Nhận biết được rõ thời điểm tính thuế thu nhập cá nhân là điều cần thiết đối với mỗi cá nhân. Vậy với mỗi khoản thu nhập chịu thuế thì thời điểm tính toán là khi nào? Bài viết sau đây của Luật Trần và Liên Danh sẽ giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc thời điểm tính thuế tncn là khi nào?
Hướng dẫn cách xác định thời điểm tính, khấu trừ và nộp thuế TNCN:
* Đối với thu nhập từ tiền lương tiền công:
Quy trình: (1) Tính thuế => (2) Khấu trừ thuế => (3) Nộp thuế
Cả 3 bước trên đều do cơ quan chi trả thu nhập (doanh nghiệp) thực hiện
(1) Thời điểm tính thuế TNCN:
Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.
Riêng thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm có tích lũy là thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hữu trí tự nguyện trả tiền bảo hiểm.
Theo khoản 2, điều 8 của Thông tư số 111/2013/TT-BTC
Kỳ tính thuế TNCN từ tiền lương tiền công được tính theo năm dương lịch
Trả thu nhập vào tháng/quý/năm nào thì tính thuế vào tháng/quý/năm đó
Ví dụ 1: Tiền thưởng 30/4 và 1/5 được trả vào ngày 29/04 thì tính vào thu nhập chịu thuế của tháng 4
Ví dụ 2: Tiền thưởng tết dương lịch năm 2022 trả vào ngày 31/12/2021 thì cộng vào thu nhập tính thuế của tháng 12, kê khai vào tháng 12 hoặc quý 4 năm 2021. Khi quyết toán cũng cho thu nhập năm vào năm 2021
(2) Thời điểm khấu trừ thuế TNCN:
Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập.
=> Thời điểm khấu trừ là: trước khi chi trả thu nhập
Theo khoản 1, điều 25 của Thông tư số 111/2013/TT-BTC
Thời điểm tính thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.
Riêng thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm có tích lũy theo hướng dẫn tại điểm đ.2, khoản 2, Điều 2 Thông tư này là thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hữu trí tự nguyện trả tiền bảo hiểm.
Kỳ tính thuế TNCN từ tiền lương tiền công được tính theo năm dương lịch trả thu nhập vào tháng/quý/năm đó.
Ví dụ: Tiền lương của tháng 12/2022 trả vào tháng 01/2023 thì tính vào thu nhập chịu thuế của tháng 01/2023.
Thời điểm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về thời điểm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân như sau:
Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập.
Theo đó, thời điểm khấu trừ thuế TNCN là trước khi chi trả thu nhập.
Thời điểm nộp thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân bắt nguồn từ rất nhiều nguồn thu. Tương ứng với mỗi nguồn thu sẽ có quy định cụ thể về thời điểm nộp thuế.
Thứ nhất, thu nhập từ hoạt động đại lý xổ số, từ đại lý bảo hiểm, từ bán hàng đa cấp là thời điểm công ty Xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp trả thu nhập cho cá nhân.
Thứ hai, thu nhập chịu thuế từ kinh doanh
Đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa hoặc thời điểm lập hóa đơn bán hàng.
Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ. Đối với hoạt động cho thuê nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác là thời điểm hợp đồng cho thuê có hiệu lực.
Trường hợp thời điểm lập hóa đơn trước thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa (hawojc dịch vụ hoàn thành) thì thời điểm xác định doanh thu được tính theo thời điểm lập hóa đơn hoặc ngược lại.
Thứ ba, thu nhập từ đầu tư vốn
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.
Riêng thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với một số trường hợp như sau:
Đối với thu nhập từ giá trị phần vốn góp tăng thêm (Phần tăng thêm của giá trị vốn góp nhận được khi giải thể doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình hoạt động, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp hoặc khi rút vốn;
Đối với thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn (Thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu, thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn) thì thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn;
Đối với thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu (Thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu, thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn) thì thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng cổ phiếu;
Trường hợp cá nhân nhận được thu nhập do việc đầu tư vốn ra nước ngoài dưới mọi hình thức thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm cá nhân nhận thu nhập.
Thứ tư, thu nhập từ chuyển nhượng vốn
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực. Riêng đối với trường hợp góp vốn bằng phần vốn góp thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.
Thứ năm, chuyển nhượng bất động sản
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với chuyển nhượng bất động sản là thời điểm cá nhân làm thủ tục chuyển nhượng bất động sản theo quy định của pháp luật.
Thứ sáu, thu nhập từ bản quyền
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ bản quyền là thời điểm trả tiền bản quyền.
Thứ bảy, nhượng quyền thương mại
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ nhượng quyền thương mại là thời điểm thanh toán tiền nhượng quyền thương mại giữa bên nhận quyền thương mại và bên nhượng quyền thương mại.
Thứ tám, thu nhập từ trúng thưởng
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ nhượng quyền thương mại là thời điểm thanh toán tiền nhượng quyền thương mại giữa bên nhận quyền thương mại và bên nhượng quyền thương mại.
Thứ chín, từ thừa kế, quà tặng
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ thừa kế, quà tặng là thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thừa kế, quà tặng.
Cách xử lý khi mã số thuế cá nhân bị trùng
Bước 1: Gửi yêu cầu xác minh chứng minh nhân dân tới cơ quan Thuế
Cơ quan Thuế có cá nhân đang bị báo trùng số chứng minh nhân dân (sau đây gọi tắt là cơ quan thuế A) gửi phiếu yêu cầu xác minh số chứng minh nhân dân tới cơ quan Thuế có người nộp thuế cùng số chứng minh nhân dân đã được cấp mã số thuế (gọi tắt là cơ quan Thuế B).
Hồ sơ đề nghị xác minh bao gồm:
Phiếu yêu cầu xác minh số chứng minh nhân dân;
Bản sao (phô tô) chứng minh nhân dân của người nộp thuế đang xin cấp mã số thuế tại cơ quan Thuế A.
Bước 2: Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra lại số chứng minh nhân dân của người nộp thuế
Cơ quan Thuế B nhận được hồ sơ đề nghị xác minh, của cơ quan thuế A, thực hiện kiểm tra lại số chứng minh nhân dân của người nộp thuế bị báo trùng trên hồ sơ gốc của người nộp thuế lưu tại cơ quan Thuế.
Trường hợp người nộp thuế đăng ký mã số thuế qua hệ thống đăng ký thuế thu nhập cá nhân Online, cơ quan thuế B liên hệ với doanh nghiệp chủ quản của người nộp thuế yêu cầu cung cấp bản sao chứng minh nhân dân của người nộp thuế đã được cấp mã số thuế. Kết quả xác minh sẽ có thể xảy ra 2 tình huống như sau:
Tính huống 1: Số chứng minh nhân dân của người nộp thuế đã được cấp mã số thuế tại cơ quan Thuế B trên hồ sơ gốc không trùng với số chứng minh nhân dân đã nhập trong ứng dụng đăng ký thuế (lỗi do người nộp thuế kê khai sai hoặc do cơ quan Thuế B nhập sai), cơ quan Thuế B thực hiện thay đổi lại thông tin của người nộp thuế đã được cấp mã trên hệ thống đăng ký thuế. Sau khi thay đổi thông tin số chứng minh nhân dân của người nộp thuế đã được cấp mã thành công, cơ quan Thuế B thông báo cho cơ quan thuế A được biết;
Tình huống 2: Số chứng minh nhân dân trên hồ sơ gốc trùng với số chứng minh nhân dân cần xác minh, cơ quan Thuế B lập hồ sơ trả lời xác minh gửi cơ quan Thuế A.
Trong cả 2 tình huống trên, thông tin phản hồi từ cơ quan Thuế B cho cơ quan Thuế A bao gồm:
Phiếu trả lời yêu cầu xác minh số chứng minh nhân dân;
Bản sao chứng minh nhân dân của người nộp thuế đã được cấp mã số thuế tại cơ quan Thuế B.
Bước 3: Căn cứ vào kết quả trả lời của cơ quan Thuế B, cơ quan Thuế A thực hiện
Trường hợp 1: Sau khi nhận được thông báo của cơ quan thuế B về việc cơ quan thuế B đã điều chỉnh thông tin số chứng minh nhân dân của người nộp thuế đã được cấp mã số thuế tại cơ quan thuế B, cơ quan thuế A chỉ việc gửi lại thông tin của người nộp thuế về Tổng cục để cấp mã số thuế cho người nộp thuế theo đúng quy trình đăng ký thuế;
Trường hợp 2: người nộp thuế đã được cấp mã tại cơ quan Thuế B và người nộp thuế đang xin cấp mã số thuế tại cơ quan Thuế A được xác định là cùng một cá nhân, cơ quan Thuế A thực hiện thủ tục thay thế mã số thuế cho người nộp thuế (thay lại đúng mã số thuế mà cơ quan Thuế B đã cấp trước đây cho người nộp thuế);
Trường hợp 3: người nộp thuế đã được cấp mã tại cơ quan Thuế A và người nộp thuế xin cấp mã tại cơ quan Thuế B là hai cá nhân khác nhau nhưng có cùng một số chứng minh nhân dân, cơ quan Thuế A vận động, giải thích cho người nộp thuế nên đi đổi lại chứng minh nhân dân mới để đảm bảo quyền lợi cá nhân của người nộp thuế trong đời sống xã hội.
Trường hợp người nộp thuế từ chối không đổi chứng minh nhân dân, cơ quan Thuế A thực hiện việc cấp mã số thuế thu nhập cá nhân cho người nộp thuế như sau:
Thực hiện xác nhận trùng chứng minh nhân dân trên hệ thống đăng ký mã số thuế (TIN) bằng cách nhập bổ sung thêm 03 ký tự là ký tự viết tắt tên tỉnh theo quy định của ngành Thuế vào ô chứng minh nhân dân ngay sau số cuối cùng của dãy số chứng minh nhân dân của người nộp thuế (Ví dụ: Nam Định viết tắt là NDI, Hà Nam là HNA, Hà Nội là HAN, Đồng Nai là DON; Hồ Chí Minh là HCM v.v…) và thực hiện việc đăng ký mã số thuế theo đúng quy trình đăng ký thuế hiện hành. (Ví dụ: 0112345678HAN). Việc đưa thêm ký tự sau số chứng minh nhân dân trong hệ thông tin của ngành Thuế nhằm mục đích phân biệt và xác định trường hợp cấp mã số thuế cho 2 cá nhân khác nhau bị trùng số chứng minh nhân dân, đồng thời phục vụ việc quản lý, thống kê dữ liệu và tra cứu dữ liệu cá nhân trùng số chứng minh nhân dân được thuận lợi;
Cơ quan Thuế A lưu kèm hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế bản sao chứng minh nhân dân của người nộp thuế trùng chứng minh nhân dân mà cơ quan Thuế B đã cấp mã số thuế trước (do cơ quan thuế B gửi), phục vụ việc tra cứu hồ sơ sau này.
Tư vấn về thời điểm tính thuế thu nhập cá nhân
Câu hỏi: Kính thưa luật sư! cho em hỏi quy định về tính thuế thu nhập cá nhân như sau: Hiện nay, công ty em vừa ký kết hợp đồng cộng tác viên thiết kế nội thất với thời hạn 1 tháng, giá trị hợp đồng là 26.000.000đ và được chia thành 02 Đợt thanh toán: – Đợt 1 là 10.000.000đ – Đợt 2 là 16.000.000đ.
Em có 1 số thắc mắc về tính thuế TNCN của cộng tác viên liên quan đến các lần thanh toán. Mong nhận được sự tư vấn từ quý công ty trong thời gian sớm nhất. Em xin cảm ơn.
Trả lời tư vấn:
Thứ nhất, thời điểm tính thuế Thu nhập cá nhân
Theo khoản 1 mục III Công văn 187/TCT-TNCN, thời điểm tính thuế TNCN là thời điểm chi trả thu nhập. Như vậy, công ty bạn thanh toán mỗi đợt tiền lương cho cộng tác viên vào tháng nào thì tính vào thu nhập chịu thuế của tháng đó.
Thứ hai, cách tính thuế thu nhập cá nhân:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế (x) Thuế suất
Trong đó: Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế (-) các khoản giảm trừ
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập (-) Các khoản được miễn thuế
Tổng thu nhập: là tổng các khoản thu nhập bao gồm: tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền lương, tiền công (các khoản trợ cấp, phụ cấp,…)
Các khoản được giảm trừ:
– Giảm trừ gia cảnh:
Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/ tháng, 108 triệu đồng/ năm;
Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/ tháng.
– Các khoản bảo hiểm bắt buộc: BHXH, BHYT, BHTN và bảo hiểm nghề nghiệp (trong một số lĩnh vực đặc biệt).
– Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Các khoản được miễn thuế:
Theo Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản được miễn thuế như sau:
– Tiền ăn giữa ca, ăn trưa không quá 680.000/ tháng (Nếu DN tự nấu ăn hoặc mua suất ăn, cấp phiếu ăn cho nhân viên thì được trừ hết)
– Tiền trang phục không quá 5.000.000/năm.
– Tiền phụ cấp xăng xe, điện thoại không vượt quá quy định. (Khoản phụ cấp này công ty phải xây dựng quy chế sao cho phù hợp với tình hình thực tế của DN)
– Tiền phụ cấp thuê nhà cho nhân viên không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà)
– Tiền làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ.
Thuế suất: theo Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Phụ lục 01/PL-TNCN Thông tư số 111/2013/TT-BTC.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về thời điểm tính thuế tncn Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.