Lập công ty FDI tại Hà Nam

lập công ty FDI tại Hà Nam

Doanh nghiệp FDI là gì? Trình tự và thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ra sao? Phương thức thành lập như thế nào? Là vấn đề được nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng như doanh nghiệp Việt Nam quan tâm. Bởi vì việc huy động được nguồn vốn đầu tư của nước ngoài sẽ mang lại nhiều tác động tích cực cho doanh nghiệp. Nếu bạn cũng đang thắc mắc về những vấn đề trên, vậy thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây về lập công ty FDI tại Hà Nam nhé!

Định nghĩa về doanh nghiệp FDI

Trên thực tế, có nhiều các định nghĩa khác nhau, các góc nhìn khác nhau về doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, một cách khái quát và ngắn gọn nhất, có thể hiểu rằng: Doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng nguồn vốn này hầu hết trong các hoạt động kinh doanh của mình.

Khái niệm doanh nghiệp FDI là khái niệm chung, không phân biệt so sánh tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu.

Có hai dạng doanh nghiệp FDI chủ yếu:

  1. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
  2. Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước.

Hiện nay, với bối cảnh hội nhập kinh tế, loại hình doanh nghiệp này ngày càng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thông qua hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, chúng ta tích lũy được nhiều công nghệ hiện đại. Nổi bật ở các lĩnh vực điện tử, hóa chất, khai thác dầu khí, viễn thông.

Một số ngành sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu trong nước như dệt may, đóng giày,… cũng đạt được những công nghệ thuộc loại trung bình tiên tiến ở khu vực. Đây là môi trường thuận lợi, tạo cơ hội phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước.

Có thể nói, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cùng các phương thức kinh doanh mới đã tạo nên thị trường cạnh tranh sôi nổi trong nước. Vừa là thách thức, vừa là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới chất lượng sản phẩm và áp dụng phương pháp kinh doanh hiện đại.

Quả thật, không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của các doanh nghiệp FDI đối với nền kinh tế nước nhà trong những năm vừa qua.

Phương thức thành lập công ty FDI tại Việt Nam

Theo Luật Công ty 2020 thì có 2 cách thức chính để thành lập một công ty FDI tại Việt Nam, bao gồm:

– Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong trường hợp này chủ đầu tư có thể thành lập công ty FDI có từ 1% đến 100% vốn nước ngoài.

– Thành lập công ty FDI bằng cách để thương nhân nước ngoài mua cổ phần, góp vốn của công ty đã đăng ký kinh doanh tại Việt Nam.

Thủ tục lập công ty FDI tại Hà Nam

Thủ tục thành lập công ty FDI tại Việt Nam

Bước 1: Kê khai trực tuyến thông tin về dự án đầu tư nước ngoài trên Cổng thông tin quốc gia

Việc kê khai trực tiếp này giúp chủ đầu tư nước ngoài có thể truy cập Cổng thông tin quốc gia để theo dõi tình hình xử lý hồ sơ. Đồng thời, cơ quan đăng ký đầu tư cũng sử dụng Cổng thông tin quốc gia để tiếp nhận, xử lý, trả kết quả hồ sơ đăng ký đầu tư, cập nhật tình hình xử lý hồ sơ và cấp mã số cho dự án đầu tư.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

 Nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp để đầu tư tại Việt Nam thì cần chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bao gồm:

– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

– Đề xuất về dự án đầu tư bao gồm các nội dung sau: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.

– Đối với nhà đầu tư là cá nhân thì cần bổ sung các giấy tờ như sau:

+ Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;

+ Tài liệu xác nhận số dư tài khoản tương ứng với vốn dự định thành lập công ty FDI.

– Đối với nhà đầu tư là tổ chức thì cần bổ sung các giấy tờ sau:

+ Tài liệu xác nhận tư cách pháp lý;

+ Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

– Các tài liệu chứng minh quyền sử dụng đất thuê, văn phòng thuê là hợp pháp như: Hợp đồng thuê nhà, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên cho thuê, Giấy phép xây dựng; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản nếu bên cho thuê là doanh nghiệp;

– Đối với dự án có thuê đất của nhà nước cần nộp thêm: Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

– Đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ cần chuẩn bị thêm: Giải trình về công nghệ được sử dụng gồm các nội dung: tên, xuất xứ, sơ đồ quy trình; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày kê khai trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử quốc gia, nhà đầu tư nộp hồ sơ bản giấy xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư;

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

lập công ty FDI tại Hà Nam
lập công ty FDI tại Hà Nam

Thủ tục lập công ty FDI tại Hà Nam thông qua thức góp vốn, mua cổ phần tại công ty Việt Nam

Để thuận tiện và nhanh hơn về thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam nhà đầu tư thường hay lựa chọn cách thức đầu tư này.

Bước 1: Đăng ký mua phần vốn góp, mua cổ phần của công ty Việt Nam tại Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ,  và việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Bước 2: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bổ sung thông tin nhà đầu tư nước ngoài sau khi có chấp thuận của Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc chấp thuận cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài khác nhau như thế nào?

Theo định nghĩa của Luật Đầu tư 2020, công ty có vốn đầu tư nước ngoài được hiểu là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài cũng được giải thích rõ ràng là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Khách hàng hỏi: Tôi là người nước ngoài có đang dự kiến thực hiện đầu tư vào Việt Nam để hoạt động. Tôi đang chưa rõ là khi tôi góp 20% vốn và người Việt Nam góp 80% vốn còn lại thì tôi phải làm gì để kinh doanh được ở Việt Nam ?

Luật Trần và Liên danh trả lời: Trong trường hợp này bạn cần lưu ý là bạn góp vốn như vậy là góp theo hình thức đầu tư nào ? Bạn góp vốn vào công ty đã có sẵn rồi hay góp vốn để thành lập công ty mới. Nếu bạn  góp vốn vào công ty Việt Nam đã có sẵn rồi thì như đã phân tích ở trên bạn không cần phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà chỉ cần thực hiện thủ tục xin chấp thuận góp vốn đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài và khi xin được chấp thuận đầu tư góp vốn xong thì thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở.

Còn nếu bạn thự hiện góp vốn cùng người Việt Nam để thành lập công ty mới ngay từ đầu thì bạn cần phải thực hiện thủ tục các bước: Thực hiện thủ tục xin chủ trương đầu tư nếu thuộc đối tượng phải xin chủ trương đầu tư còn nếu không thuộc đối tượng phải xin chủ trương đầu tư thì thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư –> Xin xong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì thực hiện thủ tục thành lập công ty —> Thực hiện xong thủ tục thành lập công ty xong thì xin giấy phép con nếu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Khách hàng hỏi: Hiện nay tôi rất muốn đầu tư vào Việt Nam ở nhiều ngành nghề khác nhau. Nhưng hiện giờ tôi không biết được các ngành nghề kinh doanh đấy khi đầu tư vào Việt Nam những ngành nghề nào là ngành nghề có điều kiện, ngành nào là không có điều kiện và tôi muốn biết danh sách ngành nghề có điều kiện đó thì có thể xem ở đâu được?

Luật Trần và Liên danh trả lời: Hiện nay khi thực hiện thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, lập công ty FDI tại Hà Nam thì được phân ra những ngành nghề kinh doanh cấm đầu tư; ngành nghề kinh doanh có điều kiện và ngành nghề kinh doanh không cần điều kiện. Đối với những ngành nghề kinh doanh cấm điều kiện thì nhà đầu tư nước ngoài không được phép kinh doanh còn đối với những ngành nghề kinh doanh bình thường thì nhà đầu tư nước ngoài xin xong giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì đã có thể hoạt động được bình thường còn đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư nước ngoài cần phải đáp ứng được các điều kiện đó thì mới được phép kinh doanh. Căn bản là những ngành nghề có điều kiện thì căn cứ vào phụ lục trong danh sách của luật đầu tư đã liệt kê rất rõ song cũng cần xem thêm những quy định điều kiện cụ thể tại các văn bản pháp luật chuyên ngành.

Khách hàng hỏi: Tôi là nhà đầu tư nước ngoài, Khi tôi thực hiện dự án đầu tư ở Việt Nam để lập công ty FDI tại Hà Nam thì tôi có bắt buộc phải đăng ký số vốn tối thiểu là bao nhiêu không ?

Luật Trần và Liên danh trả lời: Khi thực hiện thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì không phải ngành nghề kinh doanh nào cũng phải yêu cầu và điều kiện mà có những ngành nghề chỉ cần nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng được các quy định căn bản về tư cách chủ thể, ngành nghề kinh doanh theo biểu cam kết WTO mà việt Nam tham gia cùng với đó là ngành nghề không nằm trong ngành nghề kinh doanh cấm hoặc kinh doanh có điều kiện là đã có thể kinh doanh được rồi. Tuy nhiên cũng có những nghành nghề kinh doanh lại phải đáp ứng được các điều kiện nhất định theo quy định pháp luật chuyên ngành mới có thể hoạt động được. Trong những điều kiện đó thường có các điều kiện về: Vốn; Cơ sở vật chất; Nhân sự; Bằng cấp; Chứng chỉ …Thì khi đầu tư bạn cần lưu ý nếu ngành nghề kinh doanh không có yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu thì bạn có thể bất kỳ số vốn nào cho hợp lý với năng lực của bạn.

Trên đây là bài viết tư vấn về lập công ty FDI tại Hà Nam của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139