Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một giấy tờ quan trọng đối với chúng ta, là căn cứ để chúng ta có thể sử dụng đất một cách hợp pháp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cơ quan, cá nhân nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đặc biệt là trong lần đầu tiên. Sau đây, hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu về vấn đề thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất qua bài viết sau đây nhé!
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là giấy tờ pháp lý chứng minh, xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các bất động sản khác. Theo quy định của Luật đất đai 2013 thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất được quy định như sau:
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Thẩm quyền xin cấp lại sổ đỏ bị mất, cũ, rách, hỏng
Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ. Cụ thể:
Cấp đổi, cấp lại sổ đỏ, sổ hồng, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng. Đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định này thì việc cấp Giấy chứng nhận cho các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện như sau:
“+ Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về các trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi thực hiện đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất và việc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp.”
Vậy, việc cấp sổ do thành phố cấp hay UBND huyện cấp thì vẫn đúng thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật tuỳ vào đối tượng yêu cầu. Vấn đề thẩm quyền cấp sau này sẽ ảnh hưởng đến thẩm quyền thu hồi, thẩm quyền bồi thường, cho thuê,… nên việc xác định việc đúng thẩm quyền sẽ quyết định đến tính chất đúng sai của sổ đỏ bạn được cấp.
Sở Tài nguyên Môi trường cấp sổ đỏ
Sở Tài nguyên và Môi trường là một trong những cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ. Căn cứ khoản 1, 3 Điều 105 Luật Đất đai 2013, Sở Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận trong 03 trường hợp:
Trường hợp 01: Khi người sử dụng đất thực hiện các quyền của họ phải dẫn đến thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận.
Người sử dụng đất đã được cấp một trong các loại Giấy sau đây: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Ví dụ: Chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất…
Đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai
Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, trong các trường hợp sau:
Khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.
Đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai: Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Trường hợp 02: Khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho nhưng phải là Sở tài nguyên môi trường cùng cấp. Trong trường hợp này Sở tài nguyên được quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Căn cứ khoản 01 Điều 105 Luật Đất đai 2013, Ủy ban nhân dân cấp (UBND) tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho:
Tổ chức;
Cơ sở tôn giáo;
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư;
Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Căn cứ khoản 02 Điều 105 Luật Đất đai 2013, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho:
Hộ gia đình;
Cá nhân;
Cộng đồng dân cư;
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Thẩm quyền của UBND xã trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Theo quy định pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp xã không có thẩm quyền trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cơ quan này chỉ có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ về đất đai và thẩm tra xác định nguồn gốc, hiện trạng của việc đăng ký và sử dụng đất đai, biến động về đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai trên địa bàn địa chính công tác.
Theo Khoản 2 và khoản 3 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu trong trường hợp địa phương:
Chưa thành lập chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
Chưa tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận thủ tục hành chính.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã có vai trò rất lớn trong việc xác định thửa đất đó có tranh chấp hay không mà còn trong quá trình sử dụng đất đến nay có biến động thay đổi về tình trạng đất như xác định đúng diện tích đất, đã sang tên cho ai hay chưa; đã chuyển mục đích.
Câu hỏi thường gặp
Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu là gì?
Căn cứ Điều 100, 101 Luật Đất đai 2013, Điều 20, 22, 23 và 24 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu được chia thành hai trường hợp:
Trường hợp 1: Người sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Trường hợp 2: Người sử dụng đất không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu bao gồm những gì?
Khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04a/ĐK.
+ Bản sao chứng từ đã thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có).
+ Giấy tờ về miễn, giảm nghĩa vụ tài chính (nếu có).
+ Một trong những loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
+ Một trong những loại giấy tờ quy định tại Điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP nếu đăng ký, công nhận quyền sở hữu nhà ở.
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu như thế nào?
– Bước 1. Nộp hồ sơ
Cách 1: Cá nhân, hộ gia đình nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu
Cách 2: Cá nhân, hộ gia đình không nộp tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất
– Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
– Bước 3: Giải quyết yêu cầu
– Bước 4: Trao kết quả
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.