Thành lập công ty vận tải hành khách

thanh lap cong ty van tai hanh khach

Hệ thống giao thông nước ta đang trên đà phát triển và hoàn thiện, dịch vụ vận chuyển ngày càng chuyên nghiệp và thuận tiện hơn. Cùng với những yếu tố trên thì nhu cầu đi lại để làm việc, học tập, khám chữa bệnh, du lịch,… của người dân cũng ngày một nhiều. Đây chính là những lý do thúc đẩy sự phát triển của các công ty vận tải hành khách và khiến nhiều nhà đầu tư quan tâm, mong muốn đầu tư ở lĩnh vực này. Vậy, cần đáp ứng những điều kiện gì khi thành lập công ty vận tải hành khách? Thủ tục thành lập công ty vận tải hành khách được thực hiện ra sao? Chúng tôi sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Khái quát chung về thành lập công ty vận tải hành khách

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì: Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi. Các hoạt động trên được thực hiện bởi đơn vị kinh doanh vận tải, bao gồm: doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. 

Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô bao gồm:

a) Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có xác định bến đi, bến đến với lịch trình, hành trình nhất định;

b) Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định;

c) Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền; Dịch vụ thành lập công ty.

d) Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định được thực hiện theo hợp đồng vận tải;

đ) Kinh doanh vận tải khách du lịch theo tuyến, chương trình và địa điểm du lịch.

(Điều 66 Luật giao thông đường bộ 2008)

Điều kiện để thành lập công ty vận tải hành khách

Khi thành lập công ty vận tải hành khách, cần chú ý các điều kiện để đảm bảo đáp ứng được, tránh trường hợp thiếu xót dẫn đến khó khăn trong quá trình thành lập và hoạt động. Các điều kiện về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô bao gồm:

Doanh nghiệp được thành lập hợp pháp (có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp), có giấy phép đăng ký kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô;

Đảm bảo các điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định 10/2020/NĐ-CP;

Đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy, nổ theo quy định của pháp luật.

Xe phải được gắn phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định 10/2020/NĐ-CP;

Tài xế có đủ trình độ hoặc có các chứng chỉ, văn bằng, giấy phép lái xe ô tô theo quy định.

Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên. 

Thủ tục thành lập công ty vận tải hành khách

Bước 1: Thành lập doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư

Khi thành lập công ty vận tải hành khách, cần chú ý đến ngành, nghề kinh doanh đăng ký. Quý khách hàng cần đăng ký các mã ngành sau:

4931: Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt)

4932: Vận tải hành khách đường bộ khác

Chi tiết: Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh, liên tỉnh, thủ tục thành lập công ty.

Nhà đầu tư soạn thảo bộ hồ sơ thành lập công ty vận tải hành khách và nộp online thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 01 bộ hồ sơ bao gồm:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

Điều lệ công ty;

Danh sách cổ đông sáng lập (nếu là công ty cổ phần); Danh sách thành viên (nếu là công ty TNHH hai thành viên);

Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân); quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương và thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu kèm văn bản ủy quyền cho người quản lý vốn (nếu là tổ chức);

Thời gian thực hiện Bước 1 là 03 ngày làm việc, trường hợp hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung sẽ tiếp tục tính thời gian 03 ngày làm việc cho mỗi lần sửa đổi.

thanh lap cong ty van tai hanh khach
thành lập công ty vận tải hành khách

Bước 2: Thủ tục đề nghị Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến cơ quan cấp Sở giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định;

Bản sao công chứng văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;

Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).

Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

Bước 3: Thủ tục đề nghị cấp phù hiệu

Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, công ty vận tải hành khách tiếp tục gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu đến Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp Giấy phép kinh doanh cho đơn vị.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đúng quy định, Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu cho các xe theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải.

Kinh doanh vận tải hành khách là gì?

Kinh doanh vận tải hành khách bao gồm Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định, Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi, Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định, Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô.

Theo đó,

+ Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.

+ Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có xác định bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến với lịch trình, hành trình nhất định.

+ Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định, bao gồm tuyến xe buýt nội tỉnh và tuyến xe buýt liên tỉnh.

+ Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi là việc sử dụng xe ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ (bao gồm cả người lái xe) để vận chuyển hành khách theo lịch trình và hành trình do hành khách yêu cầu; có sử dụng đồng hồ tính tiền để tính cước chuyến đi hoặc sử dụng phần mềm để đặt xe, hủy chuyến, tính cước chuyến đi và kết nối trực tiếp với hành khách thông qua phương tiện điện tử, cách thành lập công ty.

+ Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hành khách bằng văn bản giấy hoặc điện tử (sau đây gọi là hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng điện tử) giữa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe).

+ Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng lữ hành bằng văn bản giấy hoặc điện tử giữa đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe) để vận chuyển khách du lịch theo chương trình du lịch.

Những lưu ý không thể bỏ qua khi thành lập công ty vận tải hành khách

Trên thực tế thì trước khi tiến hành thành lập công ty vận tải hành khách theo quy trình trên, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề quan trọng như sau:

Hãy lưu ý về việc chọn người đại diện pháp luật phù hợp

– Doanh nghiệp phải chuẩn bị chọn một người phù hợp để làm người đại diện theo pháp luật cho công ty. Đây là người có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Do đó, cần chọn người có đủ năng lực, kinh nghiệm.

– Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam.

– Người đại diện của công ty vận tải hành khách có thể là giám đốc, chủ tịch, người quản lý… Tuy nhiên phải đảm bảo là người đảm nhận vai trò này cần tuần tuân thủ tốt những quy định chung về người đại diện.

Doanh nghiệp phải lưu ý loại hình của công ty

– Doanh nghiệp cần chọn loại hình công ty phù hợp với công ty vận tải hành khách của mình để có thể đăng ký kinh doanh. Mỗi loại hình đều có những đặc điểm riêng, thích hợp với từng điều kiện về vốn cũng như số lượng thành viên… của công ty. Do đó, doanh nghiệp hãy lưu ý và đưa ra lựa chọn đúng đắn.

– Một số loại hình công ty phổ biển hiện nay gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên, công ty tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh.

Trên đây là toàn bộ thông tin đề cập tới quy trình, điều kiện thủ tục thành lập công ty vận tải hành khách hay quy trình thành lập công ty/doanh nghiệp nói chung theo quy định mới nhất của pháp luật. Quý bạn đang có nhu cầu thành lập công ty nhanh chóng, hãy để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với Công ty luật để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139