Đăng kí địa điểm kinh doanh của chi nhánh là một hoạt động diễn ra khá thường xuyên và phổ biến. Tuy nhiên nếu như không hiểu rõ các quy định đặc biệt là vẫn còn khúc mắc rằng chi nhánh có được thành lập địa điểm kinh doanh hay không, doanh nghiệp sẽ rất dễ rơi vào tình trạng lúng túng, soạn thiếu hồ sơ giấy tờ, thủ tục rườm rà không được cơ quan nhà nước chấp thuận. Vì vậy, ngay bây giờ hãy cùng Luật Trần và Liên danh nghiên cứu các quy định về Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
Địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh là gì?
Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình. Địa điểm kinh doanh thì hoàn toàn phụ thuộc vào trụ sở chính, hoạt động theo sự chỉ đạo của công ty.
Phạm vi thành lập bị giới hạn, chỉ được mở ở cùng tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh chính
Luật doanh nghiệp 2020 chưa có một điều luật cụ thể giải thích rõ ràng thế nào là địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
Tuy nhiên, có thể hiểu khái quát rằng địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh là việc thành lập địa điểm kinh doanh để tiến hành hoạt động kinh doanh tại chi nhánh của doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh này sẽ do chi nhánh trực tiếp quản lý.
Có được thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh không?
Chi nhánh của công ty có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của công ty. Chính vì vậy, chi nhánh được quyền mở một hoặc nhiều địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
Thời gian giải quyết thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh của chi nhánh là 3-5 ngày làm việc kể từ ngày Phòng đăng ký kinh doanh nhận hồ sơ hợp lệ.
Trình tự thực hiện thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh
Để có địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh công ty thì trước tiên công ty phải ra quyết định thành lập và phải gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh.
Thời gian giải quyết thủ tục đăng kí địa điểm kinh doanh của chi nhánh là 3 – 5 ngày làm việc kể từ ngày Phòng đăng ký kinh doanh nhận hồ sơ hợp lệ.
Cách thức thực hiện thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh
Người đại diện theo pháp luật của công ty gửi trực tiếp Thông báo về việc đăng ký lập địa điểm kinh doanh tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi công ty đặt địa điểm kinh doanh chứ không phải Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở hay chi nhánh của công ty hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp mang giấy biên nhận lên Phòng đăng ký kinh doanh và nhận kết quả.
Hồ sơ Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh gồm những loại giấy tờ chính như sau:
+ Mẫu Thông báo về việc lập địa điểm kinh doanh được quy định tại Phụ lục II-11, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.
+ Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
+ Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu địa điểm kinh doanh nếu người đứng đầu địa điểm không đồng thời là người đại diện theo pháp luật hoặc cổ đông, thành viên, chủ sở hữu công ty;
+ Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty mẹ;
+ Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh;
+ Trường hợp không phải chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của công ty trực tiếp đến nộp hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh thì người được uỷ quyền phải có:
+ Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ;
+ Bản sao hợp lệ một trong số những loại giấy tờ chứng thực cá nhân gồm:
-Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân nhân hoặc hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực;
-Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực;
– Đối với công ty đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư và các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư và các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương: Ngoài các giấy tờ nêu trên, công ty phải nộp kèm theo:
+ Bản sao hợp lệ Giấy phép đầu tư;
+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;
+ Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động đối với địa điểm kinh doanh của công ty hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư và các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;
Tuỳ từng loại hình công ty mà cần bổ sung thêm các loại giấy tờ khác.
Quy trình thực hiện Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh như sau:
Bước 1. Lựa chọn các thông tin của địa điểm kinh doanh dự kiến thành lập bao gồm: Tên địa điểm kinh doanh, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, thông tin người đứng đầu địa điểm kinh doanh, danh sách ngành nghề đăng ký hoạt động tại địa điểm kinh doanh.
Bước 2. Soạn hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp và Nghị định về đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp thông báo địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Bước 3. Nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt địa chỉ của địa điểm kinh doanh.
Bước 4. Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh theo quy định. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho chi nhánh công ty.
Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh thì phải thông báo bằng văn bản cho chi nhánh công ty và nêu rõ lý do
Bước 5. Nộp lệ phí thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh là 100.000 Việt nam đồng.
Bước 6. Nhận Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch đầu tư.
Một số lưu ý khi làm Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh
Thứ nhất, Địa điểm kinh doanh không được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng;
Thứ hai, Chế độ kế toán của địa điểm kinh doanh hoàn toàn phụ thuộc vào trụ sở chính của công ty hoặc chi nhánh chủ quản;
Thứ ba, Đối với địa điểm kinh doanh phát sinh hoạt động kinh doanh: địa điểm kinh doanh sử dụng chung mẫu hóa đơn của đơn vị chủ quản cho từng địa điểm kinh doanh, gửi Thông báo phát hành hóa đơn của từng địa điểm kinh doanh; kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế nơi địa điểm đăng ký hoạt động.
Thứ tư, Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W, chữ số, các ký hiệu. Hoặc bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp, và phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.
Thứ năm, Đối với địa điểm kinh doanh có địa chỉ cùng với tỉnh, thành phố với doanh nghiệp hoặc chi nhánh chủ quản thì chỉ phải kê khai và đóng thuế môn bài theo địa chỉ của doanh nghiệp hoặc chi nhánh. Đối với địa điểm kinh doanh không phát sinh hoạt động kinh doanh thì: Đăng ký cam kết không phát sinh hoạt động kinh doanh
Câu hỏi thường gặp về Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh
Luật Trần và Liên danh có những dịch vụ gì liên quan đến Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh?
+ Lắng nghe nắm bắt thông tin khách hàng để tư vấn chuyên sâu về những vấn đề mà khách hàng gặp phải
+ Báo giá để khách hàng dễ dàng đưa ra lựa chọn phù hợp khi sử dụng dịch vụ của công ty
+ Ký kết hợp đồng và tiến hành soạn đủ hồ sơ nếu khách hàng làm đúng theo yêu cầu
+ Khách hàng cung cấp hồ sơ theo yêu cầu và thực hiện bổ sung trong trường hợp cần thiết
+ Hỗ trợ tư vấn và giải quyết các công việc phát sinh cho đến khi hoàn thành hồ sơ đăng kí địa điểm kinh doanh của chi nhánh.
Lựa chọn Luật Trần và Liên danh để thực hiện hồ sơ Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh thì có lợi ích gì?
Tự hào là đơn vị hàng đầu về đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh, vì vậy luôn đảm bảo tỉ lệ ra giấy cao nhất với thời gian nhanh nhất cho quý khách. Luật Trần và Liên danh sẽ không nhận dự án nếu nhận thấy mình không có khả năng chắc chắn ra giấy cho quý khách; nếu sử dung dịch vụ của chúng tôi, chắc chắn quý khách sẽ rất hài lòng về các điểm nổi bật sau:
+ Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh thêm bất cứ chi phí nào
+ Luật Trần và Liên danh luôn tự hào với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, dày dạn kinh nghiệm, luôn sẵn sàng khi có yêu cầu từ quý khách hàng, tiết kiệm thời gian và công sức đi lại cho quý khách hàng.
+ Đặc biệt về giá cả dịch vụ, tuy rằng mức phục vụ của chúng tôi luôn ở mức tối đa song về chi phí lại không thể hợp lí hơn.
Một số kinh nghiệm khi thực hiện Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh
Thứ nhất, khi lựa chọn tên gọi: Khác với tên gọi của doanh nghiệp việc đặt tên cho địa điểm kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện sau:
Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
Có thể làm biển treo tại địa điểm kinh doanh vì theo quy định tên của địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh và địa điểm kinh doanh.
Phần tên riêng địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
Thứ hai chú ý đến mã số của địa điểm kinh doanh: Mã số của địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.
Thứ ba, về ngành nghề kinh doanh: Chi nhánh chỉ được phép kinh doanh những ngành mà công ty được phép kinh doanh nên địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh cũng chỉ được tiến hành kinh doanh trong những ngành mà công ty đã đăng ký và có đủ điều kiện kinh doanh với trường hợp các ngành kinh doanh có điều kiện.
Thứ tư về địa chỉ của địa điểm kinh doanh: Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký thành lập ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính của chi nhánh. Địa chỉ trụ sở chính của địa điểm kinh doanh thuộc chi nhánh phải được xác định cụ thể trên lãnh thổ Việt Nam như rõ có số nhà, số ngõ ngách hẻm, tên đường phố, tên đơn vị hành chính cấp thôn, xã, huyện, tỉnh. Địa chỉ đăng ký phải cùng tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương với chi nhánh công ty.
Trên đây là bài viết tư vấn về Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí.