Thủ tục thay đổi tên công ty là thủ tục bắt buộc khi doanh nghiệp quyết định thay đổi tên công ty. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, tên công ty có thể được thay đổi để phục vụ cho mục tiêu mới của chủ doanh nghiệp, phù hợp với kế hoạch kinh doanh mới hoặc đơn thuần là vì thay đổi chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Tên Công ty là gì?
Tên công ty là tên gọi của doanh nghiệp được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tên công ty bao gồm (i) tên tiếng Việt của Doanh nghiệp (ii) tên viết bằng tiếng nước ngoài (tiếng Anh) (iii) tên viết tắt của Doanh nghiệp.
Khi thành lập doanh nghiệp, tên doanh nghiệp viết bằng tiếng Việt là bắt buộc, tên viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt (có thể có hoặc không).
Tên công ty là một trong những thông tin quan trọng của doanh nghiệp. Vì vậy, trước khi thành lập công ty, việc lựa chọn tên sao cho phù hợp và đúng quy định của pháp luật và quan niệm phong thủy của người phương đông được nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Các trường hợp thay đổi tên công ty
Thay đổi tên công ty khi dễ gây ra hiểu lầm
Rất nhiều công ty có xu hướng lựa chọn tên công ty trùng với tên sản phẩm đang kinh doanh. Có vẻ rất hợp lý nếu như tên sản phẩm của bạn hoàn toàn mới lạ, và còn khan hiếm trên thị trường. Tuy nhiên, nếu đến thời gian, sản phẩm đó trở nên phổ biến, được nhiều người kinh doanh thì cái tên bạn lựa chọn sẽ bị ảnh hưởng, bị mất đi sức hút.
Thay đổi tên công ty khi tên công ty mang tính miêu tả, tên chung chung, nôm na…
Có thể khi mới thành lập công ty, cái tên sẽ khiến nhiều người hiểu nhưng khi công việc kinh doanh phát triển thì tên công ty không có sự khác biệt. Như trường hợp Công ty cung cấp sỉ văn phòng phẩm, mới nghe mọi người sẽ nghĩ ngay đến ngành nghề công ty kinh doanh và đối tượng khách hàng hướng đến. Nhưng khi mở rộng kinh doanh, họ không thể khiến nhiều khách hàng chú ý đến mình, họ không thể buộn bán cho các đối tượng khách hàng khác….Vì vậy, thay đổi tên công ty là điều tất yếu.
Những tên công ty mang tính miêu tả, chung chung hoặc nôm na sẽ rất khó để lại ấn tượng trong tâm trí người khác và dễ khiến hiểu nhầm, trở nên sai lệch khi công ty phát triển.
Thay đổi tên công ty khi tên công ty có gắn với một địa danh nào đó
Điều này rất thường xuyên xảy ra khi thành lập công ty – doanh nghiệp mới, các cá nhân, tổ chức thường thích đặt tên kèm theo thành phố nơi họ đặt trụ sở. Nhưng khi họ mở rộng phạm vi, thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh ở nhiều địa điểm khác thì địa danh đi kèm trong tên sẽ không còn liên quan nữa. Đồng thời, khi khách hàng của họ có nhu cầu tìm kiếm đối tác ở các thành phố khác, họ sẽ nghĩ công ty đó chỉ hoạt động tại địa điểm ghi trong tên công ty.
Nhiều trường hợp thay vì đặt lại tên, thương hiệu, các công ty đã chọn cách chi một khoản lớn tiền quảng cáo, truyền thông để khách hàng biết được phạm vi hoạt động của mình. Vì vậy, hãy lựa chọn tên công ty dựa vào thương hiệu thay vì vị trí địa lý, trừ trường hợp bạn kinh doanh đặc sản của địa phương.
Thay đổi tên công ty khi công ty kế thừa tên một cá nhân đã không còn sức ảnh hưởng nữa
Trước khi tiến hành thủ tục thay đổi tên công ty trong trường hợp này, bạn cần đánh giá lại giá trị thương hiệu cũng như mức độ nhận biết của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.
Có những doanh nghiệp mang tên người sáng lập đã để lại nhiều dấu ấn cho khách hàng nhưng cũng không ít trường hợp tên riêng này gây khó khăn cho doanh nghiệp khi bán hoặc khi sáp nhập với công ty khác, có cần thêm tên đối tác vào hay không…..Hoặc trường hợp tên cá nhân khó nhớ, khó đọc hoặc tối nghĩa.
Lưu ý để đặt tên công ty đúng luật
Tên công ty phải được đặt bằng tiếng Việt
Theo quy định tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020, Tên tiếng Việt của doanh nghiệp gồm 02 thành tố theo thứ tự sau: Loại hình doanh nghiệp + tên riêng.
Theo đó, loại hình doanh nghiệp được viết là:
– “Công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
– “Công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần;
– “Công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh;
– “Doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN”, hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
– Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Như vậy, tên doanh nghiệp phải được viết bằng tiếng Việt. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài cũng được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng thuộc hệ chữ La-tinh.
Tên doanh nghiệp đặt bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp
Theo Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2020, đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài tức là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Theo đó, khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
Đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
Tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về cách đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh như sau:
– Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
– Khi đặt tên phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ:
+ “Chi nhánh” đối với chi nhánh;
+ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện;
+ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
Bên cạnh đó, theo Điều 20 Nghị định 01/2021, ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Trong đó:
– Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh.
– Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
Lưu ý: Phần tên riêng trong tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
Hồ sơ thay đổi tên công ty
Hồ sơ thay đổi tên công ty tnhh
Quyết định bằng về việc đổi tên doanh nghiệp của Hội đồng thành viên (do Chủ tịch hội đồng thành viên ký). Quyết định phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty;
Bản sao hợp lệ biên bản họp về việc đổi tên doanh nghiệp của Hội đồng thành viên (có chữ ký của chủ tọa và người ghi biên bản). Biên bản phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty;
Thông báo thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp (tên công ty) (do người đại diện theo pháp luật ký);
Giấy tờ ủy quyền hoặc giới thiệu cho người nộp hồ sơ và nhận kết quả.
Hồ sơ thay đổi tên công ty cổ phần
Hồ sơ bao gồm các giấy ờ sau:
- Thông báo thay đổi tên công ty cổ phần do người đại diện theo pháp luật ký.
- Nghị quyết, quyết định về việc thay đổi tên công ty của Đại hội đồng cổ đông (do Chủ tịch Hội đồng quản trị ký).
- Bản sao biên bản họp về việc đổi tên công ty của Đại hội đồng cổ đông. Biên bản phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.
- Thông báo mẫu dấu công ty cổ phần (do người đại diện theo pháp luật ký).
- Giấy tờ ủy quyền hoặc giới thiệu cho người nộp hồ sơ và nhận kết quả.
Lệ phí thực hiện thủ tục thay đổi tên công ty
Lệ phí cho việc thay đổi đăng ký kinh doanh với nội dung thay đổi tên công ty bao gồm:
– Lệ phí thay đổi đăng ký kinh doanh: 200.000 đồng.
– Lệ phí công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng.
– Lệ phí khắc dấu và thông báo mẫu con dấu công ty: 450.000 đồng.
Thủ tục thay đổi tên công ty
Thủ tục thay đổi tên công ty sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Lựa chọn tên công ty mới khi thay đổi tên công ty
Doanh nghiệp sẽ lựa chọn cách đặt tên công ty mới theo hướng dẫn của chúng tôi như trên.
Bước 2: Tra cứu tên công ty dự định thay đổi để đánh giá khả năng đăng ký
Việc tra cứu tên công ty sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được việc tên công ty mới muốn đăng ký có trùng hoặc gây nhầm lẫn với công ty nào khác đã đăng ký trước đó hay chưa?
Bước 3: Soạn thảo hồ sơ thay đổi tên công ty
Sau khi xác định tên công ty mới có thể đăng ký, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo hướng dẫn chi tiết của chúng tôi ở nội dung bên dưới.
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký thay đổi đến Phòng Đăng ký kinh doanh
Hồ sơ thay đổi tên công ty sẽ được nộp tới phòng đăng ký kinh doanh thông qua cổng thông tin trực tuyến về doanh nghiệp để được thẩm định nội dung.
Bước 5: Phòng Đăng ký kinh doanh thẩm định hồ sơ đăng ký thay đổi
Sau khi phòng đăng ký kinh doanh nhận được hồ sơ đăng ký, chuyên viên sẽ thẩm định hồ sơ doanh nghiệp nộp để xem xét cấp giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
Bước 6: Khắc lại dấu công ty theo tên công ty đã thay đổi
Sau khi nhận được đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tiến hành khắc lại dấu pháp nhân công ty theo tên mới trước khi sử dụng hợp pháp dấu mới.
Các công việc cần làm sau khi thay đổi tên công ty
Thay đổi tên công ty có thể liên quan đến nhiều vấn đề khác. Do đó, sau khi thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, bạn đọc cần lưu ý các vấn đề như sau:
– Thực hiện việc thông báo thông tin tên công ty mới cho các đối tác, khách hàng,…
– Thay đổi thông tin tên công ty trên các giấy phép kinh doanh đã được cấp (nếu có).
– Thực hiện sửa đổi, bổ sung thông tin trên các hợp đồng đã ký kết.
– Thực hiện sửa đổi hoặc phát hành lại hóa đơn (nếu có).
– Thực hiện thủ tục thay đổi thông tin tài khoản ngân hàng.
Thay đổi tên công ty có thể rất cần thiết trong một số trường hợp nhất định. Để tiết kiệm thời gian, công sức và tài chính, bạn hãy sử dụng dịch vụ của chúng tôi để được những ưu đãi và hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Dịch vụ thay đổi tên công ty Luật Trần và Liên danh
Luật Trần và Liên Danh là một công ty cung cấp dịch vụ thay đổi tên công ty chuyên nghiệp và uy tín. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp tối ưu nhất cho việc thay đổi tên công ty.
Dịch vụ của chúng tôi bao gồm tư vấn về quy trình, thủ tục thay đổi tên công ty, xin cấp đối giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thủ tục pháp lý khác liên quan đến thay đổi công ty. Chúng tôi đảm bảo giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu.
Chúng tôi cung cấp các giải pháp toàn diện cho khách hàng, đảm bảo rằng các thủ tục pháp lý được thực hiện đúng quy trình, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho khách hàng.
Chúng tôi hiểu rằng việc thay đổi tên công ty là một quy trình phức tạp và đòi hỏi sự chuyên nghiệp, tận tâm và am hiểu sâu sắc về pháp luật và thị trường. Vì vậy, chúng tôi cam kết tư vấn và hỗ trợ khách hàng một cách tận tình, chu đáo và đáp ứng mọi yêu cầu của họ.
Nếu bạn đang có nhu cầu thay đổi tên công ty cho doanh nghiệp của mình, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ một cách tốt nhất. Chúng tôi cam kết sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, giảm chi phí đầu tư ban đầu và mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho công ty của bạn.
Trong quá trình thực hiện dịch vụ thay đổi tên công ty, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau:
– Tư vấn lựa chọn tên, cách đặt tên công ty để khách hàng tham khảo và lựa chọn
– Tư vấn quy trình, thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị thông tin, tài liệu cho việc thay đổi tên công ty
– Soạn thảo hồ sơ và hướng dẫn khách hàng ký hồ sơ thay đổi tên công ty
– Trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng và theo dõi tình trạng hồ sơ. Thay đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu chuyên viên (nếu có)
– Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng, hướng dẫn khách hàng thủ tục liên quan đến việc thay đổi tên công ty
– Tư vấn, xử lý các vấn đề khác liên quan
Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, bạn có thể yên tâm về chất lượng và sự uy tín của dịch vụ. Chúng tôi cam kết thực hiện quy trình thay đổi tên công ty một cách nhanh chóng và chính xác nhất, giúp cho công ty của bạn có thể hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn.
Như vậy, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự thực hiện thủ tục đổi tên công ty. Nếu có thắc mắc liên quan đến thủ tục này, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài Công ty luật uy tín để được hỗ trợ nhanh nhất.