Mẫu đơn xin nghỉ phép của giáo viên

Mẫu đơn xin nghỉ phép của giáo viên

Mẫu đơn xin nghỉ phép của giáo viên (hay còn gọi là mẫu đơn xin nghỉ dạy của giáo viên) là mẫu đơn được các giáo viên lập ra để gửi tới Ban giám hiệu nhà trường để xin phép nghỉ dạy một vài ngày để giải quyết những công việc cá nhân của mình. Mẫu đơn nêu rõ thông tin của giáo viên làm đơn, thời gian xin nghỉ… Dưới đây là các mẫu đơn xin nghỉ phép dành cho giáo viên.

Giáo viên được nghỉ phép bao nhiêu ngày một năm?

Theo quy định tại Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT thì thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).

Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.

Đối chiếu sang quy định của Bộ luật Lao động, giáo viên được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

Đồng thời, giáo viên cũng được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

Thời gian nghỉ hằng năm của Bộ luật Lao động quy định là 12 ngày làm việc đối với giáo viên có đủ 12 tháng làm việc tại một trường. Sau đó cứ làm 05 năm được tính thêm một ngày phép.

Ngoài những ngày nghỉ phép hưởng lương, thì giáo viên cũng có thể xin ban lãnh đạo, hiệu trưởng được nghỉ phép không hưởng lương.

Đơn xin nghỉ phép của giáo viên là gì?

Nghỉ phép là một trong những quyền lợi cơ bản mà giáo viên được hưởng trong một năm làm việc mà bất kỳ ở cơ quan (trường nào).

Mẫu đơn xin nghỉ phép của giáo viên (hay còn gọi là mẫu đơn xin nghỉ dạy của giáo viên) là mẫu đơn được các giáo viên lập ra để gửi tới Ban giám hiệu nhà trường nơi giáo viên đang công tác để được nghỉ phép khi cần giải quyết công việc cá nhân. Trong đơn nêu rõ họ tên, lý do, thời gian xin nghỉ của giáo viên.

Đơn xin nghỉ ốm của giáo viên

Đơn này cũng áp dụng được trong trường hợp bạn nghỉ dài vì chữa bệnh. Bạn có thể thay tiêu đề từ Đơn xin nghỉ ốm thành Đơn xin nghỉ chữa bệnh.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———

ĐƠN XIN NGHỈ ỐM

Kính gửi: Ban Giám Hiệu trường …………

Tôi tên là: ………. Sinh ngày: …………………

CMND/CCCD số: …………… Ngày cấp: …../…../….. Nơi cấp: ……………

Địa chỉ thường trú: ……………………………

Điện thoại liên hệ: ……………………………

Đơn vị công tác: Chức vụ: Giáo viên

Tôi làm đơn này xin trình bày sự việc như sau:

Tôi đến bệnh viện ………………………… [Tên bệnh viện] để khám bệnh. Các bác sĩ tại bệnh viện …………………… đã chuẩn đoán tôi bị [Ghi rõ tình trạng] bệnh phải xin nghỉ ốm] và phải nằm viện để điều trị từ ngày …./…./….

Vì vậy, tôi làm đơn này xin phép Ban Giám hiệu trường cho tôi được nghỉ theo chế độ nghỉ ốm ……………………[Ghi rõ chế độ xin nghỉ ốm] từ ngày …../…../….. đến ngày …../…../…..

Tôi đã bàn giao công việc trong thời gian nghỉ cho Tổ trưởng bộ môn /Khối trưởng khối….

Tôi xin hứa sẽ cập nhật đầy đủ nội dung công tác trong thời gian nghỉ.

Kính mong Ban Giám Hiệu nhà trường xem xét giải quyết cho tôi được nghỉ để điều trị bệnh. Tôi xin chân thành cảm ơn./.

Ý KIẾN BGH NHÀ TRƯỜNG

……………….., ngày …… tháng …… năm ……

Người làm đơn

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Đơn xin nghỉ phép dài hạn của giáo viên

Trước khi nghỉ phép các giáo viên thường nhờ hoặc xin nhà trường phân công bố trí người dạy thay cho mình. Vì đây là một kỳ nghỉ dài nên nếu các bạn đã tìm và lên được kế hoạch đầy đủ cho người dạy thay, thì đừng ngần ngại cho vào đơn xin nghỉ phép để giấy nghỉ phép của bạn có vẻ chỉn chu, chuyên nghiệp nhất.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY XIN PHÉP

Kính gửi:

– BGH trường …………………..

 

– Tổ trưởng tổ chuyên môn

Tên tôi: ……………………………………………………………………..

Chức vụ: …………………………………………………………………..

Giáo viên dạy môn: ………………………………………………………

Xin phép nghỉ dạy từ ngày: ……………………………………………..

Lý do: ……………………………………………………………………….

Hết thời gian nghỉ, tôi xin chấp hành nghiêm túc quy chế chuyên môn.

Kính đề nghị Tổ trưởng bố trí theo lịch chuyên môn sau:

TKB những ngày nghỉ

Thứ…..ngày……tháng….năm 20

T1: Lớp……..Bài…………………………

T2: Lớp……..Bài…………………………

T3: Lớp……..Bài…………………………

T4: Lớp……..Bài…………………………

T5: Lớp……..Bài…………………………

Thứ…..ngày……tháng….năm 20

T1: Lớp……..Bài…………………………

T2: Lớp……..Bài…………………………

T3: Lớp……..Bài…………………………

T4: Lớp……..Bài…………………………

T5: Lớp……..Bài…………………………

Thứ…..ngày……tháng….năm 20

T1: Lớp……..Bài…………………………

T2: Lớp……..Bài…………………………

T3: Lớp……..Bài…………………………

T4: Lớp……..Bài…………………………

T5: Lớp……..Bài…………………………

Thứ…..ngày……tháng….năm 20

T1: Lớp……..Bài…………………………

T2: Lớp……..Bài…………………………

T3: Lớp……..Bài…………………………

T4: Lớp……..Bài…………………………

T5: Lớp……..Bài…………………………

Người dạy thay

Thứ …….

1……………………………………

2. …………………………………..

3……………………………………

4……………………………………

5……………………………………

Thứ …….

1……………………………………

2. …………………………………..

3……………………………………

4……………………………………

5……………………………………

Thứ …….

1……………………………………

2. …………………………………..

3……………………………………

4……………………………………

5…………………………………

Thứ …….

1……………………………………

2. …………………………………..

3……………………………………

4……………………………………

5…………………………………

Xin chân thành cảm ơn!

Đồng ý cho nghỉ.

Thời gian từ………đến……….

   

Ngày……tháng…..năm 20…

HIỆU TRƯỞNG

TỔ TRƯỞNG

NGƯỜI LÀM ĐƠN

Mẫu đơn xin nghỉ phép của giáo viên
mẫu đơn xin nghỉ phép của giáo viên

Giấy xin nghỉ phép của giáo viên ngắn gọn

Với mẫu đơn xin nghỉ phép ngắn gọn này sẽ bao gồm những nội dung cơ bản để giáo viên có thể thay thế lý do phù hợp với nguyện vọng xin nghỉ phép của mình.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP

Kính gửi:

– Phòng Giáo dục và đào tạo………………..

 

– Ban giám hiệu trường………………………..

Tôi tên là ……………………………………………………………………

Chức vụ: ……………………………………………………………………

Đơn vị công tác ………………………………………………………….

Kính đề nghị .……………………………………………………………..

Giải quyết cho tôi được nghỉ .………………………………………..

Kể từ ngày……/……./…….. đến ngày……/……./………

Lý do: …………………………………………………………………………..

Nơi nghỉ phép: ………………………………………………………………

Tôi hứa sau khi hết thời gian nghỉ phép trên tôi sẽ có mặt tại đơn vị để công tác bình thường./

 

….,ngày…tháng…năm…

 

Người viết đơn

(ký và ghi rõ họ tên)

Mẫu đơn xin nghỉ phép dành cho giáo viên 

Mẫu đơn xin nghỉ dưới đây là mẫu xin phép ý kiến của cả tổ trưởng và ý kiến của hiệu trưởng về việc xin nghỉ phép của giáo viên.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP

Tôi tên: ……………………………………………………………………………………………………..

Là: ……………………………………………………………………………………………………………

Thuộc tổ: ……………………………………………………………………………………………………

Nay tôi làm đơn này kính xin Hiệu trưởng Trường ……………………………… cho tôi được nghỉ phép ….. ngày (từ ngày …./…./…. đến ngày …./…/….)

Lý do: ………………………………………………………………………………………………………..

Công việc tôi đã bàn giao cho Ông (Bà): ……………………………………………………….

Là: ……………………………………………………………………………………………………………

Rất mong được sự chấp thuận của Hiệu trưởng Trường …………………………………

Trân trọng cảm ơn!

Xác nhận của Tổ trưởng tổ: ………
(Ký và ghi rõ họ tên)

Người viết đơn

Ý kiến của Hiệu trưởng
…………………………………
Ngày…tháng…năm….

Chế độ nghỉ phép trong năm đối với giáo viên hiện nay được quy định như thế nào?

Tại khoản 1 Điều 13 Luật Viên chức 2010 có nêu như sau:

Quyền của viên chức về nghỉ ngơi

Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.

Theo đó giáo viên là viên chức tại các trường công lập sẽ có số ngày nghỉ phép năm theo quy định của pháp luật về lao động.

Cụ thể tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có nêu về chế độ nghỉ hằng năm như sau:

Nghỉ hằng năm

Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Như vậy, trường hợp giáo viên có thời gian làm việc tại trường đủ 12 tháng trong năm thì sẽ có 12 ngày nghỉ phép tương ứng.

Trường hợp chưa làm đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Ngoài ra, giáo viên cũng được nghỉ việc riêng theo quy định tại Bộ luật Lao động.

Nghỉ không hưởng lương đối với giáo viên được quy định như thế nào?

Tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:

Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Theo đó pháp luật cho phép người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Bên cạnh đó, đối với giáo viên là viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập việc nghỉ không hưởng lương được quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật Viên chức 2010 có quy định như sau:

Quyền của viên chức về nghỉ ngơi

Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Như vậy giáo viên vẫn được nghỉ không hưởng lương nhưng phải có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị nơi mình làm việc.

Trên đây là bài viết tham khảo của công ty luật Trần và Liên Danh về mẫu đơn xin nghỉ phép của giáo viên. Mọi vướng mắc chưa rõ hoặc có nhu cầu hỗ trợ các vấn đề khác lý khác, quý khách vui lòng liên hệ với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7 để được tư vấn tốt nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139