Điều 136 BLHS năm 2015 – Tội cố ý gây thương tích cho người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Điều 136 BLHS năm 2015 - Tội cố ý gây thương tích cho người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Theo quy định tại Điều 136 BLHS năm 2015 – Tội cố ý gây thương tích cho người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.”

Điều 136 BLHS năm 2015 - Tội cố ý gây thương tích cho người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Điều 136 BLHS năm 2015 – Tội cố ý gây thương tích cho người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

PHÂN TÍCH CẤU THÀNH TỘI PHẠM

Khách thể của tội phạm

Tội phạm xâm phạm đến quyền được bảo hộ sức khỏe của người khác.

Mặt khách quan của tội phạm

Tội phạm thể hiện hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác mà người đó đang có hành vi xâm hại lợi ích của Nhà nước, của tập thể, lợi ích chính đáng của người khác.
Điều 22 BLHS năm 2015 quy định phòng vệ chính đáng : “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại”.
Căn cứ vào Điều 136 và Điều 22 (phòng vệ chính đáng) thì tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được đánh giá tương tự như hành vi giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 126 BLHS năm 2015).
Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộ phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự. Hành vi này được đánh giá trên như tội phạm quy định tại Điều 126 BLHS 2015 giết người do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.
Hậu quả gây tổn thương cơ thể của người khác từ 31% trở lên bị cọi là tội phạm.

Chủ thể của tội phạm

Người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự; hoặc có chức vụ quyền hạn tiến hành bắt giữ người phạm tội.

Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý. Động cơ phạm tội là nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Động cơ muốn quyết tâm bắt giữ người phạm tội. Đây là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.

HÌNH PHẠT

Điều 136 quy định hai khung hình phạt
– Khung 1 quy định hình phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
– Khung 2 quy định hình phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm áp dụng đối với trường hợp phạm tội:
+ Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LƯU Ý

Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội mà tỷ lệ thương tật dướ 31% thì không phạm tội mà giải quyết dân sự. 

Tình tiết “dùng thủ đoạn nguy hiểm” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 171 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 là tình tiết định khung tăng nặng. Đây cũng là tình tiết được quy định tại khoản 2 Điều 136 BLHS năm 1999, tình tiết này đã được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 (Thông tư liên tịch số 02/2001).

Cụ thể, “dùng thủ đoạn nguy hiểm” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 136 BLHS năm 2015 là dùng thủ đoạn để cướp giật tài sản mà nguy hiểm đến tính mạng sức khoẻ của người bị hại hoặc của người khác như dùng xe mô tô, xe máy để thực hiện việc cướp giật tài sản; cướp giật của người đang đi mô tô, xe máy…

Cần chú ý trong trường hợp dùng thủ đoạn nguy hiểm để cướp giật tài sản mà gây ra hậu quả nghiêm trọng thì phải áo dụng cả hai tình tiết định khung hình phạt quy định tại các điểm d và h khoản 2 Điều 136 BLHS năm 2015.

Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về hướng dẫn trên, dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất. Ví dụ đối với vụ án cụ thể sau, vào khoảng 21h30 ngày 21/3/2021, tại đường Lênin, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, lợi dụng lúc đường vắng Nguyễn Văn K. sử dụng xe mô tô chở Nguyễn Văn H  thực hiện hành vi giật túi xách của chị Hồ Thị O. đang đi bộ, làm chị O ngã xuống đường nhưng không gây ra thương tích.

Đến 22h cùng ngày Nguyễn Văn K. và Nguyễn Văn H. bị Tổ công tác Đội Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Vinh phát hiện nghi vấn, đưa về trụ sở làm việc. Tại đây cả hai đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Đối với vụ án trên hiện có hai quan điểm:

Quan điểm thứ nhất cho rằng, Nguyễn Văn K., Nguyễn Văn H. phải bị điều tra, truy tố, xét xử theo điểm d khoản 2 Điều 171 BLHS năm 2015. Vì “dùng thủ đoạn nguy hiểm” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 171 được hiểu là người phạm tội dùng xe mô tô, xe máy để thực hiện hành vi cướp giật tài sản là dùng thủ đoạn nguy hiểm bất kể khi người bị cướp giật đang đi bộ hay đi mô tô, xe máy hoặc người phạm tội đi bộ nhưng cướp của người đang đi mô tô, xe máy.

Quan điểm thứ hai cho rằng, chỉ áp dụng tình tiết “dùng thủ đoạn nguy hiểm” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 171 khi người thực hiện hành vi cướp giật đó phải cướp giật của người cũng đang sử dụng phượng tiện là mô tô hoặc xe máy và phải gây ra hậu quả hoặc có nguy cơ thực tế gây ra hậu quả nguy hiểm cho tính mạng sức khoẻ của người bị hại.

Còn người phạm tội cho dù có dùng mô tô hoặc xe máy cướp giật của người đi bộ mà không gây ra hậu quả nguy hiểm cho họ như làm họ ngã hay có thương tích gì, nhất là ở nơi vắng vẻ ít người qua lại thì tính nguy hiểm không cao và không áp dụng tình tiết định khung này. Do đó, hành vi của K. và H. chỉ cấu thành tội “Cướp giật tài sản” quy định tại khoản 1 Điều 171 BLHS năm 2015.

Theo tác giả, quan điểm thứ hai là không phù hợp và đồng ý với quan điểm thứ nhất. Bởi lẽ, điểm d khoản 2 Điều 171 chỉ quy định “dùng thủ đoạn nguy hiểm”; thủ đoạn nguy hiểm đã được quy định tại Thông tư liên tịch 02/2001 là dùng mô tô, xe máy để thực hiện việc cướp giật tài sản; cướp giật tài sản của người đang đi mô tô, xe máy… Quy định trên gồm hai trường hợp khác nhau:

Trường hợp thứ nhất, dùng mô tô, xe máy để thực hiện việc cướp giật tài sản có nghĩa là người phạm tội sử dụng mô tô, xe máy để thực hiện hành vi cướp giật tài sản của người khác bất kể khi người đó đang sử dụng bất kì phương tiện nào khác hoặc đi bộ thì đều phải áp dụng tình tiết “dùng thủ đoạn nguy hiểm”.

Trường hợp thứ hai, cướp giật của người đang đi mô tô, xe máy tức là nếu người phạm tội đi bộ mà cướp giật của người đang đi mô tô, xe máy cũng được coi là dùng thủ đoạn nguy hiểm.

Cách hiểu quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2001 như quan điểm thứ nhất là phù hợp bởi thủ đoạn của người phạm tội dùng mô tô, xe máy để cướp giật tài sản hoặc người phạm tội đi bộ mà cướp giật tài sản của người đang đi mô tô, xe máy thực tế đều sẽ gây nguy hiểm hoặc có nguy cơ cao gây nguy hiểm cho người bị hại.

Hơn nữa, cấu thành cơ bản tại Điều 171 là cấu thành hình thức không phải đợi tới khi hậu quả xảy ra mới cấu thành tội phạm. Ngoài ra, trường hợp dùng thủ đoạn nguy hiểm gây thương tích cho người bị hại từ 11% đến 30% hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác còn bị áp dụng thêm các tình tiết định khung quy định tại điểm e và điểm h khoản 2 Điều 171 BLHS năm 2015.

Do đó, không thể quan niệm cho rằng người bị hại đi bộ bị người phạm tội dùng mô tô, xe máy cướp giật tài sản ở nơi vắng vẻ hoặc chưa gây thương tích hoặc tổn thương cơ thể là tính nguy hiểm không cao để không áp dụng tình tiết định khung này được.

Ngoài ra, ngày 08/10/2021, Toà án nhân dân Tối cao đã ban hành Quyết định số 355/QĐ-TANDTC về việc công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ thuộc lĩnh vực của Toà án nhân dân tối cao. Theo đó, Thông tư liên tịch số 02/2001 đã hết hiệu lực pháp luật từ ngày 08/10/2021. Vì vậy, Toà án nhân dân Tối cao cần nghiên cứu ban hành văn bản hướng dẫn mới thay thế Thông tư liên tịch số 02/2001 để đảm bảo tính thống nhất trong áp dụng pháp luật.

 

Trên đây là một số nội dung Điều 136 BLHS năm 2015 nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.

 

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139