Thủ tục thành lập doanh nghiệp quận Hoàn Kiếm

thủ tục thành lập doanh nghiệp quận Hoàn Kiếm

Việc đăng ký thành lập công ty từ ngày 01/01/2021 sẽ được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020. Vậy trình tự, thủ tục đăng ký thành lập công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 như thế nào? Cùng tìm hiểu về thủ tục thành lập doanh nghiệp quận Hoàn Kiếm ngay trong bài viết dưới đây.

Công ty là gì?

Một số khái niệm mà khi nghiên cứu khoa học pháp lý một số Quốc gia cho thấy:
Theo Pháp “Công ty là một hợp đồng thông qua đó hai hay nhiều người thỏa thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của mình vào một hoạt động chung nhằm chia lợi nhuận thu được qua hoạt động đó”.

Theo luật của bang Georgia – Mỹ “Công ty là một pháp nhân được tạo ra bởi luật định nhằm một mục đích chung nào đó nhưng có thời hạn về thời gian tồn tại, về quyền hạn, về nghĩa vụ và các hoạt động được ấn định trong điều lệ”.

Theo luật của bang Lousiana – Mỹ “Công ty là một thực thể được tạo ra bởi luật định bao gồm một hoặc nhiều cá thể dưới một tên chung. Những thành viên có thể kế nghiệp lẫn nhau, vì thế công ty là một khối thống nhất. Tuy nhiên sự thay đổi của những các thể trong công ty cho một mục đích cụ thể nào đó được xem xét như một con người cụ thể”.

Chúng ta có thể hiểu công ty là sự liên kết của hai hay nhiều người (cá nhân hay pháp nhân) bằng một sự kiện pháp lí trong đó các bên thoả thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của họ nhằm tiến hành các hoạt động để đạt mục tiêu chung.

Công ty là loại hình doanh nghiệp có ít nhất từ hai thành viên trở lên, trong đó các thành viên cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần góp vốn và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phần vốn của mình góp vào công ty. Có 2 loại công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

Công ty tiếng Anh là gì?

Công ty tiếng Anh là Company

Một số cụm từ liên quan đến công ty trong tiếng anh như sau:

The board of directors: Ban giám đốc, Hội đồng quản trị.

Director: Giám đốc.

Executive: Giám đốc điều hành, nhân viên chủ quản.

Managing director (UK): Giám đốc cấp cao (đứng sau Chủ tịch) chịu trách nhiệm phương hướng hoạt động hàng ngày của công ty.

President/ Chairman: Chủ tịch

Vice president: Phó chủ tịch

Section manager/ Head of Division: Trưởng Bộ phận

Personnel manager: trưởng phòng nhân sự

Finance manager: trưởng phòng tài chính

Accounting manager: trưởng phòng kế toán

Production manager: trưởng phòng sản xuất

Marketing manager: trưởng phòng marketing

Trade-union/ labor union: công đoàn.

CEO (chief executive officer): tổng giám đốc.

Deputy/ vice director: phó giám đốc.

Chief marketing officer (CMO): giám đốc marketing.

Chief production officer (CPO): giám đốc sản xuất.

Chief financial officer (CFO): giám đốc tài chính.

Chief information officer (CIO): giám đốc công nghệ thông tin.

Chief customer officer (CCO): giám đốc kinh doanh.

Chief human resources officer (CHRO): giám đốc nhân sự.

Thế nào là một doanh nghiệp FDI theo luật Việt Nam

FDI là gì 

FDI là viết tắt của “Foreign Direct Investment” được dịch sang tiếng Việt Nam với sát nghĩa là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay, trong các văn bản pháp luật của Việt Nam, việc định danh loại hình doanh nghiệp này chưa thực sự rõ ràng. 

Doanh nghiệp FDI là gì 

Luật Đầu tư 2020 không đề cập trực tiếp loại hình doanh nghiệp này mà chỉ định nghĩa một cách khái quát tại Khoản 22 Điều 3 như sau: ” Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”

Như vậy, theo quy định này, ta có thể hiểu một cách cơ bản, doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm:

– Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

– Doanh nghiệp có cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư (góp vốn thành lập, mua vốn góp).

Thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 

Theo Luật đầu tư 2020, phụ thuộc vào sự lựa chọn hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tiến hành với thủ tục khác nhau:

Nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp/ công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Điều kiện: Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục theo các bước sau:

– Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy;

– Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục thành lập công ty để triển khai dự án đầu tư và các hoạt động kinh doanh.

Với hình thức này, Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

Nhà đầu tư nước ngoài ngoài quyền đầu tư thành lập doanh nghiệp còn có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty, doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động.

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty theo các hình thức dưới đây:

– Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;

– Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

– Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác.   

Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của công ty doanh nghiệp theo các hình thức sau:  

– Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông.

– Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn.

– Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh.

– Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định trên.

Tóm gọn thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp theo thủ tục thành lập doanh nghiệp quận Hoàn Kiếm

Theo luật doanh nghiệp hiện hành, để thành lập công ty mới thì quý vị cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện về mặt hồ sơ pháp lý. Sau đây là các loại giấy tờ phải và thông tin cần có để xây dựng bộ hồ sơ thành lập công ty theo đúng quy định của pháp luật:

Chứng minh thư nhân dân (viết tắt cmnd) bản chính hoặc thẻ căn cước công dân. Kèm 01 bản photo chứng minh nhân dân công chứng không quá 06 tháng;

Chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp và đặt tên công ty muốn đăng ký kinh doanh (Lưu ý: tên công ty phải là duy nhất, không được trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp được thành lập trước đó);

Chọn địa chỉ đặt trụ sở chính của công ty (địa chỉ phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp. Nếu là nhà thuê thì cần có hợp đồng thuê địa điểm rõ ràng);

Lựa chọn vốn điều lệ phù hợp với mô hình doanh nghiệp và ngành nghề đăng ký kinh doanh;

Lựa chọn người đại diện doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động kinh doanh;

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh (lĩnh vực mà doanh nghiệp của bạn được phép hoạt động kinh doanh);

thủ tục thành lập doanh nghiệp quận Hoàn Kiếm
thủ tục thành lập doanh nghiệp quận Hoàn Kiếm

Dịch vụ Thành lập công ty năm 2022 theo thủ tục thành lập doanh nghiệp quận Hoàn Kiếm như thế nào?

Thủ tục thành lập công ty sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp mà khách hàng dự định thành lập công ty

Hiện nay Luật Doanh nghiệp có quy định các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm như sau:

– Công ty TNHH (Trách nhiệm hữu hạn) sẽ được chia thành (i) Công ty tnhh 1 thành viên (ii) Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

(i) Công ty TNHH 1 thành viên: Là loại hình doanh nghiệp có tối thiểu 1 thành viên (có thể là cá nhân hoặc pháp nhân) là chủ sở hữu công ty. Hình thức doanh nghiệp này có thể hiểu là sẽ chỉ cần 1 người góp vốn thành lập công ty

(ii) Công ty TNHH 2 thành viên: Là loại hình doanh nghiệp có tối thiểu có 2 thành viên (có thể là cá nhân hoặc pháp nhân) và tối đa không quá 50 thành viên tham gia góp vốn

– Công ty cổ phần: Công ty cổ phần có tối thiểu là 03 cổ đông tham gia góp vốn (cổ đông có thể là cá nhân hoặc pháp nhân) và không giới hạn số lượng cổ đông tham gia góp vốn vào công ty.

– Công ty hợp danh: Theo quy định của Luật Doanh Nghiệp

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh).

Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

– Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.”

Trên đây là những loại hình Doanh nghiệp cơ bản mà khách hàng thường lựa chọn khi tiến hành thủ tục thành lập công ty, ngoài các loại hình doanh nghiệp nêu trên còn có thêm 1 số loại hình doanh nghiệp khác như Doanh nghiệp tư nhân…vv.

Bước 2: Chuẩn bị thông tin, tài liệu cho việc soạn thảo hồ sơ thành lập công ty

Để tiến hành thành lập công ty, thành viên hoặc cổ đông công ty cần chuẩn bị những thông tin và tài liệu sau:

– Tài liệu cần cung cấp:

+ Chứng minh thư nhân nhân, thẻ căn cước, hộ chiếu của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông và người đại diện theo pháp luật của công ty

+ Bản sao đăng ký kinh doanh, điều lệ công ty (áp dụng trường hợp thành viên, cổ đông góp vốn là pháp nhân)

– Thông tin cần thiết cho việc thành lập công ty gồm những gì?

+ Thông tin về tên công ty viết bằng Tiếng Việt, Tiếng Anh và tên Viết tắt;

+ Thông tin về vốn điều lệ công ty dự định đăng ký

+ Thông tin về ngành nghề kinh doanh công ty dự định đăng ký;

+ Thông tin về tỷ lệ sở hữu vốn trong công ty giữa các cổ đông/thành viên công ty;

+ Thông tin về địa chỉ trụ sở chính công ty

+ Thông tin về người đại diện theo pháp luật của công ty

+ Thông tin chi tiết chủ sở hữu, thành viên, cổ đông bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại

Bước 3: Soạn thảo hồ sơ cho việc thành lập công ty theo thủ tục thành lập doanh nghiệp quận Hoàn Kiếm

Sau khi nhận được đầy đủ thông tin cho việc thành lập công ty, chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng soạn thảo hồ sơ thành lập công ty và chuyển hồ sơ qua email hoặc trực tiếp để khách hàng tham khảo và sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có)

Bước 4: Nộp hồ sơ, nhận kết quả đăng ký kinh doanh thành lập công ty

Sau khi hoàn thành việc soạn thảo hồ sơ và khách hàng đã ký tên vào hồ sơ, chúng tôi sẽ tiến hành thủ tục cần thiết để nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho khách hàng.

Hồ sơ sẽ được nộp trực tuyến (trường hợp khách hàng thành lập công ty) hoặc nộp trực tiếp tại Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi đăng ký trụ sở chính của doanh nghiệp.

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chúng tôi sẽ chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ.

Bước 5: Tiến hành thủ tục khác sau khi công ty được thành lập theo thủ tục thành lập doanh nghiệp quận Hoàn Kiếm

Sau khi đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty, các công việc cần làm tiếp theo như sau:

– Khắc dấu công ty và công bố sử dụng mẫu dấu: Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh, chúng tôi sẽ tiến hành thủ tục khắc dấu tròn công ty và công bố sử dụng mẫu dấu trên cổng thông tin quốc gia.

Thời gian thực hiện khắc dấu: 1 ngày và thời gian công bố mẫu dấu 3 ngày.

– Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài công ty: Sau khi đã công bố mẫu dấu, khách hàng sẽ kê khai tờ khai thuế môn và và nộp tờ khai thuế môn bài kèm theo tiền thuế môn bài cho cơ quan thuế. Mức thuế môn bài sẽ là 2.000.000 VND (với doanh nghiệp có vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ và 3.000.000 VND với các doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ)

– Mua chữ ký số để kê khai thuế:

– Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử và mua phần mềm phát hành hóa đơn điện tử:

– Làm biển tên công ty để dán tại Trụ sở chính công ty

Trên đây là các bước cơ bản khi tiến hành thủ tục thành lập công ty theo thủ tục thành lập doanh nghiệp quận Hoàn Kiếm để khách hàng tham khảo

Câu hỏi thường gặp khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thủ tục thành lập doanh nghiệp quận Hoàn Kiếm

Các hình thức nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam?

Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài;

Cùng góp vốn thành lập công ty cùng nhà đầu tư Việt Nam;

Mua phần vốn góp của công ty Việt Nam;

Thực hiện đầu tư theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC.

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài có được ưu đãi đầu tư không?

Có. Tuy nhiên, công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng chỉ được hưởng các ưu đãi đầu tư như các doanh nghiệp Việt Nam.

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải đóng các loại thuế nào?

Cũng như doanh nghiệp vốn Việt Nam, công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng phải đóng một số loại thuế cơ bản sau: Thuế giá trị gia tăng, thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu (nếu có hoạt động xuất nhập khẩu),…

Khi nào thành lập công ty có vốn nước ngoài phải cấp giấy chứng nhận đầu tư?

Khi nhà đầu tư góp vốn ngay từ đầu thành lập công ty từ 1% đến 100% vốn điều lệ và khi nhà đầu tư nước ngoài mua góp vốn, mua cổ phần tại công ty Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

Các loại hình công ty có vốn nước ngoài có thể thành lập là gì?

Thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên;

Thành lập công ty cổ phần.

Công ty vốn nước ngoài có thành lập được văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh không?

Theo Biểu cam kết WTO và pháp luật Việt Nam các công ty có vốn đầu tư nước ngoài có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của mình. Mặc dù trước đây một số ngành còn hạn chế tiếp cận thị trường có hạn chế số năm Việt Nam gia nhập WTO, số năm công ty thành lập sau đó mới được thành lập thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

Điều kiện công ty vốn nước ngoài hoạt động thương mại, phân phối hàng hóa tại Việt Nam là gì?

Công ty vốn nước ngoài hoạt động thương mại, phân phối hàng hóa tại Việt Nam  có các điều kiện sau:

Nhà đầu tư thuộc các nước, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường về hoạt động mua bán hàng hoá.

Các mặt hàng phân phối không thuộc danh mục các mặt hàng cấm kinh doanh và không được quyền phân phối theo điều ước quốc tế mà phải phân phối theo lộ trình cam kết của điều ước quốc tế nếu thuộc danh mục hàng hoá có lộ trình phân phối.

Phạm vi phân phối: bán buôn và bán lẻ.

Được cấp Giấy phép kinh doanh bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trên đây là bài viết tư vấn về thủ tục thành lập doanh nghiệp quận Hoàn Kiếm của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139