Hiện này, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang có xu hướng thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi bước chân vào thị trường Việt Nam, điều kiện và các quy định về thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài sẽ khá phức tạp.
Để tạo hành lang pháp lý vững chắc cho các nhà đầu tư, Luật Trần và Liên Danh với đội ngũ luật sư, tư vấn viên nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư sẽ giải đáp cho bạn một số điều kiện thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam.
Thế nào là công ty có vốn đầu tư nước ngoài?
Luật Đầu tư 2020 chỉ định nghĩa một cách khái quát tại Khoản 22 Điều 3:
“Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”; Khoản 21 cũng quy định: “Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh “.
Như vậy, có thể hiểu, công ty có vốn đầu tư nước ngoài (công ty nước ngoài, công ty vốn nước ngoài) là một doanh nghiệp mà toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ là do nhà đầu tư nước ngoài đóng góp. Nhà đầu tư nước ngoài có thể cá nhân người nước ngoài hoặc một tổ chức kinh tế của nước ngoài.
Pháp luật đầu tư của Việt Nam có những quy định riêng biệt đối với hai dạng doanh nghiệp có vốn nước ngoài, đó là:
Doanh nghiệp có vốn nước ngoài chiếm từ 51% trở lên. Khi thành lập doanh nghiệp thuộc nhóm này, bạn cần phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Doanh nghiệp có vốn nước ngoài chiếm từ 50% trở xuống. Khi thành lập doanh nghiệp thuộc nhóm này, bạn không cần phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Lợi ích khi thành lập công ty vốn nước ngoài, công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Lợi ích khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài đó là:
Thứ nhất, Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng, có khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn tại Đông Nam Á bởi đặc trưng về yếu tố tài nguyên thiên nhiên và yếu tố con người. Việt Nam có nguồn lao động vô cùng dồi dào, có kỹ năng, trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó, Việt Nam có thể xem là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản. Do đó, việc đầu tư vào thị trường Việt Nam mang tiềm năng, lợi ích kinh tế cho Nhà đầu tư, theo đó, việc thành lập Công ty có vốn đầu tư nước ngoài là vô cùng cần thiết.
Thứ hai, với những chính sách ưu đãi đầu tư, Chính phủ khuyến khích thành lập các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với một số ngành nghề và địa bàn kinh doanh.
Đặc biệt, chính sách thuế của Việt Nam có sự cạnh tranh với các nước khác trong khu vực và hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài được miễn giảm các loại thuế xuất nhập khẩu, thu nhập doanh nghiệp khi lựa chọn đầu tư tại một số địa bàn tại Việt Nam.
Thứ ba, việc thành lập công ty có vốn nước ngoài mang nhiều lợi ích, hiệu quả kinh tế cao do ưu điểm của việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Công ty chịu sự điều hành quản lý trực tiếp hoặc gián tiếp từ nhà đầu tư nước ngoài, do đó họ thường sẽ có cách thức quản lý khác với các doanh nghiệp trong nước, mang tính chuyên nghiệp và thường đem đến hiệu quả kinh tế cao hơn.
Công ty sẽ được đầu tư công nghệ, vốn và nguồn nhân lực tốt hơn.
Theo thống kê, đa phần cách thức tổ chức, quản lý của các công ty vốn nước ngoài thường đem đến hiệu quả kinh tế cao hơn.
Do đó, việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày càng được các tổ chức, cá nhân nước ngoài đẩy mạnh.
Đối tượng áp dụng thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (giấy chứng nhận đầu tư) khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:
Công ty có từ 1% đến 100% vốn do nhà đầu tư nước ngoài góp ngay khi thành lập
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài (Công ty đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam) thành lập thêm (thành lập mới) hoặc góp vốn từ 1% đến 100% vốn điều lệ công ty dưới hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế)
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của công ty Việt Nam đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư (trừ lĩnh vực giáo dục đào tạo)
Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập trước ngày 01/07/2015: Nếu có dự án đầu tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập công ty mới
Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa phải xin thêm Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
Điều kiện thành lập công ty có vốn nước ngoài
Trước khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Về Lĩnh vực đầu tư: Lĩnh vực đầu tư không được nằm trong lĩnh vực đầu tư mà nhà nước cấm bao gồm:
Đầu tư các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích công cộng;
Đầu tư các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam;
Đầu tư các dự án gây tổn hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;
Đầu tư các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam, sản xuất các loại hóa chất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo điều ước quốc tế;
Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực đầu tư có điều kiện phải đảm bảo các điều kiện đầu tư theo quy định.
– Về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ: Theo quy định thì tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ không bị hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài trừ một số trường hợp sau:
Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc hai quy định trên sẽ thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Các điều kiện khác:
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới;
Dự án đầu tư tại Việt Nam được xem xét bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Có đủ năng lực về tài chính và kinh nghiệm để triển khai dự án;
Có cam kết về các nghĩa vụ với nhà nước Việt Nam như nghĩa vụ đóng thuế và sử dụng nguồn lao động địa phương…
Có đầy đủ tài liệu và hồ sơ theo quy định của pháp luật Việt Nam đối với việc thành lập công ty toàn bộ vốn đầu tư nước ngoài.
Ngoài những điều kiện trên khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài nhà đầu tư còn phải thực hiện những quy định khác về đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên.
Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Để thành lập công ty vốn nước ngoài, cần thực hiện các bước cơ bản sau:
Bước 1 thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài: Nhà đầu tư nước ngoài cần xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (không áp dụng đối với các trường hợp nêu tại mục 3)
Bước 2 thành lập công ty vốn nước ngoài, công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Sau được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài: Xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Việc thành lập tổ chức kinh tế nhằm thực hiện dự án đầu tư. Nhà đầu tư có thể lựa chọn các loại hình doanh nghiệp sau đây:
Công ty cổ phần
Công ty TNHH 1 thành viên
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
…
Bước 3 thành lập công ty vốn nước ngoài, công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Trường hợp doanh nghiệp này kinh doanh bán lẻ hàng hóa: Xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh … (còn gọi là giấy phép kinh doanh (giấy phép con).
Ngoài ra, nếu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thì theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp (tổ chức kinh tế) cần đáp ứng đủ điều kiện khi hoạt động kinh doanh. Do đó bạn cần xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề đó..
Những việc cần làm sau khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài/ công ty vốn nước ngoài
Khai báo thuế sau khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài/ công ty vốn nước ngoài
Theo quy định của hiện hành, doanh nghiệp phải kê khai và nộp thuế môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh hoặc nếu Doanh nghiệp chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài chậm nhất là trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Vậy nên việc khai thuế đầu là bước rất quan trọng sau khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Hồ sơ kê khai thuế ban đầu là bước rất quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa thành lập.
Chi tiết hồ sơ bao gồm:
Tờ khai đăng ký hình thức kế toán và loại hóa đơn sử dụng;
Quyết định bổ nhiệm giám đốc;
Quyết định bổ nhiệm kế toán;
Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ);
Tờ khai lệ phí môn bài (có thể nộp qua mạng), Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư;
Phiếu đăng ký trao đổi thông tin qua phương thức điện tử.
Hồ sơ nộp tại Chi cục Thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Hạn chót nộp tờ khai và tiền lệ phí môn bài là trước ngày 30/01 năm sau năm thành lập.
Về quy định miễn lệ phí môn bài: Doanh nghiệp mới sẽ được miễn lệ phí môn bài năm đầu thành lập (Nghị định 22/2020/NĐ-CP).
Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài sau khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài/ công ty vốn nước ngoài
Đối tượng được xin cấp mới giấy phép lao động được quy định rất rõ ràng trong Nghị định số 152/2020/NĐ-CP quy định về giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài vào tại Việt Nam. Đó chính là những người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam để thực hiện các mục đích sau:
Thực hiện hợp đồng lao động;
Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
Chào bán dịch vụ;
Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;
Theo đó, người lao động nước ngoài là đối tượng phải xin cấp giấy phép lao động khi làm việc tại Việt Nam.
Xin visa, thẻ tạm trú cho người nước ngoài sau khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài/ công ty vốn nước ngoài
Sau khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, một vấn đề được nhà đầu tư hết sức quan tâm đó là việc xin visa, thẻ tạm trú cho người nước ngoài (bao gồm cả nhà đầu tư nước ngoài, người lao động nước ngoài).
Theo quy định của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, họ phải được cấp thẻ tạm trú để tiện lợi trong việc quản lý số lượng cũng như thời gian ở Việt Nam.
Các trường hợp được cấp thẻ tạm trú, ký hiệu thẻ tạm trú theo pháp luật Việt Nam bao gồm:
Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ;
Người nước ngoài nhập cảnh bằng thị thực có ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, TT.
Nghĩa vụ báo cáo sau khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài/ công ty vốn nước ngoài
Sau khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, tùy vào lĩnh vực hoạt động mà công ty có vốn nước ngoài phải thực hiện các nghĩa vụ báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh như: báo cáo hoạt động mua án hàng hóa, báo cáo hoạt động xuất nhập khẩu, báo cáo hoạt động lưu trú… Việc báo cáo được thực hiện theo quý, 6 tháng hoặc 1 năm.
Đối với công ty có vốn nước ngoài được lập theo dự án đầu tư có vốn nước ngoài thì phải thực hiện đầy đủ báo cáo dự án đầu tư, phải đăng ký tài khoản, và thực hiện chế độ báo cáo thông qua Cổng thông tin quốc gia về đầu tư.[báo cáo định kỳ cho Sở Kế hoạch Đầu tư].
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về điều kiện thành lập công ty có vốn nước ngoài Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.