Thẻ học nghề cho bộ đội xuất ngũ có giá trị như thế nào? Giải quyết việc làm cho bộ đội khi xuất ngũ ra sao? Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh giải đáp các thắc mắc trên qua bài viết dưới đây.
Thẻ học nghề cho bộ đội xuất ngũ có giá trị như thế nào?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 04/2010/TTLT-BQP-BTC hướng dẫn về việc thực hiện chính sách hỗ trợ về việc xuất ngũ như sau:
Chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề
Hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng.
Bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng được học nghề theo cơ chế đặt hàng đối với các cơ sở dạy nghề theo quy định tại Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ; được vay tiền để học nghề theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
Hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ sơ cấp.
– Bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ sơ cấp được cấp “Thẻ học nghề” có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương tối thiểu tại thời điểm học nghề và có giá trị trong 01 năm kể từ ngày cấp thẻ. Giá trị của “Thẻ học nghề” được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu.
– Thủ tục cấp “Thẻ học nghề”: Khi quân nhân hoàn thành chế độ phục vụ tại ngũ, có nhu cầu và đăng ký học nghề ở trình độ sơ cấp tại đơn vị được cấp 01 “Thẻ học nghề” (theo mẫu số 1 đính kèm Thông tư này) do Bộ Quốc phòng phát hành có chữ ký đóng dấu của Thủ trưởng đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên. “Thẻ học nghề” được nộp cho cơ sở dạy nghề trong và ngoài quân đội.
– “Thẻ học nghề” phải được bảo quản, giữ gìn cẩn thận, không được tẩy xóa, làm hỏng, không cho người khác mượn. Nếu mất phải liên hệ với cơ quan cấp thẻ để được cấp lại.
Như vậy, theo quy định trên thẻ học nghề cho bộ đội xuất ngũ có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương tối thiểu tại thời điểm học nghề và có giá trị trong 01 năm kể từ ngày cấp thẻ. Giá trị của thẻ học nghề cho bộ đội xuất ngũ được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu.
Chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần đối với bộ đội khi xuất ngũ được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định về chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần, trợ cấp tạo việc làm, cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ như sau:
– Ngoài chế độ bảo hiểm xã hội một lần được hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp xuất ngũ một lần, cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ. Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau: Dưới 01 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ; từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở; từ trên 06 tháng trở lên đến 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.
– Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng, khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng; trường hợp nếu xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
– Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 khi xuất ngũ được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ.
– Hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được đơn vị trực tiếp quản lý tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi xuất ngũ, mức chi 50.000 đồng/người; được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú theo quy định hoặc cấp tiền tàu, xe (loại phổ thông) và phụ cấp đi đường từ đơn vị về nơi cư trú.
Giải quyết việc làm cho bộ đội khi xuất ngũ ra sao?
Vấn đề giải quyết việc làm cho bộ đội khi xuất ngũ được giải quyết theo quy định tại Điều 8 Nghị định 27/2016/NĐ-CP như sau:
– Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học tại các trường đó.
Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, khi xuất ngũ nếu có nhu cầu đào tạo nghề và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề thì được hỗ trợ đào tạo nghề theo quy định tại Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.
– Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ; trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp.
Trường hợp cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp đó đã giải thể hoặc không có cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan cùng cấp để giải quyết việc làm.
– Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thì khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ;
Trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành; cơ quan Bảo hiểm xã hội địa phương nơi tổ chức kinh tế nói trên đóng bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành.
– Hạ sĩ quan, binh sĩ được tiếp nhận vào làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức, các cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế được xếp lương theo công việc đảm nhiệm, thời gian phục vụ tại ngũ được tính vào thời gian công tác và được hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ sở kinh tế đó.
– Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 và khoản 1 Điều 48 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng Điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.
Nếu mất thẻ học nghề của bộ đội xuất ngũ thì có cấp lại được không? Nếu được thì bản cấp lại có giá trị như bản gốc không?
Nếu mất thẻ học nghề của bộ đội xuất ngũ thì có cấp lại được không, thì căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 04/2010/TTLT-BQP-BTC quy định:
Chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề
…
Hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ sơ cấp.
– Bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ sơ cấp được cấp “Thẻ học nghề” có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương tối thiểu tại thời điểm học nghề và có giá trị trong 01 năm kể từ ngày cấp thẻ. Giá trị của “Thẻ học nghề” được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu.
– Thủ tục cấp “Thẻ học nghề”: Khi quân nhân hoàn thành chế độ phục vụ tại ngũ, có nhu cầu và đăng ký học nghề ở trình độ sơ cấp tại đơn vị được cấp 01 “Thẻ học nghề” (theo mẫu số 1 đính kèm Thông tư này) do Bộ Quốc phòng phát hành có chữ ký đóng dấu của Thủ trưởng đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên. “Thẻ học nghề” được nộp cho cơ sở dạy nghề trong và ngoài quân đội.
– “Thẻ học nghề” phải được bảo quản, giữ gìn cẩn thận, không được tẩy xóa, làm hỏng, không cho người khác mượn. Nếu mất phải liên hệ với cơ quan cấp thẻ để được cấp lại.
Như vậy, thẻ học nghề được cấp cho bộ đội xuất ngũ bị mất thì vẫn được cấp lại, việc cấp lại thẻ, người được cấp thẻ phải liên hệ trực tiếp với cơ quan cấp thẻ để được hướng dẫn.
Hiện không có quy định nói rằng bản cấp lại của thẻ học nghề không có giá trị pháp lý tương đương với bản đã cấp. Do đó, có thể hiểu bản cấp lại của thẻ học nghề vẫn có giá trị như bản đã cấp lần đầu.
Bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng được vay tiền để học nghề không? Nếu được thì mức vay tối đa là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 04/2010/TTLT-BQP-BTC quy định:
Chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề
Hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng.
Bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng được học nghề theo cơ chế đặt hàng đối với các cơ sở dạy nghề theo quy định tại Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ; được vay tiền để học nghề theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
…
Theo đó, bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng được vay tiền để học nghề theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg.
Và theo Điều 5 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 05/2022/QĐ-TTg như sau:
Mức vốn cho vay:
Mức vay vốn tối đa là 4.000.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.
Ngân hàng Chính sách xã hội quy định mức cho vay cụ thể đối với học sinh, sinh viên căn cứ vào mức thu học phí của từng trường và sinh hoạt phí theo vùng nhưng không vượt quá mức cho vay quy định tại khoản 1 Điều này.
Khi chính sách học phí của Nhà nước có thay đổi và giá cả sinh hoạt có biến động, Ngân hàng Chính sách xã hội thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh mức vốn cho vay.
Như vây, bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng được vay tiền để học nghề tối đa 4.000.000 đồng/tháng/người.
Thời hạn bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng được vay tiền để học nghề được tính từ ngày nào?
Theo Điều 6 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg như sau:
Thời hạn cho vay:
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày đối tượng được vay vốn bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi) được ghi trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.
Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên cho đến ngày học sinh, sinh viên kết thúc khóa học, kể cả thời gian học sinh, sinh viên được các trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có). Thời hạn phát tiền vay được chia thành các kỳ hạn phát tiền vay do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định hoặc thỏa thuận với đối tượng được vay vốn.
Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo không quá một năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay, đối với các chương trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay. Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định.
Theo đó, thời hạn bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng được vay tiền để học nghề được tính từ ngày đối tượng được vay vốn bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi) được ghi trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.
Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về thẻ học nghề cho bộ đội xuất ngũ. Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.