Đơn kiến nghị phản ánh

Đơn kiến nghị phản ánh

Quy trình này quy định trình tự tiếp công dân; tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, đơn kiến nghị phản ánh tại các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công, và không áp dụng đối với các thông tin nhận qua thư điện tử (email), tin nhắn, điện thoại và qua các phương tiện thông tin truyền thông khác.

Quy trình tiếp công dân

Về quy trình tiếp công dân thường xuyên, khi công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở, nơi tiếp công dân, người tiếp công dân yêu cầu công dân nêu rõ họ tên, địa chỉ, xuất trình giấy tờ tùy thân để xác định nhân thân của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; giấy giới thiệu, giấy ủy quyền (nếu có), hợp đồng trợ giúp pháp lý để xác định tính hợp pháp của người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý. Khi công dân xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy giới thiệu, giấy ủy quyền thì người tiếp công dân kiểm tra tính hợp lệ của giấy tờ đó.

Đối với trường hợp tiếp người tố cáo, người tiếp công dân phải giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích người tố cáo trừ khi người tố cáo đồng ý công khai; không được tiết lộ những thông tin có hại cho người tố cáo; nếu thấy cần thiết hoặc khi người tố cáo yêu cầu thì người tiếp công dân báo cáo thủ trưởng cơ quan, đơn vị áp dụng những biện pháp cần thiết hoặc kiến nghị áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo theo quy định.

Trường hợp vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan, đơn vị và đơn đủ điều kiện thụ lý theo quy định thì người tiếp công dân phải làm thủ tục tiếp nhận đơn và các thông tin, tài liệu, bằng chứng kèm theo do công dân cung cấp và chuyển đơn đến bộ phận xử lý đơn để tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn theo quy định. Trường hợp vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan, đơn vị nhưng không đủ điều kiện thụ lý giải quyết thì người tiếp công dân căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để giải thích rõ lý do hoặc hướng dẫn công dân bổ sung những thủ tục cần thiết để thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trong việc trực tiếp tiếp công dân có trách nhiệm tiếp công dân định kỳ, để lắng nghe, xem xét, giải quyết và chỉ đạo việc xem xét giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật. Đồng thời, tiếp công dân để đối thoại trực tiếp trong quá trình giải quyết khiếu nại, cũng như tiếp công dân đột xuất đối với một số trường hợp cụ thể.

Ngoài ra, cơ quan, đơn vị liên quan và cơ quan Thanh tra hoặc Văn phòng có trách nhiệm giúp thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập tiếp công dân bằng cách lựa chọn, bố trí những trường hợp cần thiết để thủ trưởng cơ quan, đơn vị tiếp công dân, trừ trường hợp tiếp công dân đột xuất; chuẩn bị đầy đủ những thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh mà thủ trưởng cơ quan, đơn vị sẽ tiếp công dân; cử cán bộ chuyên môn để ghi chép nội dung buổi tiếp công dân, tiếp nhận các thông tin, tài liệu do công dân cung cấp…

Quy trình xử lý đơn thư

Đơn thư được tiếp nhận và phân loại theo nội dung đơn, bao gồm: Đơn khiếu nại; Đơn tố cáo; Đơn kiến nghị, phản ánh; Đơn có nhiều nội dung khác nhau. Sau đó, đơn lại được phân loại theo điều kiện xử lý.

Về thời hạn xử lý đơn, Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố Hà Nội có trách nhiệm chỉ đạo và phân công cán bộ xử lý đơn trong thời hạn 10 ngày làm việc; đối với đơn tố cáo tố cáo thì xử lý ban đầu thông tin tố cáo trong thời hạn 07 ngày làm việc; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn kiểm tra, xác minh có thể dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo.

Về xử lý đơn khiếu nại

Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan, đơn vị và đủ điều kiện thụ lý theo quy định thì người xử lý đơn đề xuất thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét, quyết định thụ lý giải quyết và giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại cho cơ quan chuyên môn giúp việc, đồng thời thông báo cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến (nếu có) và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết.

Đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan, đơn vị thì người xử lý đơn dự thảo văn bản trình Trưởng Bộ phận Tiếp công dân hoặc Văn phòng hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn khiếu nại đến cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Nếu đơn khiếu nại có họ tên, chữ ký của nhiều người thì hướng dẫn cho một người khiếu nại có họ, tên, địa chỉ rõ ràng.

Về xử lý đơn tố cáo

Đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan, đơn vị và đủ điều kiện thụ lý theo quy định thì người xử lý đơn phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và đề xuất thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét, quyết định thụ lý giải quyết và giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo cho cơ quan chuyên môn, đồng thời thông báo cho người tố cáo biết.

Đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan, đơn vị thì người xử lý đơn đề xuất trình Trưởng Bộ phận tiếp công dân hoặc Văn phòng chuyển đơn và các chứng cứ, thông tin, tài liệu kèm theo (nếu có) đến cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn tố cáo và thông báo cho người tố cáo biết.

Người xử lý đơn tố cáo phải giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo theo quy định của pháp luật; báo cáo, đề xuất thủ trưởng cơ quan, đơn vị áp dụng những biện pháp theo quy định của pháp luật hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo khi có yêu cầu.

Ngoài ra, còn có đơn kiến nghị, phản ánh. Các loại đơn này  thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật. Nếu đơn kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì người xử lý đơn đề xuất thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, quyết định việc chuyển đơn và các tài liệu kèm theo (nếu có) đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp đơn có nhiều nội dung khác nhau (khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh) thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong đó có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan, đơn vị thì người xử lý đơn phải có giấy mời người gửi đơn đến làm việc và hướng dẫn người gửi đơn tách riêng từng nội dung theo thẩm quyền giải quyết của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đối với nội dung đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan, đơn vị thì tiếp nhận đơn và xử lý theo quy định. Đối với nội dung đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan, đơn vị thì hướng dẫn công dân gửi đơn đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết.

Đơn khiếu nại, tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh được tiếp nhận qua những nguồn nào?

Theo Điều 5 Thông tư 05/2021/TT-TTCP thì đơn khiếu nại, tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh được tiếp nhận để phân loại và xử lý từ các nguồn sau:

– Đơn được gửi qua dịch vụ bưu chính;

– Đơn được gửi đến Trụ sở tiếp công dân, Ban tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân, bộ phận tiếp nhận đơn hoặc qua hộp thư góp ý của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

– Đơn do Đại biểu Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan báo chí và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển đến theo quy định của pháp luật;

– Đơn do lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo các cơ quan Đảng chuyển đến.

Đơn kiến nghị phản ánh
đơn kiến nghị phản ánh

Đơn khiếu nại, tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh đủ điều kiện xử lý khi đáp ứng những yêu cầu nào?

Theo điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2021/TT-TTCP thì đơn khiếu nại, tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh đủ điều kiện xử lý khi đáp ứng những yêu cầu sau:

– Đơn dùng chữ viết là tiếng Việt. Trường hợp đơn được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm bản dịch được công chứng; Đơn được ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn; họ, tên, địa chỉ của người viết đơn; có chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn;

– Đơn khiếu nại ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại;

– Đơn tố cáo ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; cách thức liên hệ với người tố cáo và các thông tin khác có liên quan;

– Đơn kiến nghị, phản ánh ghi rõ nội dung kiến nghị, phản ánh;

– Đơn không rõ họ tên, địa chỉ của người gửi đơn nhưng có nội dung tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật và nêu rõ người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Tố cáo.

Như vậy, đơn khiếu nại, tố cáo, đơn kiến nghị phản ánh để được xử lý thì phải đáp ứng các điều kiện như đơn dùng chữ viết là tiếng Việt, đơn tố cáo ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; cách thức liên hệ với người tố cáo và các thông tin khác có liên quan; Đơn kiến nghị, phản ánh ghi rõ nội dung kiến nghị, phản ánh; Đơn không rõ họ tên, địa chỉ của người gửi đơn nhưng có nội dung tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật và nêu rõ người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Tố cáo.

Đơn khiếu nại, tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh không đủ điều kiện xử lý khi nào?

Theo điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2021/TT-TTCP thì đơn khiếu nại, tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh không đủ điều kiện xử lý bao gồm:

– Đơn không đáp ứng các yêu cầu tại điểm a khoản 2 Điều này;

– Đơn được gửi cho nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong đó có cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người có thẩm quyền giải quyết;

– Đơn đã được hướng dẫn theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này;

– Đơn có nội dung chống đối đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đơn có nội dung chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo; đơn có lời lẽ thô tục, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, uy tín của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị;

– Đơn rách nát, chữ viết bị tẩy xóa, không rõ, không thể đọc được.

Theo thẩm quyền giải quyết thì đơn được phân thành những loại nào?

Theo khoản 5 Điều 6 Thông tư 05/2021/TT-TTCP thì đơn được phân loại theo thẩm quyền giải quyết được quy định như sau:

– Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước, gồm: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan, tổ chức trực thuộc Ủy ban nhân dân các cấp hoặc của cơ quan hành chính khác;

– Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban và các cơ quan khác của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan của Hội đồng nhân dân các cấp;

– Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án;

– Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán Nhà nước;

– Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; tổ chức tôn giáo;

– Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước;

– Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.

Trên đây là bài viết tham khảo của công ty luật Trần và Liên Danh về đơn kiến nghị phản ánh. Mọi vướng mắc chưa rõ hoặc có nhu cầu hỗ trợ các vấn đề khác lý khác, quý khách vui lòng liên hệ với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7 để được tư vấn tốt nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139