Ngành xây dựng không bao giờ hết hot, đặc biệt là tại các quốc gia đang trong quá trình xây dựng phát triển như Việt Nam. Nhu cầu xây dựng các công trình kiến trúc, giao thông, cao ốc càng cao nên các công ty xây dựng được thành lập bởi người nước ngoài cũng xuất hiện ngày càng nhiều.
Để giúp các công ty này hoàn thành thủ tục pháp lý hoạt động tại Việt Nam, Luật Trần và Liên Danh cung cấp dịch vụ thành lập công ty xây dựng 100 vốn nước ngoài với thời gian nhanh nhất.
Điều kiện để đầu tư kinh doanh khi thành lập công ty xây dựng vốn nước ngoài
Khi thành lập công ty xây dựng vốn nước ngoài, trước hết nhà đầu tư nước ngoài cần hiểu các điều kiện của pháp luật đối với việc đầu tư của mình. Muốn đầu tư vào Việt Nam, nhà đầu tư phải thỏa mãn:
Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài:
Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài là các điều kiện được áp dụng đối với tất cả các nhà đầu tư mang quốc tịch nước ngoài phải đáp ứng trước khi tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Đây là điều kiện được áp dụng theo tiêu chí quốc tịch của doanh nghiệp.
Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài gồm có:
các điều kiện của Pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật đầu tư và luật khác có liên quan như luật chuyên ngành
các điều kiện đầu tư theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong trường hợp có sự khác biệt trong quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế
Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của WTO, AFAS, AFTAs, VKFTA:
Theo quy định của Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO, theo quy định của AFAS, FTAs, VKFTA thì nhà nhà đầu tư nước ngoài phải là pháp nhân của một Thành viên WTO. Nhà đầu tư chỉ được phép hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:
Thi công xây dựng nhà cao tầng;
Thi công xây dựng các công trình kỹ thuật dân sự;
Hoàn thiện lắp đặt;
Hoàn thiện công trình nhà cao tầng;
Các công tác thi công khác.
Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam:
Pháp luật Việt Nam không có quy định về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng nói chung. Tuy nhiên, đối với nhà đầu tư hoạt động với tư cách nhà thầu xây dựng thì phải đáp ứng một số điều kiện, đó là:
Nhà thầu nước ngoài phải công bố thông tin trên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng theo phân cấp.
Nếu các gói thầu thuộc thuộc diện phải tuân thủ quy định về đấu thầu theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhà thầu nước ngoài phải có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu.
Nếu các gói thầu thuộc không thuộc diện phải tuân thủ quy định về đấu thầu theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhà thầu nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đã có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu;
- Có đủ năng lực phù hợp với công việc nhận thầu theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam. Trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu thì nhà thầu nước ngoài không bắt buộc phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam.
Điều kiện kinh doanh:
Điều kiện kinh doanh là điều kiện được áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp (không phân biệt quốc tịch của doanh nghiệp) khi tiến hành hoạt động kinh doanh các ngành nghề, lĩnh vực thuộc danh mục đầu tư kinh doanh có điều kiện. Điều kiện được áp dụng theo tiêu chí ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.
Các hình thức thành lập doanh nghiệp/công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức nhà đầu tư góp vốn ngay từ đầu
Theo đó nhà đầu tư nước ngoài sẽ góp vốn ngay từ khi bắt đầu thành lập công ty tại Việt Nam. Theo đó, lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tùy lĩnh vực hoạt động có thể góp vốn từ 1% đến 100% vốn điều lệ công ty.
Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức góp vốn, mua cổ phần
Với hình thức này, nhà đầu tư nước ngoài sẽ góp vốn vào công ty Việt Nam đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nhà đầu tư nước ngoài tùy lĩnh vực hoạt động có thể góp vốn từ 1%-100% vốn vào công ty Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ thực hiện thủ tục mua phần vốn góp, mua cổ phần của công ty Việt Nam. Sau đó, công ty Việt Nam trở thành công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Một số lưu ý trước khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cá nhân người nước ngoài, công ty nước ngoài đều có thể thành lập công ty tại Việt Nam với sở hữu vốn từ 1- 100% vốn tùy thuộc vào lĩnh vực đầu tư.
Điều kiện thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào lĩnh vực nhà đầu tư thành lập: Theo cam kết WTO và pháp luật Việt Nam một số lĩnh vực có thể dễ dàng thành lập tại Việt Nam như: thương mại, xuất nhập khẩu, tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý, lĩnh vực phần mềm, bất động sản, xây dựng, nhà hàng, du lịch, sản xuất (cần có nhà xưởng trong khu công nghiệp),…
Trừ các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, vốn nhà đầu tư góp không có quy định mức tối thiểu nhưng cần phù hợp với quy mô hoạt động của công ty đăng ký. Tuy nhiên, số vốn góp lại ảnh hưởng đến việc xin giấy phép lao động và thẻ tạm trú cho nhà đầu tư, theo đó nhà đầu tư, người đại diện quản lý phần vốn góp chỉ được miễn giấy phép lao động và được cấp thẻ tạm trú nếu vốn góp từ 3 tỷ đồng trở lên, nhà đầu tư góp mức vốn góp cao thì thời gian thẻ tạm trú cũng được cấp dài hơn, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;
Nhà đầu tư nước ngoài nếu góp vốn ngay khi thành lập cần chứng minh tài chính thông qua: sổ tiết kiệm, số dư tiền gửi,…. đối với cá nhân, số dư tiền gửi, báo cáo thuế, báo cáo tài chính có lãi,….đối với công ty. Nhưng nếu nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần thì không nhất thiết phải cung cấp các chứng từ này.
Đối với thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài cần cung cấp thêm hợp đồng thuê nhà, văn phòng hoặc hợp đồng mượn và giấy tờ nhà đất của nhà đất, văn phòng thuê để nộp kèm hồ sơ thành lập. Trong khi đó đối với công ty Việt Nam hoặc thủ tục mua phần vốn góp thì không yêu cầu điều kiện này.
Giám đốc, người đại diện theo pháp luật, người quản lý phần vốn góp công ty có vốn đầu tư nước ngoài có thể là người nước ngoài hoặc người Việt Nam.
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC) bởi Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính như công ty vốn Việt Nam.
Đối với công ty có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn ngay từ đầu từ 1% và các công ty vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thì phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC).
Khác biệt lớn nhất của công ty có vốn đầu tư nước ngoài so với công ty vốn Việt Nam là công ty cần mở tài khoản vốn đầu tư để thực hiện việc góp vốn và chuyển lợi nhuận về nước sau này.
Thời hạn góp vốn của công ty có vốn đầu tư nước ngoài được ghi nhận rất rõ tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Theo đó, đến hạn nhà đầu tư chưa góp vốn thì ngân hàng mở tài khoản vốn đầu tư sẽ không tiếp nhận vốn góp muộn. Để có thể thực hiện được thủ tục góp vốn theo cam kết công ty cần phải thực hiện điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để gia hạn thời hạn góp vốn.
Thủ tục kê khai thuế của công ty có vốn đầu tư nước ngoài tương tự như công ty vốn Việt Nam. Tuy nhiên, công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính cuối năm.
Ngoài ra, công ty có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hàng năm phải thực hiện thủ tục báo cáo đầu tư, tình hình thực hiện dự án cho cơ quan đăng ký đầu tư.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp/công ty có vốn nước ngoài chiếm từ 1% đến 100%
Để đầu tư thành lập doanh nghiệp mới mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia thành lập, các nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục thành lập theo các bước sau:
Bước 1: Thực hiện xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư;
Bước 2: Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Tiến hành thành lập doanh nghiệp với các ngành nghề kinh doanh được chấp thuận tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Bước 3: Chuyển tiền góp vốn từ nước ngoài vào Việt Nam
Mở tài khoản đầu tư tại ngân hàng thương mại để tiến hành việc chuyển tiền góp vốn từ nước ngoài vào Việt Nam.
Đây là cách được các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng nhiều nhất khi đầu tư vào Việt Nam.
Ưu điểm của phương thức
Minh bạch, rõ ràng về tài chính, quyền lợi của các nhà đầu tư ngay từ ban đầu
Nhược điểm
– Cần nhiều thời gian xin giấy phép đầu tư, giấy phép kinh doanh cần thiết khác so với hình thức “Góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam sẵn có”
– Không tận dụng được phần nhà xưởng, công nhân,… sẵn có của doanh nghiệp đã được thành lập.
Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
Để đầu tư theo hình thức góp vốn mua cổ phần phần vốn góp tại doanh nghiệp đã có, các nhà đầu tư cần thực hiện theo các bước.
Các bước góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài:
Bước 1: Tìm kiếm hoặc cử đại diện thành lập công ty Việt Nam có lĩnh vực kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư.
Bước 2: Nếu có một hoặc một số ngành nghề kinh doanh đòi hỏi có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế tại cơ quan đầu tư.
Bước 3: Nhà đầu tư nước ngoài tiến hành thủ tục nhận chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp của người được cử đại diện hoặc của cổ đông/thành viên.
Lưu ý: Nhà đầu tư nước ngoài cần Mở tài khoản đầu tư tại ngân hàng thương mại để tiến hành việc thanh toán tiền nhận chuyển nhượng vốn góp/cổ phần/góp vốn.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về thành lập công ty xây dựng 100 vốn nước ngoài Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.