Kinh doanh ô tô

kinh doanh ô tô

Trình tự, thủ tục thành lập công ty ô tô? Điều kiện kinh doanh ô tô? Nhận biết được những băn khoăn của khách hàng, Công ty Luật Trần và Liên Danh xin giới thiệu đến bạn bài viết dưới đây. Thông qua bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn biết về điều kiện, thủ tục thành lập công ty kinh doanh ô tô cũng như các vấn đề pháp lý liên quan. Mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý:

– Luật doanh nghiệp năm 2020;

– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

– Quyết định số 27/2018/ QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Kinh doanh ô tô cần những gì?

Kinh doanh ô tô là một nghề tương đối phát triển hiện nay tuy nhiên không phải ai cũng có thể kinh doanh được ngành ngày bởi lẽ khi kinh doanh đòi hỏi phải có những kiến thức kỹ năng chuyên môn và bán hàng nhất định. Để đạt được kết quả cao cần chú ý một số vấn đề sau:

– Một cá nhân hay doanh nghiệp trước khi kinh doanh cần phải tìm hiểu và nắm bắt được xu hướng, biến động của thị trường đây là một vấn đề rất quan trọng khi kinh doanh ô tô;

– Cũng như các công việc bán hàng khác mục đích của việc kinh doanh ô tô chính là bán được hàng vì vậy cần phải có kỹ năng giao tiếp tư vấn cho khách hàng; kỹ năng đàm phán và thuyết phục…

– Cần xác định rõ đối tượng khách hàng, mục tiêu kinh doanh để có thể đạt được kết quả cao nhất.

Hệ thống mã ngành kinh doanh khi thành lập công ty ô tô

Để có thể kinh doanh ô tô theo đúng quy định thì khi thành lập công ty cần phải đăng ký những ngành nghề sau:

STT

TÊN NGÀNH NGHỀ

MÃ NGÀNH

1.

Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác. Chi tiết:– Bán buôn  ô tô con (loại 12 chỗ ngồi trở xuống)– Ô tô chở khách loại trên 12 chỗ ngồi, kể cả xe chuyên dụng như xe cứu thương;– Ô tô vận tải, kể cả loại chuyên dụng như xe bồn, xe đông lạnh, rơ-moóc và bán rơ-moóc;– Ô tô chuyên dụng: xe chở rác, xe quét đường, xe phun nước, xe trọng bê tông…;– Xe vận chuyển có hoặc không gắn thiết bị nâng hạ, cặp giữ loại dùng trong nhà máy, kho hàng, sân bay, bến cảng, sân ga xe lửa.

4511

2.

Bán lẻ ô tô con (loại 12 chỗ ngồi trở xuống)

4512

3.

Đại lý ô tô và xe có động cơ khác. Chi tiết:Đại lý ô tô con (loại 12 chỗ ngồi trở xuống)Đại lý xe có động cơ khác: – Ô tô chở khách loại trên 12 chỗ ngồi, kể cả xe chuyên dụng như xe cứu thương;– Ô tô vận tải, kể cả loại chuyên dụng như xe bồn, xe đông lạnh, rơ-moóc và bán rơ-moóc;– Ô tô chuyên dụng: xe chở rác, xe quét đường, xe phun nước, xe trọng bê tông…;– Xe vận chuyển có hoặc không gắn thiết bị nâng hạ, cặp giữ loại dùng trong nhà máy, kho hàng, sân bay, bến cảng, sân ga xe lửa

4513

4.

Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác. Chi tiết:– Hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa ô tô:+ Sửa chữa phần cơ, phần điện, hệ thống đánh lửa tự động,+ Bảo dưỡng thông thường,+ Sửa chữa thân xe,+ Sửa chữa các bộ phận của ô tô,…

4520

5.

Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác.

4530

6.

Đại lý,môi giới, đấu giá. Chi tiết:Đại lý

4610

7.

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác. Chi tiết:Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh

829

Thành lập công ty ô tô để kinh doanh cần chuẩn bị những gì?

Kinh doanh ô tô cần những gì? Trước khi thành lập công ty ô tô đòi hỏi chủ thể kinh doanh phải có những kiến thức kỹ năng chuyên môn như:

– Cần phải tìm hiểu và nắm bắt được xu hướng, biến động của thị trường đây là một vấn đề rất quan trọng khi kinh doanh ô tô;

– Cần có kỹ năng giao tiếp tư vấn cho khách hàng; kỹ năng đàm phán và thuyết phục, nên mở rộng mối quan hệ xã hội.

– Cần xác định rõ đối tượng khách hàng, mục tiêu kinh doanh để có thể đạt được kết quả cao nhất.

– Quan trọng nhất là vốn đầu tư kinh doanh ô tô.

Điều kiện thành lập công ty ô tô

Tùy vào hình thức kinh doanh ô tô cụ thể mà pháp luật quy định các điều kiện tương ứng khác nhau. Chúng tôi xin chia sẻ những điều kiện cụ thể tùy vào lĩnh vực về kinh doanh ô tô như sau:

– Đối với việc kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô:

Căn cứ theo Luật Giao thông đường bộ 2008; Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010. Doanh nghiệp cần có Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận:

Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô;

Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu theo quy định (mặt bằng, trang thiết bị dụng cụ và nhân lực);

Có Giấy ủy quyền của nhà sản xuất ô tô về việc bảo hành, bảo dưỡng xe hoặc Giấy xác nhận thỏa mãn tiêu chuẩn cơ sở bảo hành, bảo dưỡng của nhà sản xuất ô tô (nếu có).

– Đối với nhập khẩu xe ô tô dưới 09 chỗ:

Theo Thông tư 20/2011/TT-BCT đã sửa đổi quy định khi nhập khẩu ô tô từ 09 chỗ trở xuống, doanh nghiệp phải nộp bổ sung cho cơ quan có thẩm quyền:

+ Giấy chỉ định hoặc Giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật: 01 (một) bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.

+ Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện do Bộ Giao thông vận tải cấp: 01 (một) bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.

– Đối với nhập khẩu ô tô dưới 16 chỗ đã qua sử dụng:

Cấm nhập khẩu ôtô các loại có tay lái bên phải (tay lái nghịch) kể cả dạng tháo rời và dạng đã được chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam, trừ các loại phương tiện chuyên dùng (xe quét đường; xe chở rác và chất thải sinh hoạt; xe cần cẩu; máy đào kênh rãnh; xe bơm bê tông; tưới đường; xe thi công mặt đường, xe chở khách trong sân bay và xe nâng hàng trong kho, cảng; xe chỉ di chuyển trong sân gol, công viên);

Ôtô đã qua sử dụng được nhập khẩu không quá 05 năm tính từ năm sản xuất đến thời điểm ôtô về đến cảng Việt Nam;

Cấm nhập khẩu ôtô cứu thương đã qua sử dụng;

Cấm nhập khẩu ôtô các loại đã thay đổi kết cấu, chuyển đổi công năng so với thiết kế ban đầu, kể cả ôtô có công năng không phù hợp với số nhận dạng của ôtô hoặc số khung của nhà sản xuất đã công bố; bị đục sửa số khung, số máy.

kinh doanh ô tô
kinh doanh ô tô

– Đối với ngành nghề sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô

Từ ngày 01/07/2017 thì ngành nghề sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, cần lưu ý đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo pháp luật

Trình tự, thủ tục thành lập công ty ô tô

Chuẩn bị giấy tờ, tài liệu khi thành lập công ty ô tô

Hồ sơ thành lập công ty ô tô sẽ được nộp tới cơ quan đăng ký để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký, hồ sơ bao gồm:

– Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp.

– Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;

– Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:

+ Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;

+ Đối với tổ chức: Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;

–  Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;

– Văn bản ủy quyền và chứng minh nhân dân cho người được ủy quyền thành lập công ty

– Các giấy tờ, văn bản khác nếu có.

Trình tự tiến hành thành lập công ty ô tô

Sau khi chuẩn bị đầy đủ thông tin, bạn sẽ tiến hành các bước thành lập công ty ô tô như sau:

Bước 1: Chuẩn hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

Điều lệ hoạt động công ty

Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty

Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức

Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:

– Giấy CMND/CCCD, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;

– Giấy CN ĐKKD và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.

Bước 2: Nhận giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty ô tô và công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Bước 3: Làm dấu pháp nhân và thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh

Bước 4: Tiến hành các thủ tục sau khi nhận giấy phép mở công ty ô tô

Treo biển tại trụ sở công ty;

Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, đăng ký mẫu 08 tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế, đăng ký nộp thuế điện tử;

Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;

Kê khai và nộp thuế môn bài của doanh nghiệp

In và đặt in hóa đơn.

Câu hỏi thường gặp về thủ tục thành lập công ty kinh doanh ô tô

– Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thành lập công ty sản xuất xe có động cơ ở đâu?

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thành lập công ty sản xuất xe được cấp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở.

– Công ty kinh doanh ô tô cần khắc con dấu của công ty không?

Công ty kinh doanh ô tô cần đặt khắc con dấu cho công ty. Số lượng, hình thức con dấu sẽ do doanh nghiệp quyết định. Tuy nhiên, cần lưu ý là con dấu phải chứa tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. 

– Các loại giấy phép cần phải có khi kinh doanh ô tô ?

Nếu doanh nghiệp kinh doanh ô tô có tiến hành nhập khẩu xe ô tô thì phải xin giấy phép nhập khẩu ô tô.

Nếu tiến hành kinh doanh các lĩnh vực như bảo hành, sửa chữa, bảo dưỡng, lắp ráp, sản xuất ô tô thì cần xin giấy chứng nhận, giấy phép đủ điều kiện khi kinh doanh.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về điều kiện kinh doanh ô tô. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139