Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bá, buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thựa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, phục vụ và bảo vệ quyền lợi của các tầng lớp dân cư trong xã hội (của giai cấp thống trị trong các nhà nước bóc lột). Vậy nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm những gì?
Khái niệm về nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm
Ở Việt Nam hiện nay, trong giáo trình của các cơ sở đào tạo luật học cũng như trong sách báo pháp lý tồn tại nhiều định nghĩa về pháp luật dưới góc độ là pháp luật thực định. Tuy nhiên, có thể nói, các định nghĩa đó cơ bản chỉ khác nhau về câu chữ và thể hiện quan niệm về pháp luật với tư cách là một loại quy tắc ứng xử của con người, một loại chuẩn mực xã hội, pháp luật có những điểm khác biệt cơ bản so với các loại chuẩn mực xã hội khác như đạo đức, phong tục tập quán… Pháp luật dưới góc độ tương tự, từ đó có thể hiểu:
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước.
Đặc điểm chung của nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm
Pháp luật có các đặc điểm cơ bản:
1) Là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung;
2) Thể hiện ý chí của nhà nước;
3) Do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện;
4) Được thể hiện dưới những hình thức nhất định: pháp luật tập quán, pháp luậy án lệ, văn bân quy phạm pháp luật;
5) Nhà nước có thể dùng biện pháp cưỡng chế để đảm bảo chọ pháp luật được thực hiện.
Lịch sử ra đời, phát triển của nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm
Pháp luật là một khái niệm phức tạp, trải qua các thời đại và ở các khu vực trên thế giới, những vấn đề như bản chất, nguồn gốc, vai trò, phạm vi điều chỉnh của pháp luật… được nhận thức một cách khác nhau. Ở Trung Quốc cổ đại, trường phái Nho gia (đại biểu là Khổng Tử) cho rằng, người cai trị chủ yếu dùng “lễ”, “nhạc” để sửa đổi tinh thần, tính nết con người nhằm duy trì trật tự xã hội. Theo quan niệm của các tác giả này, pháp luật được đồng nhất với “hình pháp” (sự trừng phạt), nó chỉ được đặt ra cho những người không hiểu và không theo được “lễ”. Sách Lễ kí viết:
“Lễ không đi xuống đến người dân thường. Hình pháp không đi lên đến giới đại phu’’.
Theo các nhà nho, “lễ” là một loại quy tắc xử sự vừa mang tính chất luân lí, đạo đức, tôn giáo, phong tục, tập quán, vừa mang tính chất chính trị, pháp lí mà những người cầm quyền phải tin theo, giữ gìn để thiết lập, duy trì quan hệ danh phận đẳng cấp trong xã hội. Cũng ở Trung Quốc thời kì này, trường phái Pháp gia (đại biểu là Hàn Phi Tử) quan niệm, pháp luật
“Lễ cái biên soạn thành sách đặt ở nơi công đường và nói rõ cùng trăm họ… cho nên bậc minh chúa nói pháp luật thì mọi kẻ hèn kém trong nước, không ai không nghe thấy”.
Mặc dù không trực diện đề cập nội hàm khái niệm pháp luật, tuy nhiên theo Hàn Phi Tử, pháp luật phải thành văn và phải được công khai cho mọi người đều biết. Hàn Phi Tử cho rằng, bản chất của con người là tham lam, ích kỉ (bản tính ác), vì vậy, để thiết lập trật tự xã hội, nắm giữ quyền lực dài lâu, người cầm quyền không thể dựa vào lễ, nhạc mà phải sử dụng luật pháp, luật pháp đó phải công khai, minh bạch để mọi người đều biết và tuân thủ nghiêm chỉnh.
Ờ phương Tây, quan niệm về pháp luật tương đối phức tạp, tuy nhiên, tựu trung lại có thể chia thành hai trường phái, trường phái pháp luật thực định và trường phái pháp luật tự nhiên.
Theo quan niệm của trường phái pháp luật thực định, pháp luật là những quy tắc do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập trật tự xã hội. Đó là những quy phạm cụ thể, hiện hữu, xác định, thể hiện rõ ràng, chúng được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một phạm vi không gian xác định.
Theo quan niệm của trường phái pháp luật tự nhiên, pháp luật là những quy tắc tất yếu hình thành một cách tự nhiên trong đời sống của con người xuất phát từ bản chất của con người với tư cách là một bộ phận của giới tự nhiên, tương tự như việc con người đói thì ăn, khát thì uống, tìm kiếm thức ăn để duy trì sự tồn tại của mình, kết hôn, sinh con để duy trì nòi giống… Thứ pháp luật này không do nhà nước nào ban hành ra và bảo đảm thực hiện mà nó được hiểu như là tạo hóa đã ban tặng cho con người, nó cao hơn pháp luật do nhà nước ban hành, nó là vĩnh cửu và bất biến, không bị thay đổi ở mọi dân tộc và mọi thời đại. Pháp luật thực định do nhà nước ban hành ra và bảo đảm thực hiện phải dựa trên cơ sở của pháp luật tự nhiên, phải phù hợp, không được trái với pháp luật tự nhiên. Các luật gia theo phái này cho rằng các quyền tự nhiên của con người như quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Họ đấu tranh cho các quyền con người và quyền công dân, chống lại sự lạm dụng quyền lực của các cơ quan nhà nước, đòi hỏi phải kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ các quyền tự do của con người. Những đại biểu xuất sắc của trường phái này là Aristote, Ciceron, Grotius, Montesquieu… Chẳng hạn, Montesquieu cho rằng:
“Luật, theo nghĩa rộng nhất, là những quan hệ tất yếu từ trong bản chất của sự vật. Với nghĩa này thì mọi vật đều có luật của nó. Thế giới thần linh, thể giới vật chất, những trí tuệ siêu việt, cho đến các loài vật, và loài người đều có luật của mình”.
Ngày nay, cả trong lí luận cũng như thực tiễn, pháp luật đều được tiếp cận theo quan điểm pháp luật thực định, nhưng có tiếp thu những giá trị của quan điểm pháp luật tự nhiên. Theo đó, pháp luật do nhà nước ban hành nhưng phải phù họp với thực tiễn khách quan, phù hợp với quy luật vận động và phát triển của đời sống, pháp luật phải dựa trên cơ sở công lí, phải phù hợp với các quyền tự nhiên của con người. Chính vì vậy, danh từ pháp luật trong ngôn ngữ của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều phản chiếu ý niệm công lý. Thực tế cho thấy, pháp luật của nhiều nhà nước đương đại đã thừa nhận quyền con người với tư cách là quyền tự nhiên, bẩm sinh mà tạo hoá đem lại cho họ.
Các đặc trưng cơ bản của nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm
Trên cơ sở quan niệm như trên về pháp luật, có thể thấy, pháp luật có các đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, pháp luật có tỉnh quyền lực nhà nước
Tính quyền lực nhà nước là đặc điểm riêng có của pháp luật. Để thực hiện việc tổ chức và quản lí các mặt của đời sống xã hội, nhà nước cần có pháp luật. Các quy định pháp luật có thể do nhà nước đặt ra, cũng có thể được tạo nên từ việc nhà nước thừa nhận các quy tắc xử sự sẵn có trong xã hội như đạo đức, phong tục tập quán, tín điều tôn giáo… Với tính cách là những quy tắc xử sự, phảp luật chính là những yêu cầu, đòi hỏi hoặc cho phép của nhà nước đối với hành vi ứng xử của các chủ thể trong xã hội. Nói cách khác, pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước. Thông qua pháp luật, nhà nước cho phép người dân được làm gì, không cho phép họ làm gì hay bắt buộc họ phải làm gì, làm như thế nào… Với quyền lực của mình, nhà nước có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để tổ chức thực hiện pháp luật, yêu cầu các cá nhân, tổ chức trong xậ hội phải thực hiện pháp luật nghiêm chỉnh. Khi cần thiết, nhà nước có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế để bảo vệ pháp luật, trừng phạt người vĩ phạm, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trong cuộc sống.
Thứ hai, pháp luật có tính quy phạm phổ biến
“Quy phạm” nghĩa là khuôn thước, khuôn mẫu, chuẩn mực. Các quy định của pháp luật là những khuôn mẫu, chuẩn mực định hướng cho nhận thức và hành vi của mọi người, hướng dẫn cách xử sự cho cá nhân, tổ chức trong xã hội. Các chủ thể khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh do pháp luật dự liệu thì xử sự theo những khuôn mẫu mà nhà nước đã nêu ra. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, các tổ chức và cá nhân trong xã hội sẽ biết mình được làm gì, không được làm gì, phải làm gì và làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nào đó. Phạm vi tác động của pháp luật rất rộng lớn, nó là khuôn mẫu ứng xử cho mọi cá nhân, tổ chức trong đời sống hàng ngày, nó điều chỉnh các quan hệ xã hội trên các lĩnh vực của cuộc sống, pháp luật tác động đến mọi địa phưorng, vùng, miền của đất nước.
Thứ ba, pháp luật có tính hệ thống
Bản thân pháp luật là một hệ thống các quy phạm hay cạc quy tăc xử sự chung, các nguyên tắc, các khai niệm pháp lí… Pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội bằng cậch tác động lên cách xử sự của các chủ thể tham gia quan hệ xã hội đó, làm cho quan hệ phát triển theo chiều hướng nhà nước mong muốn. Mặc dù điều chỉnh các quan hệ xã hội trong nhiều lĩnh vực khác nhau, song các quy định của pháp luật không tồn tại biệt lập mà giữa chúng có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhaú, tạo nên một chỉnh thể thống nhất.
Thứ tư, pháp luật có tính xác định về hình thức
Pháp luật được thể hiện trong những hình thức xác định như tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật. Ở dạng thành văn, các quy định của pháp luật được thể hiện một cách rõ ràng, cụ thể, không trừu tượng, chung chung, bảo đảm có thể được hiểu và thực hiện thống nhất trên toàn xậ hội.
Ngày nay, sự giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, sự tác động qua lại, ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng lớn. Đe điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc giá, các tổ chức quốc tế cũng cần có pháp luật, gọi là pháp .luật quốc tế. Pháp luật quốc tế được hiểu là hệ thống quy phạm do các quốc gia, các tổ chức quốc tế thỏa thuận xây dựng nên để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống quốc tế. Bên cạnh những điểm tương đồng với pháp luật quốc gia, pháp luật quốc tế có những nét đặc thù. Trong phạm vi bài viết này chủ yếu đề cập đến pháp luật quốc gia.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm. Luật Trần và Liên Danh hi vọng hữu ích với bạn.