Hình thức chính thể của nhà nước việt nam

hinh thuc chinh the cua nha nuoc viet nam

Hình thức chính thể của nhà nước việt nam là cách thức và trình tự thành lập cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước, xác lập mối quan hệ giữa cơ quan đó với cơ quan cấp cao khác và với nhân dân.

Khái niệm hình thức chính thể của nhà nước việt nam

Hình thức chính thể nhà nước là cách thức và trình tự thành lập cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước, xác lập mối quan hệ giữa cơ quan đó với cơ quan cấp cao khác và với nhân dân.

Định nghĩa trên cho thấy, xem xét về hình thức chính thể của một nhà nước là xem xét trình tự và thủ tục thành lập cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước, xem xét mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước với nhau, với các cơ quan cấp cao khác của nhà nước và với nhân dân. Cụ thể, tìm hiểu về hình thức chính thể của một nhà nước là tìm hiểu xem trong nhà nước đó:

– Quyền lực cao nhất của nhà nước được trao cho ai? Nhà vua hay một cơ quan hay một số cơ quan của nhà nước?

– Phương thức trao quyền lực cho các cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước là gì? Cha truyền con nối hay chỉ định hay suy tôn hay bầu cử…?

– Quan hệ giữa các cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước với nhau, với các cơ quan cấp cao khác của nhà nước và với nhân dân diễn ra như thế nào? Nhân dân ở nước đó có được tham gia vào tổ chức, hoạt động và giám sát hoạt động của cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước hay không?

Các dạng hình thức chính thể của nhà nước việt nam

Trình tự và thủ tục thành lập cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước, mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước với nhau, với các cơ quan cấp cao khác của nhà nước và với nhân dân thể hiện khác nhau ở các nhà nước khác nhau tùy theo từng dạng chính thể. Vì vậy, hình thức chính thể có hai dạng cơ bản là quân chủ và cộng hòa.

Chính thể quân chủ:

– Chính thể quan chủ là chính thể mà toàn bộ hoặc một phần quyền lực tối cao của nhà nuớc được trao cho một cá nhân (vua, quốc vương…) theo phương thức chủ yếu là cha truyền con nối (thế tập).

– Đặc trưng:

+ Người đứng đầu nhà nước và về mặt pháp lý là người có quyền cao nhất của nhà nước là vua hoặc những người có danh hiệu tương tự.

+ Đa số các vua lên ngôi bằng con đường cha truyền con nối nên đó là phương thức chủ yếu. Tuy nhiên, các nhà vua sáng lập ra một triều đại mới thường lên ngôi bằng các con đường khác như chỉ định, suy tôn, bầu cử, tự xưng, được phong vương hoặc tiếm quyền, song ở các triều vua sau, phương thức truyền kế ngôi vua lại được duy trì và củng cố.

– Các dạng: Chính thể quân chủ có hai hình thức cơ bản là quân chủ chuyên chế (tuyệt đối) và quân chủ hạn chế (tương đối), riêng chính thể quân chủ hạn chế lại có ba biến dạng là quân chủ đại diện đẳng cấp, quân chủ nhị hợp (nhị nguyên) và quân chủ đại nghị (nghị viện).

Chính thể cộng hoà

– Chính thể cộng hòa là chính thể mà quyền lực tối cao của nhà nước được trao cho một hoặc một số cơ quan theo phương thức chủ yếu là bầu cử.

– Đặc trưng: Trong chính thể này, quyền lực cao nhất của nhà nước được trao cho một hoặc một số cơ quan chủ yếu bằng con đường bầu cử. Hiến pháp của các nước có chính thể này đều quy định rõ trình tự, thủ tục để thành lập các cơ quan đó.

– Các dạng: Tuỳ theo đối tượng được hưởng quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước mà chính thể cộng hoà có các dạng cơ bản là cộng hòa quý tộc và cộng hòa dân chủ.

+ Cộng hoà quý tộc: Là chính thể mà quyền bầu cử và được bầu vào cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước chỉ thuộc về tầng lớp quý tộc. Chính thể này chủ yếu tồn tại ở một số nhà nước chủ nô như Spart, La Mã…

+ Cộng hoà dân chủ: Là chính thể mà về mặt pháp lý, quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước thuộc về mọi công dân khi có đủ những điều kiện luật định. Chính thể này có nhiều dạng tuỳ theo từng kiểu nhà nước như cộng hòa chủ nô, cộng hòa phong kiến, cộng hòa tư sản và cộng hòa xã hội chủ nghĩa.

Phân biệt chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa

– Khái niệm

+ Chính thể quân chủ: Là chính thể mà toàn bộ hoặc một phàn quyền lực tối cao của nhà nước được trao cho một cá nhân (vua, quốc vương…) theo phương thức chủ yếu là cha truyền con nối (thế tập).

+ Chính thể cộng hòa: Là chính thể mà quyền lực tối cao của nhà nước được trao cho một hoặc một số cơ quan theo phương thức chủ yếu là bầu cử.

– Chủ thể nắm giữ quyền lực:

+ Chính thể quân chủ: Chủ thể nắm giữ quyền lực tối cao của nhà nước là một cá nhân (vua, hoàng đế, quốc vương…).

+ Chính thể cộng hòa: Chủ thể nắm giữ quyền lực tối cao của nhà nước là một cơ quan (ví dụ: Quốc hội của Việt Nam) hoặc một số cơ quan (ví dụ: Nghị viện, Tổng thống và Tòa án tối cao ở Mỹ).

– Phương thức trao quyền

Chính thể quân chủ: Phương thức trao quyền lực tối cao cho nhà vua chủ yếu là cha truyền con nối, ngoài ra, có thể bằng chỉ định, suy tôn, tự xưng, được phong vương, bầu cử hoặc tiếm quyền…

+ Chính thể cộng hòa: Phương thức trao quyền lực tối cao cho nhà vua chủ yếu là cha truyền con nối, ngoài ra, có thể bằng chỉ định, suy tôn, tự xưng, được phong vương, bầu cử hoặc tiếm quyền…

– Thời gian nắm quyền

+ Chính thể quân chủ: Thời gian nắm giữ quyền lực tối cao là suốt đời và có thể truyền ngôi cho đời sau.

+ Chính thể cộng hòa: Thời gian nắm giữ quyền lực tối cao là chỉ trong một thời gian nhất định (theo nhiệm kỳ) và không thể truyền lại chức vụ cho đời sau.

– Quyền của nhân dân

+ Chính thể quân chủ: Nhân dân không được tham gia vào việc lựa chọn nhà vua cũng như giám sát hoạt động của nhà vua.

+ Chính thể cộng hòa: Nhân dân được tham gia bầu cử và ứng cử vào cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước cũng như giám sát hoạt động của cơ quan này.

– Các dạng chính thể

+ Chính thể quân chủ gồm các dạng: quân chủ chuyên chế (tuyệt đối) và quân chủ hạn chế (tương đối). Riêng chính thể quân chủ hạn chế lại có ba biến dạng là quân chủ đại diện đẳng cấp, quân chủ nhị hợp (nhị nguyên) và quân chủ đại nghị (nghị viện).

+ Chính thể cộng hòa gồm hai dạng: cộng hòa quý tộc và cộng hòa dân chủ. Riêng chính thể cộng hòa dân chủ lại có các dạng tương ứng với các kiểu nhà nước là cộng hòa chủ nô, cộng hòa phong kiến, cộng hòa tư sản và cộng hòa xã hội chủ nghĩa.

Hình thức chính thể của nhà nước việt nam Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp hiện hành

Chính thể Nhà nước Việt Nam theo quy định của Hiến pháp năm 2013 vẫn là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa. Việc giữ nguyên mô hình tổ chức về mặt tên gọi cũng là sự thể hiện tinh thần đổi mới chính trị chậm chắc của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Khi Quốc Hội thảo luận về vấn đề này không ít có ý kiến muốn từ bỏ tên gọi này. Nhưng Quốc Hội với đa số phiếu tuyệt đối của mình vẫn quyết định giữ nguyên tên gọi của Nhà nước Việt Nam là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa.

Mặc dù về tên gọi chính thể vẫn giữ nguyên nhưng hình thức biểu hiện có một số thay đổi đáng kể. Những thay đổi này là do cả quá trình nhận thức lại chủ nghĩa xã hội của chúng ta.Việc tổ chức quyền lực Nhà nước của Hiến pháp năm 2013 không có mục đích xoá bỏ hình thức sở hữu tư nhân, mà ngược lại thừa nhận sự tồn tại lâu dài của nó. Đây là nội dung thay đổi quan trọng bậc nhận thể hiện nhận thức mới của Đảng và Nhà nước ta trên con đường quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Về cơ cấu tổ chức Nhà nước vẫn theo nguyên tắc tập quyền mọi quyền lực Nhà nước tập trung vào Quốc Hội, nhưng có sự phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan. Quốc Hội không như trước đây được quyền làm tất cả ít nhất là về mặt nhận thức, thì bây giờ tập trung vào công việc lập pháp. Hội đồng Nhà nước được tách ra làm hai cơ quan độc lập theo chức năng của chúng là Uỷ ban thường vụ Quốc Hội và Chủ tịch nước. Hội đồng Bộ trưởng được đổi thành Chính Phủ. Nếu như trước đây việc tổ chức và chế độ làm việc của Nhà nước quá sa đà vào cơ chế lãnh đạo tập thể, thì ngày nay cần phải tính thêm và tăng cường sự chịu trách nhiệm cá nhân của những người đứng đầu Chính phủ, và của các thành viên khác về những phần việc được phân công.

hinh thuc chinh the cua nha nuoc viet nam
hình thức chính thể của nhà nước việt nam

Như những vấn đề về được phân tích ở phần trên, chính thể Cộng hoà xã hội chủ nghĩa bên cạnh những điểm chung với chính thể cộng hoà đại nghị và Cộng hoà tổng thống, vẫn có những đặc điểm riêng. Những đặc điểm riêng này vừa thể hiện cách thức tổ chức nhà nước Việt Nam nói riêng và của cả hệ thống xã hội chủ nghĩa nói chung.

Phân tích các hình thức chính thể của nhà nước việt nam

Trình tự và thủ tục thành lập cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước, mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước với nhau, với các cơ quan cấp cao khác của nhà nước và với nhân dân thể hiện khác nhau ở các nhà nước khác nhau tùy theo từng dạng chính thể. Vì vậy, hình thức chính thể có hai dạng cơ bản là quân chủ và cộng hòa.

Chính thể quân chủ:

– Chính thể quân chủ là chính thể mà toàn bộ hoặc một phần quyền lực tối cao của nhà nước được trao cho một cá nhân (vua, quốc vương…) theo phương thức chủ yếu là cha truyền con nối (thế tập). Đây là hình thức được hành thành do tương quan lực lượng giai cấp trong xã hội khi tiến hành cách mạng dân chủ tư sản nếu xét ở khía cạnh lịch sử.

– Đặc trưng:

+ Người đứng đầu nhà nước và về mặt pháp lý là người có quyền cao nhất của nhà nước là vua hoặc những người có danh hiệu tương tự.

+ Đa số các vua lên ngôi bằng con đường cha truyền con nối nên đó là phương thức chủ yếu. Tuy nhiên, các nhà vua sáng lập ra một triều đại mới thường lên ngôi bằng các con đường khác như chỉ định, suy tôn, bầu cử, tự xưng, được phong vương hoặc tiếm quyền, song ở các triều vua sau, phương thức truyền kế ngôi vua lại được duy trì và củng cố.

+ Chính thế quân chủ là một thể chế hình thức chính quyền mà theo đó người đứng đầu là nhà nước vua hay nữ hoàng. Hiện tại trên thế giới có 44 quốc gia còn tồn tại hình thức này với 25 vị vua và nữ hoàng, trong đó nữ hoàng Anh đồng thời là nữ hoàng của 15 quốc gia quân chủ độc lập khác.

– Các dạng: Chính thể quân chủ có hai hình thức cơ bản là quân chủ chuyên chế (tuyệt đối) và quân chủ hạn chế (tương đối), riêng chính thể quân chủ hạn chế lại có ba biến dạng là quân chủ đại diện đẳng cấp, quân chủ nhị hợp (nhị nguyên) và quân chủ đại nghị (nghị viện).

Chính thể cộng hòa

– Theo tiến trình của lịch sử những cuộc đâu tranh giai cấp và có sự tương quan lực lượng giữa các giai cấp mà khi tiến hành các cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Ở những nước này cách mạng tư sản giành được thẳng lợi triệt để thì ở đó chính thể cộng hòa được thiết lập (như ở Pháp, Mỹ,..). Theo đó chính thể cộng hòa của một quốc gia được lãnh đạo bởi những người không dựa vào sức mạnh chính trị của họ vào bất kỳ một quy luật nào vượt khỏi tầm kiểm soát Chính thể cộng hòa là chính thể mà quyền lực tối cao của nhà nước được trao cho một hoặc một số cơ quan theo phương thức chủ yếu là bầu cử.

– Đặc trưng: Trong chính thể này, quyền lực cao nhất của nhà nước được trao cho một hoặc một số cơ quan chủ yếu bằng con đường bầu cử. Hiến pháp của các nước có chính thể này đều quy định rõ trình tự, thủ tục để thành lập các cơ quan đó.

– Các dạng: Tùy theo đối tượng được hưởng quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước mà chính thể cộng hòa có các dạng cơ bản là cộng hòa quý tộc và cộng hòa dân chủ.

Ngoài ra, nếu còn vấn đề vướng mắc hoặc băn khoăn về những nội dung hình thức chính thể của nhà nước việt nam trên Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến  để được giải đáp thêm.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139