Hình thức đầu tư

hình thức đầu tư

Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua các hình thức đầu tư được quy định theo pháp luật đầu tư tại Việt Nam. Việt Nam hiện đang trở thành mảnh đất màu mỡ thu hút các nhà đầu tư đến từ nước ngoài trong các lĩnh vực vận tải, du lịch… Do vậy, hình thức đầu tư là vấn đề được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Luật Trần và Liên Danh sẽ trình bày các hình thức đầu tư theo quy định của luật Đầu tư 2020:

Luật đầu tư 2020 quy định có các hình thức đầu tư: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; Thực hiện dự án đầu tư; Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC và Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Đầu tư là gì?

Hiện nay, không có một văn bản nào quy định cụ thể về khái niệm đầu tư. Mọi người vẫn thường hiểu theo cách hiểu phổ thông rằng đầu tư là việc mình bỏ ra một số vốn thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm sản sinh ra một số lãi nhất định. Tuy chưa có khái niệm cụ thể về đầu tư, song tại khoản 8 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 có quy định về đầu tư kinh doanh cụ thể như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

8. Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh.

Khái niệm đầu tư theo cách hiểu phổ thông là việc “bỏ nhân lực, vật lực, tài lực vào công việc gì, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội”.

Khái niệm đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế – xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó. Khái niệm đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại (có thể là tài sản, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ) để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ nguồn lực, uy tín.

Dưới góc độ pháp lí, đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản theo các hình thức và cách thức do pháp luật quy định để thực hiện hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế, xã hội khác.

Các hình thức đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành

Căn cứ theo Điều 21 Luật Đầu tư 2020 quy định về các hình thức đầu tư cụ thể như sau:

Điều 21. Hình thức đầu tư

1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.

2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

3. Thực hiện dự án đầu tư.

4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

5. Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Theo đó, so với Luật đầu tư 2014, Luật Đầu Tư 2020 đã bổ sung thêm các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư tại Việt Nam như đầu tư theo hình thức thực hiện dự án đầu tư và các hình thức khác được Chính Phủ quy định. So với trước đây, ngoài các hình thức đầu tư tại Việt Nam được Luật Đầu Tư 2020 quy định thì Chính Phủ được phép quy định các hình thức đầu tư, loại hình kinh tế mới, về chi tiết (nếu có) có lẽ phải chờ đến khi có nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Đầu Tư 2020 được ban hành, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;

Cuối cùng, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP (Public Private Partnership – sau đây gọi là đầu tư theo phương thức PPP) hiện nay đã được tách riêng ra thành một luật mới đó là Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020. Theo đó, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư điều chỉnh 05 nhóm lĩnh vực đầu tư khi tư nhân hợp tác với với nhà nước, cụ thể như sau:

Giao thông vận tải;

Lưới điện, nhà máy điện, trừ nhà máy thủy điện và các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực;

Thủy lợi; cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải;

Y tế; giáo dục – đào tạo;

Hạ tầng công nghệ thông tin.

hình thức đầu tư
hình thức đầu tư

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Điều 22 Luật Đầu tư 2020 quy định về đầu tư thành lập tổ chức kinh tế cụ thể:

1. Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:

– Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;

– Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;

– Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2. Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

Tại Điều 24 Luật Đầu tư 2020 quy định về đầu tư vốn góp, mua cổ phần, mua phần vốn góp cụ thể là:

1. Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

2. Việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây:

– Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;

– Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này, Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư;

– Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.

Thực hiện dự án đầu tư

Nhà đầu tư nước ngoài có thể ký kết hợp đồng đầu tư theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng PPP). Đây là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết hợp đồng PPP để thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia thực hiện dự án đầu tư PPP.

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

Điều 27 Luật Đầu tư 2020 quy định về đầu tư hình thức hợp đồng BCC:

1. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

2. Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật này.

3. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

Luật Trần và Liên Danh tư vấn pháp luật đầu tư chuyên nghiệp, uy tín

Đầu tư thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc doanh nghiệp có một phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài (hay còn gọi là doanh nghiệp liên doanh):

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp doanh nghiệp đã thành lập tại Việt Nam;

Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP;

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Xin giấy phép cho nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam.

Xin giấy phép liên quan đến thẻ cư trú, tạm trú và visa cho người nước ngoài làm việc và công tác tại Việt Nam.

Thay đổi các thông tin liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài, giấy phép đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thực hiện các thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.

Mua bán công ty, sáp nhập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam

Tạm dừng, giải thể: Văn phòng đại diện, chi nhánh, công ty nước ngoài tại Việt Nam.

Tư vấn cho các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các nghĩa vụ thuế, hoàn thuế và các nghĩa vụ khác khi làm việc và đầu tư tại Việt Nam.

Tư vấn cho nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài: Xin chấp thuận chủ trương đầu tư, giấy phép đầu tư ra nước ngoài.

Luật Trần và Liên Danh đồng hành hỗ trợ cho các nhà đầu tư nước ngoài trong mỗi giai đoạn riêng lẻ của dự án cũng như trong toàn bộ quá trình đầu tư, bao gồm nhưng không giới hạn các công việc dưới đây

1. Hỗ trợ nghiên cứu thị trường, đánh giá những lợi ích và rủi ro cho nhà đầu tư dựa trên hệ thống pháp lý, chính sách và môi trường đầu tư tại Việt Nam.

2. Tư vấn cho khách hàng về cấu trúc đầu tư thích hợp nhất cho các dự án cụ thể gián tiếp hoặc trực tiếp. Hỗ trợ nhà đầu tư thiết lập các loại hình hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

3. Hỗ trợ khách hàng trong việc đánh giá các đối tác và địa điểm kinh doanh tiềm năng, thực hiện việc thẩm tra chi tiết đối với các công ty hoặc tài sản mục tiêu.

4. Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo, rà soát và đưa ra ý kiến về các tài liệu giao dịch.

5. Hỗ trợ trong việc tham gia đàm phán với các đối tác, xây dựng các hợp đồng liên doanh, hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp Việt Nam và giám sát toàn bộ quá trình đầu tư và cảnh báo cho khách hàng những rủi ro có thể xảy ra.

6. Tư vấn, soạn thảo bộ hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư, ưu đãi đầu tư; đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài; đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hồ sơ kê khai thuế, các loại giấy phép con cho những ngành nghề kinh doanh khác nhau, ….

7. Trong suốt quá trình triển khai dự án, tổ chức hoạt động doanh nghiệp, chúng tôi luôn đồng hành để hỗ trợ khách hàng trong các công việc: Tư vấn những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các hồ sơ nội bộ, hồ sơ lao động, hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

8. Đại diện cho doanh nghiệp tham gia thương lượng, đàm phán và tham gia tố tụng để giải quyết tranh chấp, cũng như thực hiện các thủ tục hành chính với các cá nhân / tổ chức có liên quan.

9. Thường xuyên cung cấp các thông tin mới nhất, những văn bản pháp lý, cũng như các chính sách mới của Nhà nước có liên quan hoặc có khả năng tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

10. Soạn thảo các hồ sơ, tài liệu và thực hiện các công việc pháp lý khác theo yêu cầu của nhà đầu tư.

Như vậy, theo pháp luật hiện hành, cụ thể là Luật Đầu tư 2020 thì có tất cả 5 hình thức đầu tư bao gồm: đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, thực hiện dự án đầu tư, đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, và các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Trên đây là một số nội dung về hình thức đầu tư Luật Trần và Liên Danh gửi tới quý khách hàng. Trong trường hợp cần hỗ trợ và giải đáp thắc mắc về vấn đề  này, hoặc các chủ đề khác trong lĩnh vực đầu tư, quý khách hàng có thể liên hệ với Công ty luật để được giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139