Phải làm gì khi bị tạm giữ tạm giam

Phải làm gì khi bị tạm giữ tạm giam

Rất khó để có thể lường trước các sự cố pháp lý không mong đến với bạn, và do đó bạn không thể chủ động đối phó. Vậy phải làm gì khi bị tạm giữ tạm giam? tốt nhất nên trang bị cho mình những kiến thức, cách ứng xử trước sự cố pháp lý bất lợi khi xảy ra. Luật Trần và Liên Danh trao đổi một số việc cần làm khi bạn gặp phải sự cố pháp lý để mọi người cùng tham khảo thực hiện như sau:

Quy định về Tạm giữ, phải làm gì khi bị tạm giữ tạm giam?

– Tạm giữ là trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc bị bắt theo lệnh truy nã.

Căn cứ theo điều 117, Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015:

Điều 117. Tạm giữ

Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.

Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra quyết định tạm giữ.

Quyết định tạm giữ phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tạm giữ, lý do tạm giữ, giờ, ngày bắt đầu và giờ, ngày hết thời hạn tạm giữ và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này. Quyết định tạm giữ phải giao cho người bị tạm giữ.

Người thi hành quyết định tạm giữ phải thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ quy định tại Điều 59 của Bộ luật này, Luật sư hình sự giỏi.

Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải gửi quyết định tạm giữ kèm theo các tài liệu làm căn cứ tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

– Thời hạn tạm giữ: Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày, Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.

Căn cứ theo điều 118 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015:

Điều 118. Thời hạn tạm giữ

Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.

Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.

Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.

Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.

Quy định về tạm giam:

– Tạm giam là thời gian áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.

Theo điều 119, Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định:

Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.

Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:

Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;

Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;

Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;

Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;

Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp:

Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;

Tiếp tục phạm tội;

Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;

Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh, quyết định tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.

Cơ quan điều tra phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị tạm giam cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam làm việc, học tập biết.

Nếu bị công an triệu tập làm việc, bạn nên im lặng và thuê luật sư

Thực hiện quyền im lặng

Trên thế giới:

“Quyền im lặng” (hay gọi là quyền Miranda) bắt nguồn từ một án lệ ở Mỹ.

Quyền này được giải thích là: “Anh có quyền giữ im lặng và từ chối trả lời câu hỏi. Bất cứ điều gì anh nói cũng sẽ được dùng để chống lại anh trước tòa”.

Nguyên tắc “quyền Miranda” được pháp luật tố tụng hình sự của nhiều nước trên thế giới ghi nhận. Hiến pháp Nhật Bản quy định “không ai bị giam giữ nếu không được thông báo tội trạng và không có luật sư bênh vực”; quyền im lặng ở Đức được đảm bảo rất rộng: Bị cáo có quyền không khai báo, không nhận tội từ khi bị tình nghi đến khi bị xét xử.

Tại Việt Nam:

Bộ luật tố tụng hình sự 2015 không trực tiếp ghi nhận thuật ngữ về quyền im lặng nhưng gián tiếp qua một số điều luật để ngầm hiểu đó là quyền im lặng dành cho bị can, bị cáo khi bị điều tra hình sự.

Cụ thể như tại Điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”, tư vấn luật hình sự chi tiết

Hay theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 60 và điểm h khoản 2 Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự: “Bị can, bị cáo có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”.

Có thể thấy, bị can, bị cáo có quyền tự chủ trong việc khai báo; “trình bày lời khai” là quyền của bị can, bị cáo mà không phải là nghĩa vụ bắt buộc.

Theo đó, bị can, bị cáo có thể trình bày lời khai hoặc không. Việc không trình bày lời khai thể hiện ở việc bị can, bị cáo im lặng trước cơ quan tiến hành tố tụng. Khi bị can, bị cáo im lặng, cơ quan tiến hành tố tụng không có quyền ép buộc họ phải khai báo bằng các biện pháp không hợp pháp.

Như vậy, như phân tích, dẫn dắt quy định ở trên thì mọi người khi bị bắt, bị tạm giữ thì nếu cho rằng mình còn thiếu hiểu biết, lời khai có thể gây bất lợi, thì nên im lặng và yêu cầu được thuê luật sư. 

Phải làm gì khi bị tạm giữ tạm giam
phải làm gì khi bị tạm giữ tạm giam

Thực hiện quyền thuê luật sư:

Bộ luật tố tụng hình sự tại các Điều 16, 60,61 đều quy định về quyền của bị can, bị cáo được thuê luật sư để bào chữa cho mình. Do đó trong mọi trường hợp kể từ khi bị bắt, bị tạm giữ hoặc thậm chí một hình thức khác như bị mời làm việc cũng có thể tiến hành yêu cầu luật sư có mặt để tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình. 

Thông tư số 46/2019/TT-BCA quy định trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền khi tiếp nhận việc bắt, giữ phải giải thích quyền, nghĩa vụ cho người bị bắt giữ trong đó có quyền được nhờ luật sư bào chữa. Cụ thể:

Đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can phải làm gì khi bị tạm giữ tạm giam?

+ Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam có đơn yêu cầu người bào chữa thì Cơ quan điều tra, cơ sở giam giữ đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết.

Việc chuyển đơn yêu cầu người bào chữa của cơ quan đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam được gửi trực tiếp tại trụ sở cơ quan này hoặc gửi qua đường bưu chính. Nếu gửi trực tiếp tại trụ sở cơ quan đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thì phải có ký nhận tại Sổ giao nhận công văn, tài liệu.

+ Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam chưa yêu cầu nhờ người bào chữa thì trong lần đầu tiên lấy lời khai người bị bắt, người bị tạm giữ, lần đầu tiên hỏi cung bị can, Điều tra viên hoặc Cán bộ điều tra phải hỏi rõ người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can có nhờ người bào chữa hay không và phải ghi ý kiến của họ vào biên bản. Nếu họ có yêu cầu nhờ người bào chữa thì Điều tra viên hoặc Cán bộ điều tra hướng dẫn họ viết đơn nhờ người bào chữa và thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Trường hợp họ không nhờ người bào chữa thì trong thời hạn 12 giờ sau khi lấy lời khai người bị bắt, người bị tạm giữ, 24 giờ kể từ khi hỏi cung bị can lần đầu, Điều tra viên, Cán bộ điều tra đã lấy lời khai, hỏi cung có trách nhiệm thông báo cho người đại diện hoặc người thân thích của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam, Luật sư bào chữa hình sự chi tiết. 

Đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp

+ Trường hợp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp có đơn yêu cầu người bào chữa thì trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa, cơ quan nhận đơn của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.

Trường hợp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan nhận đơn phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa. Việc chuyển đơn được thực hiện qua đường bưu chính hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan đang quản lý người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp nếu người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích có nhu cầu nhận trực tiếp tại trụ sở cơ quan này và có ký nhận tại Sổ giao nhận công văn, tài liệu.

Việc chuyển đơn có thể được thực hiện cùng với việc thông báo cho người đại diện hoặc người thân thích của họ. Trong quá trình thực hiện việc chuyển đơn, nếu người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp bị áp dụng biện pháp tạm giữ thì việc tiến hành các thủ tục đăng ký bào chữa tiếp tục được thực hiện, không phải làm các thủ tục đăng ký đối với người bị tạm giữ.

+ Trường hợp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp không yêu cầu người bào chữa thì trong thời hạn 12 giờ kể từ khi lập xong biên bản giao nhận Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, cơ quan đang quản lý người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thông báo cho người đại diện hoặc người thân thích của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Trường hợp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp bị tạm giữ thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 46/2019/TT-BCA.

Trên đây là các quy định của pháp luật liên quan đến tạm giữ, tạm giam. Nếu cần tìm hiểu về lĩnh vực hình sự, bạn đọc có thể để lại câu hỏi cho Công ty luật  để được giải đáp tốt nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139