Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy

Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy

Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy được hiểu là hành vi của người có địa điểm thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc do mình quản lý biết người khác là đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy nhưng vẫn cho họ mượn hoặc thuê địa điểm đó để họ trực tiếp sử dụng trái phép chất ma túy.

Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy là gì?

Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy được hiểu là hành vi của người có địa điểm thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc do mình quản lý biết người khác là đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy nhưng vẫn cho họ mượn hoặc thuê địa điểm đó để họ trực tiếp sử dụng trái phép chất ma túy nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ về sử dụng chất ma túy hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng chất ma túy.

Theo quy định tại Điều 256 Bộ luật hình sự về Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy như sau:

“1. Người nào cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 255 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với người dưới 16 tuổi;

d) Đối với 02 người trở lên;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Các yếu tố cấu thành tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy:

Mặt khách quan của tội phạm – Điều 255 Bộ luật Hình sự

 Mặt khách quan của tội phạm nêu trên có một trong các dấu hiệu sau đây:

–  Có hành vi chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy

–  Có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy: Là trường hợp người có địa điểm thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc do mình quản lý, biết người khác (không phải là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của mình) là đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy, tuy không cho họ thuê, mượn địa điểm, nhưng lại để mặc cho họ hai lần sử dụng trái phép chất ma túy trở lên hoặc để mặc cho nhiều người sử dụng trái phép chất ma túy.

–  Sử dụng trái phép chất ma túy được hiểu là hành vi tự mình hoặc nhờ người khác đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể của mình dưới bất kỳ hình thức nào (như hút, hít, tiêm…chất ma túy) nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng chất ma túy.

–  Khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy cần phân biệt:

+ Người có địa điểm cho người khác mượn hoặc thuê địa điểm mà biết là họ dùng địa điểm đó không phải để họ sử dụng chất ma túy nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ về sử dụng chất ma túy, mà dùng địa điểm đó để đưa chất ma túy trái phép vào cơ thể người khác, thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy quy định của Bộ luật Hình sự.

+ Người nghiện ma túy cho người nghiện ma túy khác cùng sử dụng trái phép chất ma túy tại địa điểm thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc quản lý của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy; đối với người nào có đầy đủ các yếu tố cấu thành Tội sử dụng trái phép chất ma túy, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội sử dụng trái phép chất ma túy quy định của Bộ luật Hình sự.

+ Người nào bán trái phép chất ma túy của người khác và còn cho họ sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc quản lý của mình để họ sử dụng trái phép chất ma túy, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy.

Khách thể của tội phạm – Điều 255 Bộ luật Hình sự

Hành vi phạm tội xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng chất ma túy, ngoài ra còn gián tiếp xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác.

Mặt chủ quan của tội phạm – Điều 255 Bộ luật Hình sự

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (người có địa điểm cho mượn, cho thuê biết rõ người mượn, người thuê là đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy).

Chủ thể của tội phạm – Điều 255 Bộ luật Hình sự

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực hình sự.

Hình phạt đối với tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy

 Mức hình phạt của tội này được chia thành hai khung, cụ thể như sau:

– Khung một (khoản 1)

Có mức phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản.

– Khung hai (khoản 2)

Có mức phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

+ Lợi dụng chức vụ quyền hạn .

+ Phạm tội nhiều lần.

+ Phạm tội đối với nhiều người.

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Hình phạt bổ sung (khoản 3)

Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính như đã nêu trên tùy từng trường hợp cụ thể, người phạm tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy còn có thể bị:

+ Phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng.

+ Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy
tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy

Tội sử dụng trái phép chất ma túy

Thứ nhất, trách nhiệm hành chính:

Căn cứ theo khoản 1, 2 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về việc vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tàng trữ, vận chuyển hoặc chiếm đoạt chất ma túy trái phép;

b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;

c) Sản xuất, mua, bán những dụng cụ sử dụng chất ma túy trái quy định của pháp luật.

Thứ hai, trách nhiệm hình sự:

Căn cứ theo khoản 1, điều 249 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:

Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;

c) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;

d) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;

đ) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

e) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;

h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;

i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.

Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Quy định chung về tội sử dụng trái phép chất ma túy

Trường hợp sử dụng trái phép chất ma tuý tại nhà và có từ 02 người trở lên thì hoàn toàn có thể truy tố trách nhiệm hình sự về tôi ” Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý “. Tội này được quy định tại Điều 255 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể như sau:

“Điều 255. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;

d) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

đ) Đối với người đang cai nghiện;

e) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

g) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;

h) Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;

d) Đối với người dưới 13 tuổi.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

b) Làm chết 02 người trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Các dấu hiệu phạm tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý” 

– Chủ thể: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

– Khách thể: Là chế độ quản lí của nhà nước về việc sử dụng chất ma túy với mục đích chữa bệnh. Bởi vậy, quan hệ xã hội bị xâm phạm còn bao gồm cả tính mạng, sức khỏe, trật tự an toàn xã hội.

Đối tượng tác động của tội phạm này chính là người sử dụng chất ma túy. Tuy nhiên, người sử dụng trái phép chất ma túy không phải là nạn nhân mà ngược lại họ là người chủ động sử dụng ma tuý.

– Mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý. Tức là người phạm tội biết rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy được trước các tác hại của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy nhưng vẫn thực hiện. Như vậy, hành vi chỉ có thể được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp, không tồn tại trường hợp nào do lỗi cố ý gián tiếp. Mục đích của người phạm tội là mong muốn đưa chất ma túy vào cơ thể người khác với nhiều cách và mục đích khác nhau nhưng chủ yếu là vì mục đích vụ lợi. Đây là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm. Tức là các cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh mục đích của người phạm tội. Nếu không chứng minh được mục đích của người phạm tội là mong muốn đưa chất ma tuý vào cơ thể của người khác thì không phải là phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, mà tuỳ trường hợp cụ thể người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý, tội mua bán trái phép chất ma tuý…hoặc sử phạt hành chính về hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý.

– Mặt khách quan: Phạm tội tổ chức nhất thiết phải có từ 2 người trở lên. Là một hình thức đồng phạm có sự kết cấu chặt chẽ, có sự phân công trách nhiệm cụ thể.

+ Người tổ chức: là người chủ mưu, cầm đầu chỉ huy việc thực hiện tội phạm, nói lên vai trò nhiệm vụ của một người trong một vụ án có đồng phạm, còn hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý không nhất thiết phải là người cầm đầu trong một vụ án tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý.

+ Chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động đưa ma tuý vào cơ thể người khác: Trường hợp phạm tội này, người phạm tội thực hiện hành vi của mình như người tổ chức trong vụ án có tổ chức, nhưng việc chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động để đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể người khác. Người khác ở đây là người có nhu cầu sử dụng chất ma tuý.

+ Thuê, mượn địa điểm, sử dụng địa điểm thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc do mình quản lý…để sử dụng ma tuý và đưa ma tuý vào cơ thể người khác. Muốn sử dụng trái phép chất ma tuý thì phải có địa điểm. Tuy nhiên địa điểm để sử dụng trái phép chất ma tuý cũng đa dạng như địa điểm đối với hành vi tổ chức đánh bạc. Có thể là những điểm tĩnh như: nhà ở, trụ sở cơ quan, trường học, khách sạn, nhà hàng, quán nước, vườn cây, chòi cá… nhưng cũng có thể trên các phương tiện giao thông như: máy bay, tầu thuỷ, tầu hoả, ô tô, thuyền, bè… Trong các địa điểm trên, có loại thuộc quyền quản lý của Nhà nước, của tập thể, của tổ chức… nhưng có loại thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của cá nhân.

+ Nguồn ma tuý để sử dụng: Đây là trường hợp người phạm tội có chất ma tuý dưới bất kỳ nguồn nào như: mua được, xin được, được cho, được gửi giữ, nhặt được… rồi đem chất ma tuý đó cung cấp cho người khác để họ sử dụng trái phép. Nếu bán chất ma tuý đó cho người khác để họ sử dụng trái phép thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma tuý.

+ Tìm người và chuẩn bị phương tiện để sử dụng trái phép chất ma tuý và đưa ma tuý vào cơ thể người khác.

+ Các hành vi khác giúp người khác sử dụng trái phép chất ma tuý.

Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy. Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139