Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh

hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh

Bạn đang muốn đăng ký hộ kinh doanh cá thể? Bạn đang băn khoăn không biết thành lập ở đâu, thủ tục thành lập và hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm những gì? Lập hộ kinh doanh cá thể thì có phức tạp hay không? Hộ kinh doanh cá thể mới thành lập thì cần lưu ý những vấn đề gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Trần và Liên Danh để được giải đáp.

Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Thành viên hộ kinh doanh là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của bộ luật dân sự. 

Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương (Theo quy định tại điều 79 nghị định 01/2021/NĐ-CP).

Đặc điểm của hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân và con dấu riêng. Tuy nhiên nếu muốn, chủ hộ vẫn có thể tự khắc con dấu; trên đó có tên hộ kinh doanh, địa chỉ hộ kinh doanh và mã số thuế.

Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối; những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh tạm thời; làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Đăng ký kinh doanh hộ cá thể có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình.

Không bị giới hạn số lao động tối đa.

Về quyền và nghĩa vụ của chủ thể đăng ký hộ kinh doanh

Chủ hộ kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài chính và các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Chủ hộ kinh doanh đại diện cho hộ kinh doanh với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Chủ hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong trường hợp này, chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh vẫn chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh.

Chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Để thành lập và đăng ký hộ kinh doanh cá thể, hộ kinh doanh phải nộp một bộ hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện

Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh: Bao gồm các thông tin cơ bản sau: Tên hộ kinh doanh; địa chỉ kinh doanh; Số điện thoại; Email; Ngành, nghề kinh doanh; Vốn; Số lao động; Thông tin về chủ hộ kinh doanh.
  • Bản sao của Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiêu của chủ hộ kinh doanh hoặc bản sao bien bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh nếu hộ đó do một nhóm cá nhân thành lập.

Khi nhận đăng ký kinh doanh phải kiểm tra các thông tin trên đang ký có đúng không, nếu không thì yêu cầu chuyên viên phòng đăng ký sửa ngay.

Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể

Thủ tục để thành lập HKD cá thể gồm các bước sau:

Bước 1: Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ trao giấy biên nhận, giấy chứng nhận đăng ký HKD cho HKD trong 3-5 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ nếu đủ các điều kiện gồm:

  • Ngành nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
  • Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp với quy định, không trùng lẫn với hộ kinh doanh trong cùng địa bàn;
  • Địa chỉ đăng ký hộ kinh doanh đúng theo quy định pháp luật;

Nếu hồ sơ đăng ký không hợp lệ thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản đến người nộp trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ.

Thời hạn giải quyết và chi phí đăng ký hộ kinh doanh cá thể

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh (giấy phép kinh doanh hộ cá thể) được cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lê, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định pháp luật;

Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

– Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

– Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

– Phí đăng ký thành lập hộ kinh doanh: Mức phí phải đóng khi tiến hành làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể là 100.000 đồng/lần (được quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư số 176/2012/TT-BTC).

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể ở đâu?

Dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể của chúng tôi đi kèm với lời cam kết về chất lượng dịch vụ, đảm bảo thời gian, quý khách không tốn công di chuyển nộp hồ sơ, nhận kết quả. Thủ tục làm giấy phép đăng ký kinh doanh hộ cá thể nhanh gọn. Đồng thời Chúng tôi luôn có chương trình ưu đãi dành cho Quý khách tái sử dụng dịch vụ.

Những lưu ý khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Tên hộ đăng ký hộ kinh doanh cá thể được đặt như thế nào?

Khi thành lập hộ kinh doanh, khá nhiều người băn khoăn về vấn đề đặt tên cho hộ kinh doanh cũng như chưa biết đặt tên như thế nào để khồn trái với quy định của pháp luật.

Cũng giống vơi khi thành lập công ty, khi đặt tên hộ kinh doanh cũng cần phải có tên riêng bao gồm 2 thành tố tạo nên đó là Hộ Kinh doanh + tên riêng. Đối với tên riêng thì được viết bằng các chữ cái tiếng Việt, kèm theo các chữ cái F, J, Z, W có thể được kèm theo số, ký hiệu.

hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh

Ví dụ: Hộ kinh doanh Nguyễn Văn C

Tuy nhiên, khi đặt tên cho hộ kinh doanh cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Không được sử dụng từ, ký hiệu vi phạm truyền thống, lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc
  • Không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên
  • Không được đạt tên trùng với tên hộ kinh doanh khác tring phạm vi câp quận/huyện.

Ngành nghề đăng ký hộ kinh doanh cá thể?

  • Hộ kinh doanh chỉ được phép kinh doanh ngành nghề đã được công nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
  • Đối với hộ kinh doanh có kinh doanh ngành nghề có điều kiện thì chỉ được kinh doanh kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo đúng điều kiện trng suốt quá trình kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh

  • Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của chủ hộ kinh doanh. Theo đó, có thể hiểu là nếu là địa chỉ kinh doanh có sổ đỏ đối với nhà đứng tên chủ hộ, hoặc có hợp đồng thuê nhà đối với địac chỉ kinh doanh là đi thuê.
  • Lưu ý, theo quy định của pháp luật thì hộ kinh doanh không được đặt địa điểm kinh doanh tại Nhà tập thể, Nhà chung cư. Trường hợp đặt địa điểm kinh doanh tại chung cư thì trong Giấy phép xây dựng phải có chức năng kinh doanh.

Quy định về vốn đối với hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, vì vậy Luật không quy định về mức vốn tối thiểu để thành lập hộ kinh doanh. Theo đó, vốn của hộ kinh doanh tùy thuộc vào quy mô, ngành nghề kinh doanh mà chủ hộ kinh doanh hướng đến, hay nói cách khác nó sẽ phù hợp với khả năng tài chính của mỗi chủ hộ.

Đối với lao động trong hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh kinh doanh nhỏ lẻ nên đối với lao động của hộ kinh doanh tói đa là 9 người. Trong trường hợp hộ kinh doanh có trên 10 người lao động thì cần phải chuyển đổi lên doanh nghiệp với loại hình doanh nghiệp phù hợp.

Những câu hỏi về đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Hộ đăng ký hộ kinh doanh cá thể phải nộp các loại thuế gì?

– Trả lời: Hộ kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp các loại thuế gồm:

  • Thuế môn bài: Hộ kinh doanh phải nộp thuế môn bài với doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên, với 03 mức:
  • Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu/ năm: Nộp 300.000 đồng/năm
  • Doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu/năm: Nộp 500.000 đồng/năm
  • Doanh thu trên 500 triệu/ năm: Nộp 1.000.000 đồng/năm
  • Thuế giá trị gia tăng: Chỉ phát sinh với những hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu/ năm trở lên và tính theo phương pháp khoán

Hộ kinh doanh có được sử dụng hóa đơn VAT không?

  • Trả lời: Hóa đơn VAT chỉ được sử dụng với các tổ chức kinh tế khai và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong khi đó Hộ kinh doanh khai và tính thuế GTGT theo phương pháp khoán, do đó Hộ kinh doanh không được sử dụng hóa đơn VAT.

Số vốn tối thiểu để đăng ký hộ kinh doanh?

  • Trả lời: Các hộ kinh doanh ngay từ khi đăng ký đề nghị thành lập hộ kinh doanh thì đã xác định rõ số vốn đăng ký kinh doanh. Do các hộ kinh doanh khi thành lập hộ kinh doanh là khác nhau.

Nên Luật không quy định số vốn tối thiểu là bao nhiêu mới đăng ký thành lập được hộ kinh doanh. Thông thường các hộ kinh doanh có vốn từ vài chục triệu đến vài trăm triệu là có thể đăng ký hộ kinh doanh.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu bạn đọc còn có bất cứ câu hỏi hay vướng mắc nào liên quan đến nội dung tư vấn của Luật Trần và Liên Danh, bạn đọc xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn tốt nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139