Kinh nghiệm phỏng vấn visa du học mỹ

kinh nghiem phong van visa du hoc my

Đã có rất nhiều bạn trẻ “chùn chân” không thể thực hiện giấc mơ du học Mỹ của mình khi gặp khó khăn trong khâu phỏng vấn xin Visa. Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực du học Mỹ, Luật Trần và Liên Danh đã tổng hợp được những kinh nghiệm phỏng vấn visa du học mỹ quý báu trong việc phỏng vấn xin visa đi du học Mỹ giúp cho các bạn có tỷ lệ đậu visa cao hơn.

Tâm lý thoải mái khi phỏng vấn xin visa đi du học Mỹ

Cần xác định rõ, người tiếp xúc với bạn sẽ là Viên Chức Lãnh Sự Mỹ, họ chịu trách nhiệm phỏng vấn xin Visa và sẽ hỏi bạn những câu liên quan đến học tập, tài chính, dự định tương lai… các câu hỏi phỏng vấn có thể được hỏi bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh trong thời gian khá ngắn, chỉ từ 3 – 10 phút. Tất nhiên, họ sẽ chỉ đặt câu hỏi chứ không làm gì bạn cả vì vậy bạn không nên quá căng thẳng. Câu hỏi cũng rất rõ ràng, không theo kiểu hỏi xoáy đáp xoay, thêm vào đó bạn nên chuẩn bị trước tư tưởng không được thì thôi, ta đi học chỗ khác… Đặt niềm tin tuyệt đối vào bản thân sẽ giúp bạn có đầy đủ tâm lý vững chắc để phỏng vấn một cách tự tin.  

Trang phục khi đi phỏng vấn xin visa du học Mỹ

Trang phục lịch sự chính là cách bạn tạo ấn tượng tốt nhất. Bạn nên hiểu rằng, ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng, đặc biệt bạn sẽ chỉ gặp người Viên Chức Lãnh Sự trong vài phút, có rất ít thời gian để trao đổi và họ sẽ đưa ra quyết định ngay sau đó.

Trả lời nhanh, gọn, thông tin chính xác

Nếu như không thể trả lời bằng tiếng Anh, bạn hãy chủ động đề nghị được trả lời bằng tiếng Việt hoặc nhờ sự trợ giúp của phiên dịch viên để có thể trình bày ngắn gọn, rõ ràng nhất. Nhưng để thuyết phục Viên Chức Lãnh Sự hơn, bạn nên trả lời các câu hỏi quan trọng bằng tiếng Anh nhé.

Trình bày rõ ràng mục tiêu học tập cụ thể ở Mỹ

Kế hoạch học tập 4 năm của bạn ra sao, bạn hãy trình bày ngắn gọn và rõ ràng nhất. Tất nhiên phải chuẩn bị kế hoạch này từ trước để có thể mang lại hiệu quả cao nhất. Câu trả lời chân thành và cụ thể luôn được đánh giá cao. Các câu trả lời theo kiểu mơ hồ, học thuộc chắc chắn sẽ không được lòng các viên chức lãnh sự, họ cũng không thích các câu nhận xét quá cường điệu về sự vĩ đại của nước Mỹ. 

Lý do chọn du học tại Mỹ

Định hướng rõ ràng về mục tiêu học tập chuyên môn và nõi rõ lý do tại sao chọn trường ngày, ngành này để học tại Mỹ mà không phải Việt Nam hay nước nào khác. Nói rõ mình muốn theo học chuyên ngành nào, có được lợi ích gì nếu như được theo học tại Mỹ. Dự định sau khi học xong sẽ về Việt Nam phát triển sự nghiệp như thế nào.

Một số câu hỏi phổ biến trong phỏng vấn xin visa đi du học Mỹ

Good morning! Please introduce yourself! (Xin chào buổi sáng! Hãy tự giới thiệu bản thân của bạn!)

What’s your name? Why are you here today? (Tên của bạn là gì? Tại sao bạn lại ở đây hôm nay?)

How old are you? What’s your job? (Bạn được bao nhiêu tuổi? Công việc hiện tại của bạn là gì?)

Where do you live?(Bây giờ bạn sống ở đâu?)

Do you like traveling? Who do you often go with? (Bạn có thích du lịch không? Bạn thường đi với ai?)

Do you have any friend? How many friends do you have? (Bạn có người bạn nào không? Bạn có bao nhiêu người bạn?)

Do you like sports? Which kind of sport do you like best? ( Bạn có thích chơi thể thao không? Môn thể thao nào bạn yêu thích nhất?)

What’s your father’s name? What’s your mother’s name? (Tên cha của bạn? Tên mẹ của bạn?)

How old is your father/ mother? (Ba/mẹ của bạn bao nhiêu tuổi?)

Are you living with your parents? (Bạn có sống chung với ba/mẹ hay không?)

Why do you choose US to study? ( Tại sao bạn chọn học tại Mỹ?)

What is the purpose of study in the U.S? (Mục tiêu của chuyến đi của bạn là gì?)

Why do you choose the school to study? (Tại sao bạn chọn học tại trường này?)

Why do you choose that major? (Tại sao bạn lại chọn chuyên ngành này?)

Cần chuẩn bị gì trước khi đi phỏng vấn visa du học Mỹ?

Trước khi bắt đầu phỏng vấn, hãy đảm bảo rằng mẫu đơn DS -160 của bạn đã được điền đúng cách. Các câu hỏi được hỏi phần lớn là từ biểu mẫu bạn đã điền.

Qua đó, hãy nhờ chuyên gia tư vấn du học Luật Trần và Liên Danh trợ giúp hoặc điền vào biểu mẫu sau khi đánh giá cẩn thận từng câu hỏi.

Các loại hồ sơ phỏng vấn du học Mỹ cần mang theo

Luật Trần và Liên Danh chia làm 4 loại hồ sơ để bạn dễ dàng chuẩn bị đem đi phỏng vấn. Theo danh sách này sẽ giúp bạn tránh nhầm lẫn, thiếu sót ảnh hưởng đến quá trình phỏng vấn xin visa du học Mỹ.

Hồ sơ phỏng vấn bắt buộc:

Xác nhận hoàn tất mẫu đơn DS 160 (mẫu đơn trực tuyến).

Xác nhận đóng phí An ninh nội địa (SEVIS fee – thanh toán trực tuyến và in xác nhận).

Biên lai đóng lệ phí phỏng vấn.

Xác nhận cuộc hẹn phỏng vấn (có được sau khi thanh toán phí & đã lên được lịch hẹn).

I-20 hoặc DS 2019 và thư mời nhập học.

Ảnh 5×5 (chuẩn quốc tế, nền trắng, chụp thẳng, không đeo kính, tóc không che tai).

Bản gốc hộ chiếu (bao gồm hộ chiếu cũ nếu có).

Hồ sơ học tập:

Bản gốc các giấy tờ liên quan đến học tập mà bạn đã nộp cho trường.

Các giấy tờ, hồ sơ khác có thể mô tả quá trình học tập.

Các chứng chỉ tiếng Anh, bằng khen, chứng nhận học tập, hoạt động thể thao, ngoại khoá (nếu có).

Hồ sơ chứng minh tài chính:

Sổ tiết kiệm.

Quyền sử dụng đất, nhà hoặc các giấy tờ sở hữu tài sản có giá trị lớn.

Các giấy tờ chứng minh công việc và thu nhập chính của bản thân, cha mẹ hoặc người bảo trợ tài chính.

Các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập khác.

Một số giấy tờ tùy thân khác:

Bao gồm các giấy tờ liên quan đến cá nhân và gia đình bạn:

Giấy khai sinh.

Chứng minh nhân dân.

Hộ khẩu.

Đăng ký kết hôn (của bản thân hoặc của cha mẹ).

Những điều nên làm trong buổi phỏng vấn visa du học Mỹ

Chăm chút vẻ bề ngoài

Nếu như bạn đến nơi phỏng vấn visa du học Mỹ trong bộ dáng xuề xòa, tóc tai rối bù xù, trang phục chưa được là lượt phẳng phiu hoặc không nghiêm túc, đi dép lê,.. thì chưa quần biết bạn có nhiều kinh nghiệm ra sao, hồ sơ của bạn chắc chắn sẽ bị loại từ vòng gửi xe. Xuất hiện với vẻ ngoài thiếu chỉnh chu như vậy là một điều tối kỵ trong buổi phỏng vấn visa du học Mỹ, bởi hội đồng xét tuyển – lãnh sự quán sẽ cho rằng bạn chưa đủ năng lực để du học và có thể bị nghi ngờ là sang Mỹ với mục đích không chính đáng. 

Trả lời phỏng vấn tự tin, quyết đoán

Theo nghiên cứu khoa học, trong quá trình giao tiếp, nội dung phát ngôn chỉ chiếm 7% tác động lên đánh giá của người đối diện đối với bạn,  93% còn lại nằm ở ngôn từ không lời – giọng điệu, cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể. Cũng theo một nghiên cứu với 2,000 nhà quản lý đã cho thấy, họ quyết định nhận hay từ chối một ứng cử viên trong vòng 90 giây sau khi bắt đầu gặp gỡ dựa trên lời phát ngôn của họ. Bởi vậy rất có thể, trong buổi phỏng vấn visa du học Mỹ, lãnh sự quán cũng sẽ đánh giá bạn dựa trên phong thái của bạn. Bởi vậy, hãy cố gắng giữ vững tâm lý bạn nhé!

kinh nghiem phong van visa du hoc my
kinh nghiệm phỏng vấn visa du học mỹ

Ngay từ khi bước vào phòng phỏng vấn, hãy thể hiện phong thái tự tin nhất: ánh mắt nhìn thẳng, không nên đảo liên tục; giọng nói to, rõ ràng; tóc tai chải gọn gàng tránh gãi đầu, gãi tai khi được hỏi. 

Một cách khác để giúp bạn cảm thấy tự tin nhất trong ngày phỏng vấn visa du học Mỹ chính là chuẩn bị trước những câu hỏi có thể vào. Lãnh sự quán thường hỏi bạn những câu hỏi về học tập, vấn đề tài chính, dự định trong tương lai, … bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt không quá mười phút. Đây đều là những câu hỏi liên quan đến bản thân bạn, là những điều bạn biết rõ nhất. Chính vì vậy, không cần phải sợ hãi, hãy coi cuộc phỏng vấn này như một cuộc trò chuyện bình thường, bạn chia sẻ cho những người lạ mặt về bản thân mình và thuyết phục người nghe bằng những điều tích cực. 

Trình bày kế hoạch học tập khoa học

Để các viên chức lãnh sự cảm nhận được sự tha thiết muốn đi du học của bạn, hãy luyện tập trước cách nói về kế hoạch học tập ngắn gọn nhưng cụ thể và trình bày trôi chảy trong buổi phỏng vấn visa du học Mỹ. 

Trong đó, hãy trình bày rõ lý do tại sao bạn lựa chọn ngành học, trường học bất kỳ tại Mỹ chứ không phải tại Việt Nam hay một quốc gia khác. Hãy tìm hiểu thật kỹ thông tin về ngành học đó, tìm ra những mặt lợi mà bạn chỉ có thể tìm được khi ở Mỹ. Sau đó là dự định trong tương lai, mục tiêu phát triển nghề nghiệp của mình tại Việt Nam với tấm bằng Mỹ. 

Mục đích du học của bạn cho dù là học thêm tiếng Anh, sau đó lên hệ cao đẳng/đại học/cao học,… cần giải thích toàn bộ chương trình học tập của bạn: bắt đầu từ khi nào, kết thúc khi nào, kết thúc chương trình học rồi thì thế nào. 

Cũng hãy trình bày thêm bạn đã chuẩn bị về chỗ ở, đi lại, tài chính cho du học như thế nào. Khi trả lời, hãy lưu ý rằng, tâng bốc về quốc gia bản địa như “Học tại Mỹ là tốt nhất”, “Mỹ là nước phát triển…” không phải là câu trả lời giá trị, bạn cần phải thực tế hóa lợi ích của Mỹ gắn với bản thân mình.

Khi trình bày với phong thái tự tin, chân thành, rõ ràng rành mạch, những người phỏng vấn sẽ có thiện cảm với bạn hơn mà không ngần ngại cho bạn tấm thẻ xanh. 

Chuẩn bị những lý do đầy đủ và cụ thể

Khi được hỏi trong buổi phỏng vấn visa du học Mỹ về lí do “ bạn qua Mỹ để làm gì?”, đừng chỉ đáp lại một câu ngắn gọn rằng, bạn “qua Mỹ để du học”. Đây là câu trả lời đúng, tuy nhiên thiếu sự cụ thể. Đừng để người phỏng vấn hỏi sâu về lý do mà hãy tự chủ động trình bày đầy đủ về dự định của bạn trong tương lai. Một câu trả lời sẽ ăn điểm sẽ là “Tôi qua Mỹ để học ngành ABC, vì tôi có một niềm đam mê từ ngành ABC ở VN, tôi đã tìm hiểu và học về ngành này, sắp tới qua Mỹ tôi muốn tiếp tục được học ngành ABC”. 

Tương tự, nếu viên chức hỏi “ba mẹ bạn làm nghề gì”, có nghĩa họ muốn biết thêm về hoàn cảnh và văn hóa gia đình bạn. Nếu chỉ nói là gia đình bạn có truyền thông làm kinh doanh, có lẽ viên chức không thể hiểu rõ công việc kinh doanh này đã bắt đầu từ bao giờ, có đáp ứng yêu cầu của họ đưa ra hay không. Ngược lại, nếu trình bày quá nhiều thông tin dư thừa thì bạn cũng không thể gây ấn tượng tốt với họ. Một câu hỏi “ba tôi kinh doanh trong lĩnh vực dệt may đã được 5 năm và công việc của họ đang ngày một phát triển, bên cạnh đó ba mẹ tôi cũng là công chức nhà nước, bố tôi là công an, mẹ là chánh văn phòng của cơ quan truyền thông” 

Chứng minh bạn sẽ quay về Việt Nam sau khi hoàn thành du học

Mặc dù Mỹ là một quốc gia đáng sống, là con đường rộng mở cho hành trình phát triển sự nghiệp của bạn, tuy nhiên, hãy cho các viên chức phỏng vấn visa du học Mỹ thấy rằng bạn vẫn sẽ trở về Việt Nam để lập nghiệp với những lý do thuyết phục như: Việt Nam hiện là quốc gia ngày càng phát triển, giàu đẹp, bạn muốn trở về tổ quốc để tiếp tục cống hiến cho đất đước. Ngoài ra, tại Việt Nam, bạn vẫn còn những mối quan hệ ràng buộc như gia đình, bạn bè hay một tương lai sáng lạn khác đã dựng nên mà không thể chối từ. 

Tài chính minh bạch

Để hồ sơ được đánh giá cao trong phỏng vấn visa du học Mỹ, bạn phải chứng minh được khả năng tài chính minh bạch, đầy đủ, có nguồn gốc và có thể kiểm chứng khi cần. Tình trạng tài chính là yếu tố đầu tiên để cân nhắc xét duyệt và làm phỏng vấn visa du học Mỹ thành công hơn. Khả năng tài chính là yếu tố chứng minh cho các viên chức thấy gia đình bạn có đủ tiền trả học phí và sinh hoạt phí khi sống tại Mỹ. 

Những điều tối kỵ trong buổi phỏng vấn visa du học Mỹ

Trả lời phỏng vấn theo phong cách “Học thuộc bài”

Bạn chắc chắn cần chuẩn bị trước một vài câu hỏi để buổi phỏng vấn diễn ra thuận lợi, tuy nhiên, nếu câu trả lời quá thiếu tự nhiên – nói nhanh, không cần suy nghĩ, lời nói không cảm xúc hoặc biểu cảm thì những người phỏng vấn visa du học Mỹ sẽ hoàn toàn nhận ra và cho rằng bạn chỉ đang cố “trả bài” chứ không thật lòng về mục đích du học của mình.

Sử dụng ngôn ngữ hình thể “sai sách”

Như đã đề cập, giọng nói, cử chỉ hay ngôn ngữ hình thể luôn đóng vai trò rất quan trọng tạo nên thành công của buổi phỏng vấn visa du học Mỹ. Nhưng bạn có thể mất điểm nếu thể hiện một số ngôn ngữ hình thể không phù hợp:

Để tay sau lưng, nó thể hiện sự cứng nhắc hoặc bạn đang che giấu điều gì đó.

Cắn móng tay, thể hiện sự không trung thực, thiếu tự tin, bồn chồn lo lắng.

Ánh mắt đảo, hoặc không nhìn thẳng, thể hiện sự thiếu thẳng thắn, trung thực hoặc lo âu.

Khoanh tay tạo cảm giác về sự thiếu thái độ hợp tác, bất đồng với người phỏng vấn hoặc quá cứng nhắc.

Chỉ tay vào mặt người phỏng vấn thể hiện bạn là người bất lịch sự

Trả lời phỏng vấn không trung thực

Vì mong muốn vượt qua vòng phỏng vấn visa du học Mỹ, không ít người nghĩ rằng cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ đẹp. Như thế, du học sinh đã khai thông tin không trung thực hoặc làm giả mạo hồ sơ tài chính. Việc giả mạo hồ sơ sẽ sớm bị phát hiện, bởi những người phỏng vấn đều là những người đã có nhiều kinh nghiệm để phát hiện kẽ hở trong phát ngôn của bạn và tìm cách để bạn “hở đuôi”. Sẽ là một điều đáng tiếc nếu visa không được thông qua khi bị phát hiện ra sự thiếu trung thực, bởi vậy, hãy thành thật cho dù hồ sơ của bạn chưa đẹp như những gì bản thân muốn.

Đôi co tranh luận thiếu thân thiện với lãnh sự quán

Cãi cọ không có tác dụng gì, thậm chí là có tác dụng rất tiêu cực đối với bạn. Chỉ khi đưa ra được những lời chứng minh xác đáng, lãnh sự mới cấp visa cho bạn. Việc đối chất chỉ khiến người phỏng vấn nhận ra rằng bạn là người không khôn khéo, khó kiềm chế cảm xúc và cá nhân người đi phỏng vấn sẽ rơi vào chiếc bẫy. 

Thông qua bài viết kinh nghiệm phỏng vấn visa du học mỹ, chúc các bạn sẽ đậu phỏng vấn du học Mỹ và sớm chinh phục con đường tri thức tại cường quốc vĩ đại nhất thế giới!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139