cứ để minh oan hoặc giảm nhẹ hình phạt.
Nếu không tìm luật sư bào chữa là các luật sự giỏi về hình sự, nắm rõ kiến thức pháp luật bản thân có liên quan đến vụ án. Như bị cáo, tố giác, bị can sẽ dễ gặp trường hợp xâm phạm không tích cực. Như bức cung, éo cung, mớm cung, tạm giam, có thời hạn.
Trước hội đồng xét xử, người phạm tội thường bối rối và không đủ khả năng để bào chữa cho bản thân. Tìm luật sư bào chữa là các luật sư tư vấn về hình sự sẽ tham gia vào vụ án hình sự. Được pháp luật cho phép gặp và trao đổi với người phạm tội. Đồng thời được quyền tiếp cận với tài liệu của cơ quan điều tra, Luật sư hình sự giỏi.
Luật sư tham gia giải quyết vụ án hình sự. Chính là sự bảo đảm tuyệt đối để quá trình xử lý diễn ra minh bạch và công bằng. Bằng kiến thức pháp luật, luật sư sẽ giải quyết vụ án hình sự sẽ là người minh oan hoặc giảm nhẹ hình phạt cho thân chủ.
Vai trò của luật sư hình sự trong phiên tòa
Theo phiên tòa sơ thẩm: Luật sư hình sự đóng vai trò chính là người đại diện và quyền lợi ích hợp pháp của bị cáo. Do đó trong quá trình tìm luật sư giải quyết vụ án, cần chọn luật sư dày dặn kinh nghiệm. Luật sư tư vấn hình sự sẽ thay mặt bị báo tranh luận với đại diện Viện Kiểm Soát và đại diện người bị hại. Nhằm làm rõ sự thật khách quan. Đây là giai đoạn mang ý nghĩa ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của Hội đồng xét xử. Bởi thế phải có luật sư kinh nghiệm, lập luận sắc bén bảo vệ cho thân chủ của mình.
Trong phiên tòa phúc thẩm: Luật sư tư vấn về hình sự chính là người đại diện cho thân chủ đưa ra yêu cầu và quan điểm. Hội đồng xét xử xem lại một hoặc toàn bộ quyết định hình phạt. Bên cạnh đó, luật sư tư vấn về hình sự có thể cung cấp thêm bằng chứng. Nhằm chứng minh được yêu cầu của thân chủ là có cơ sở. Đồng thời đề nghị hội đồng xét xử phúc thẩm.
Vai trò của luật sư giải quyết vụ án hình sự
Trong giai đoạn điều tra: Luật sư giải quyết vụ án hình sự tiến hành bào chữa cho bị cáo, bị can, người bị tạm giữ. Cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho thân chủ của mình. Bên cạnh đó, luật sư hình sự còn có nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi của thân chủ. Ngăn chặn những hành vi ép cung, mớm cung sai trải. Đồng thời tìm kiếm thu thập chứng cứ, phân tích và đánh giá do cơ quan điều tra đưa ra. Từ đó làm sáng tỏ sự thật khách quan và chính xác của vụ án hình sự.
Trong giai đoạn truy tố: Trên cơ sở phân tích và đánh giá về những chứng cứ thu thập được. Luật sư hình sự xác định lập luận cùng phương hướng giải quyết vụ án. Nhằm bảo vệ thân chủ trong phiên tòa.
Nội dung tư vấn về Hình sự
Luật Trần và Liên danh với đội ngũ Luật sư từng tham gia bào chữa/bảo vệ trong nhiều vụ án hình sự tại nhiều tình thành trong cả nước với các tội danh và mức độ nghiêm trọng khác nhau. Việc tham gia vụ án của chúng tôi là sự đảm bảo cho các tình tiết khách quan của vụ án được sáng tỏ, quyền lợi của các bị can, bị cáo, bị hại sẽ được bảo vệ tốt nhất. Đồng thời, những tình tiết khách quan và có lợi cho bị hại, bị can, bị cáo sẽ được nghiên cứu và áp dụng hiệu quả nhất.
Đối với các bị can/bị cáo: Những luật sư chuyên về hình sự của chúng tôi thực hiện nhiều nội dung công việc khác nhau để có thể bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho khách hàng như:
Hướng dẫn cách trình bày đúng sự thật khách quan (phải biết sử dụng đúng từ ngữ pháp lý và phụ hợp với ngữ cảnh tại thời điểm xảy ra sự việc); thực hiện quyền khiếu nại, kiến nghị nếu có hành vi bức cung, nhục hình hoặc hành vi khác làm sai lệch sự thật khách quan của vụ án.
Trong trường hợp đã có Kết luận điều tra, có Cáo trạng truy tố của Viện Kiểm sát, Luật sư sẽ tiến hành việc nghiên cứu các nội dung trong Kết luận điều tra, trong Cáo trạng và nghiên cứu tổng thể lời khai của các bên liên quan, chứng cứ của cơ quan điều tra thu thập để làm rõ những nội dung còn mâu thuẫn trong hồ sơ. Luật sư cần phải xúc tiến gặp gỡ các nhân chứng, kiểm tra hiện trường nơi xảy ra vụ án để có được cái nhìn khách quan, đa chiều về nội dung vụ án, từ đó đưa ra được những nhận định về việc có hành vi phạm tội hay không? Có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay không?…Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn khách hàng cung cấp hồ sơ, tài liệu để các bị can/bị cáo có thể được hưởng các tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật.
Trường hợp đã có Bản án Sơ thẩm, các bị cáo có kháng cáo, Luật sư của chúng tôi sẽ tiến hành thủ tục sao chụp hồ sơ và xem xét tổng thể các tài liệu, chứn cứ, lời khai có trong hồ sơ. Đánh giá về thủ tục tố tụng, về các nội dung vụ án để đưa ra nhận định có cơ sở về mức hình phạt/bồi thường đã phù hợp hay chưa. Có dấu hiệu của việc oan sai hay bỏ lọt tội phạm hay không, có những tình tiết khách quan nào của hồ sơ chưa được làm rõ?…từ đó đưa ra hướng bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho các khách hàng.
Đối với bị hại: Hướng dẫn người bị hại viết tường trình, cung cấp chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội để yêu cầu cơ quan tố xử lý đúng người, đúng tội và không bỏ lọt tội phạm; cung cấp chứng cứ chứng minh thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Theo quy định của BLTTHS 2015, thì người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ, bào chữa cho mình. Việc có luật sư bào chữa/bảo vệ ngay từ khi bị cơ quan Công an mời lên làm việc hoặc khi đã bị khởi tố bị can có thể làm cho bản chất vụ án sớm được sáng tỏ và phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án.
Lưu ý: Thực tế trong quá trình hành nghề chúng tôi thấy rằng, việc có luật sư bảo vệ cho bị can, bị cáo ngay từ giai đoạn có giấy triệu tập/khởi tố bị can, bị cáo thường đem lại hiệu quả rất cao, các nội dung của vụ án được làm rõ và tính khách quan của lời khai, chứng cứ được bảo vệ ở mức cao nhất và quyền lợi của bị can, bị cáo cũng được bảo vệ mức cao nhất.
Khi tham gia bào chữa/bảo vệ trong các vụ án, luật sư giỏi sẽ có nhiều kỹ năng hành nghề, kết hợp với sự nhạy bén khi đánh giá tình tiết, chứng cứ cùng với đó là kiến thức pháp lý về hình sự sâu và chắc. Kết hợp tổng thể các yếu tố đó mới giúp cho việc vào chữa/bảo vệ trong các vụ án hình sự thực sự hiệu quả, tư vấn luật hình sự chi tiết
Tham khảo những quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự chúng tôi thấy một số điều luật liên quan đến việc luật sư được làm khi tham gia tố tụng hình sự:
Điều 15: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội…”
Điều 26: “Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án…”
Điều 73 về quyền của người bào chữa :
– “Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
– Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
– Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;
– Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;
-Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa…”
Với những quy định luật sư được làm những gì khi tham gia tố tụng nêu trên và trong thực tiễn khi tham gia tố tụng tại các cơ quan tiến hành tố tụng, toàn bộ việc làm của các luật sư khi thực hiện quyền bào chữa thay cho người bị buộc tội chủ yếu : Dùng lý lẽ và chứng cứ để làm rõ sự thực khách quan của vụ án, để chứng minh người bị buộc tội có phạm tội như cơ quan công tố cáo buộc hay không, nếu không phạm tội thì đề nghị tòa tuyên không phạm tội, nếu có tội thì phân tích chứng minh họ phạm tội ở mức độ nào để đề nghị tòa phạt theo mức độ phạm tội của họ.
Ngoài những việc làm nêu trên,khi tham gia tố tụng luật sư không thể làm gì khác hơn vì luật không cho phép và trong thực tiễn các cơ quan tiến hành tố tụng cũng không cho phép luật sư được làm những gì khác hơn luật cho phép làm, Luật sư bào chữa hình sự chi tiết.
Qua tìm hiểu pháp luật và thực tiễn quá trình tố tụng chúng ta thấy: luật sư khi bảo vệ cho người bị buộc tội là làm việc với tư cách là người làm thay cho người bị buộc tội trong việc thực hiện quyền bào chữa, khi thực quyền bào chữa luật sư việc được phép làm là: Dùng lý lẽ và chứng cứ để làm rõ sự thực khách quan của vụ án, để chứng minh người bị buộc tội có phạm tội như cơ quan công tố cáo buộc hay không, nếu có tội luật sư phân tích mức độ phạm tội của người bị buộc tội đến đâu để đề nghị hình phạt ngang với tội họ đã phạm, nếu không có tội , yêu cầu tuyên không pham tội.
Lý lẽ và yêu cầu của luật sư khi tham gia tố tụng có thể được chấp nhận, có thể không bởi những người tiến hành tố tụng, luật sư không có quyền và không tham gia vào quyết định xét xử người bị buộc tội. Như vậy những việc làm của luật sư trong vai trò bảo vệ người bi buộc tội khi tham gia tố tụng không thể nào mang lại kết quả tăng hay giảm tội cho người bị buộc tội được.
Đến đây chúng ta có thể kết luận: không có quy định nào, không có việc làm nào của luật sư khi tham gia tố tụng để bảo vệ cho người bị buộc tội dẫn đến kết quả làm tăng hay giảm tội cho người bị buộc tội, mà không làm tăng giảm tội được thì không có cơ sở nào để cho rằng vai trò của luật sư là gỡ tội khi tham gia tố tụng để bảo vệ người bị buộc tội.
Công ty Luật Trần và Liên danh là một trong những tổ chức hành nghề luật sư cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa hình sự hàng đầu hiện nay với đội ngũ luật sư giỏi về hình sự. Với vai trò là Luật sư – người bào chữa/bảo vệ quyền lợi cho các bên trong vụ án hình sự. Chúng tôi hiểu được những thắc mắc, những lo lắng của chính các bị can, bị cáo, bị hại và thân nhân, gia đình của họ. Họ có thể sẽ bị án tù, cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định, thậm chí họ có thể bị cách ly vĩnh viễn với mức án cao nhất là tử hình.
Nhưng luật pháp công minh, tất cả các cá nhân đều phải được hưởng quyền bình đẳng trước pháp luật và các hành vi vi phạm pháp luật phải được xét xử đúng người, đúng tội, phù hợp với sự thật khách quan của vụ án. Hãy liên hệ với Công ty luật khi bạn/người thân của bạn gặp khó khăn về vấn đề pháp lý để nhận được sự tư vấn từ đội ngũ luật sư bào chữa của chúng tôi.