Dịch vụ đăng ký bản quyền thương hiệu tại Hà Nam

Dịch vụ đăng ký bản quyền thương hiệu tại Hà Nam

Hà Nam không chỉ được cả nước biết đến là một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng; mà Hà Nam còn nổi tiếng trên cả nước là một tỉnh phát triển công nghiệp bậc nhất trên cả nước. Các sản phẩm từ ngành công nghiệp của tỉnh Hà Nam không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu. Nguyên nhân của sự phát trên trên là nhờ các công ty các doanh nghiệp ở đây đã đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình để tăng uy tín và chất lượng sản phẩm. VậyDịch vụ đăng ký bản quyền thương hiệu tại Hà Nam như thế nào?

Nắm bắt tình hình đó, trong  bài viết này, Luật Trần và Liên Danh sẽ tiến hành tư vấn về thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu tại Hà Nam và Dịch vụ đăng ký bản quyền thương hiệu tại Hà Nam.

Nhãn hiệu là gì?

Theo Luật hiện hành, Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu có thể được tạo thành bằng từ ngữ, hình ảnh, biểu trưng hoặc sự kết hợp của tất cả các yếu tố này và được thể hiện có thể là một màu sắc hoặc nhiều màu sắc. Nhãn hiệu là đối tượng được pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Quyền này chỉ được hình thành khi chủ sở hữu đăng ký bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu

Ngăn chặn các hành vi sao chép, làm giả, làm nhái của các đối thủ cạnh tranh;

Phân biệt hàng hóa với các đơn vị kinh doanh cùng mặt hàng khác;

Tạo cho doanh nghiệp thương hiệu riêng trên thị trường;

Có thể đem lại lợi nhuận thông qua việc nhượng quyền thương hiệu hoặc bán thương hiệu.

Do đó, cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh nên tiến hành việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu khi cần thiết. Luật Việt An xin hướng dẫn quý khách hàng thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại tỉnh Hà Nam.

Tại sao phải sử dụng Dịch vụ đăng ký bản quyền thương hiệu tại Hà Nam?

Nhãn hiệu hàng hóa được xem là tài sản của một doanh nghiệp. Với việc có rất nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh trên một khu vực địa lý nhất định thì việc thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là công việc quan trọng; để xác lập quyền sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp đối với nhãn hiệu. Qua đó:

– Ngăn chặn đối thủ cạnh tranh sao chép hoặc nhái lại, tăng cường vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp

– Khả năng phân biệt của người tiêu dùng về chất lượng mặt hàng của doanh nghiệp với các đơn vị kinh doanh cùng mặt hàng khác cao hơn

– Ngăn chặn việc một đơn vị khác sử dụng nhãn hiệu của Doanh nghiệp đang sử dụng đi đăng ký độc quyền, khi đó Qúy khách hàng không được phép sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó trong lĩnh vực kinh doanh của mình

– Một nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng nếu được bảo hộ độc quyền sẽ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp từ việc nhượng quyền thương hiệu hoặc bán nhãn hiệu đó

– Tạo cho doanh nghiệp một thương hiệu riêng trên thị trường và nhiều lợi ích khác.

Điều kiện để được bảo hộ nhãn hiệu?

Theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định:

“Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;

2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác”.

Những ai được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, logo độc quyền

Tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ quy định các chủ thể được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bao gồm:

Tổ chức, cá nhân đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, cung cấp;

Tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại hợp pháp đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất (với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đó);

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp (đăng ký nhãn hiệu tập thể);

Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ (đăng ký nhãn hiệu chứng nhận);

Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký cùng một nhãn hiệu.

Dịch vụ đăng ký bản quyền thương hiệu tại Hà Nam
Dịch vụ đăng ký bản quyền thương hiệu tại Hà Nam

Hồ sơ cần chuẩn bị khi sử dụng Dịch vụ đăng ký bản quyền thương hiệu tại Hà Nam của Trần và Liên Danh

Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu làm theo mẫu số: 04-NH (02 bản). Lưu ý khi làm tờ khai phải mô tả nhãn hiệu cụ thể và thực hiện phân nhóm hàng hóa đăng ký nhãn hiệu chính xác. Các nhóm hàng hóa cần được đoc kỹ và xác định cụ thể để đơn được chấp nhận hình thức theo đúng thời hạn quy định.

Mẫu nhãn hiệu (9 mẫu kèm theo, ngoài 1 mẫu được gắn trên Tờ khai);

Giấy ủy quyền nộp đơn, nếu có (01 bản);

Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn (01 bản);

Tài liệu chứng minh quyền sử dụng/đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt (tên, biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng, huy chương, hoặc ký hiệu đặng trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghệ của người khác) (01 bản).

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền ở đâu?

Để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền, cá nhân/tổ chức có thể nộp hồ sơ qua 2 hình thức: 

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa – Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ. Đồng thời, cá nhân/tổ chức cũng tiến hành nộp phí tại bộ phận thu phí.

Cách 2: Gửi hồ sơ đến Cục Sở hữu trí tuệ bằng đường bưu điện. Phí đăng ký có thể gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Cục sở hữu trí tuệ. 

Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu: Cục Sở hữu trí tuệ – 384-386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Để đảm bảo thực hiện thủ tục đúng chuẩn, tránh rủi ro, chậm trễ, khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Luật Trần và Liên Danh . Chúng tôi sẽ đại diện khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Các lỗi thường gặp khi đăng ký bản quyền thương hiệu tại Hà Nam

Dưới đây là một số lỗi phổ biến khi đăng ký bản quyền thương hiệu tại Hà Nội mà doanh nghiệp cần tránh:  

Không tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký;

Không tiến hành đăng ký hưởng quyền ưu tiên;

Nhầm lẫn giữa tên thương hiệu và tên nhãn hiệu;

Sử dụng các ý tưởng của các thương hiệu nổi tiếng;

Hồ sơ, tài liệu đăng ký bị thiếu hoặc sai sót;

Thực hiện thủ tục không đúng theo quy định;

Chỉ với 1 lỗi nhỏ rất cơ bản, doanh nghiệp cũng sẽ bị từ chối cấp giấy đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Nhiều chủ sở hữu không biết cách xử lý ra sao khi bị trả lại hồ sơ. Hiểu được những khó khăn của doanh nghiệp, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật Trần và Liên Danh sẽ hỗ trợ khách hàng hoàn thành mọi thủ tục chính xác với chi phí tốt nhất. 

Thời gian đăng ký nhãn hiệu là bao lâu?

Thẩm định về hình thức

Thẩm định về hình thức là bước đầu trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, thực hiện nhằm mục đích kiểm tra hình thức và cách thức trình bày của các tài liệu có trong đơn; kiểm tra tính pháp lý về chủ thể nộp đơn, về hồ sơ hưởng quyền ưu tiên;

Thời gian: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Công bố đơn hợp lệ

Đây là bước giúp chủ đơn theo dõi quá trình thẩm định đơn.

Thời gian: 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ sau khi đã thẩm định hình thức.

Thẩm định về nội dung

Thẩm định về nội dung nhằm mục đích kiểm tra chi tiết nhãn hiệu có bị trùng hay tương tự với nhãn hiệu khác hay không, đánh giá khả năng được cấp Văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu;

Thời gian: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Như vậy, tổng thời gian đăng ký nhãn hiệu từ lúc nộp hồ sơ đến khi được cấp văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật là 12 tháng.

Tuy nhiên trên thực tế, thời gian đăng ký nhãn hiệu có thể kéo dài lên tới 18 – 24 tháng bởi các lý khách quan như:

– Số lượng đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ ngày càng nhiều, việc thẩm định đơn sẽ ngày càng kéo dài hơn.

– Đơn đăng ký thường bị yêu cầu sửa đổi, bổ sung do hồ sơ, tài liệu có sai sót về hình thức.

Có nên tra cứu nhãn hiệu khi sử dụng Dịch vụ đăng ký bản quyền thương hiệu tại Hà Nam

Lợi ích của việc tra cứu nhãn hiệu

Để thực hiện thành công việc đăng ký nhãn hiệu, tức nhãn hiệu đăng ký có thể được cấp văn bằng bảo hộ, chủ thể nộp đơn đăng ký trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp nên thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu.

Việc tra cứu nhãn hiệu nhằm xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu so với các nhãn hiệu cùng loại đã được đăng ký tại cơ quan Sở hữu trí tuệ hay chưa?

Sau khi có kết quả tra cứu nhãn hiệu, chủ đơn sẽ cân nhắc quyết định nên hay không nên đăng ký nhãn hiệu đã được tra cứu.

Việc tra cứu nhãn hiệu còn góp phần xác định khả năng nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng hay không?

Nếu xác định nhãn hiệu không có khả năng được cấp văn bằng chủ sở hữu nên cân nhắc phương án sửa đổi để có thể được cấp bảo hộ độc quyền.

Tra cứu nhãn hiệu tránh được thời gian sau khi xét nghiệm dài chờ đợi nhưng không đem lại kết quả mong đợi của chủ đơn đăng ký.

Tài liệu cần chuẩn bị khi tra cứu nhãn hiệu

Để thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu Quý khách hàng chỉ cần cung cấp cho Luật Trần và Liên Danh :

Mẫu nhãn hiệu;

Danh mục sản phẩm dịch vụ cần tra cứu và đăng ký.

Tra cứu nhãn hiệu sơ bộ

Khách hàng có thể tự tra cứu nhãn hiệu qua website: https://ipvietnam.gov.vn/ hoặc trang của wipo.

Thông qua Đại diện sở hữu trí tuệ Luật Trần và Liên Danh tiến hành tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu;

Thời gian tra cứu sơ bộ là 01 ngày kể từ khi khách hàng cung cấp nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, dịch vụ;

Sau khi tra cứu sơ bộ mà nhận thấy nhãn hiệu không có khả năng đăng ký cho nhãn hiệu luật sư Luật Trần và Liên Danh sẽ đưa ra các đối chứng liên quan để tìm giải pháp cho nhãn hiệu có khả năng cấp văn bằng bảo hộ. Nếu có khả năng đăng ký nhãn hiệu Luật Trần và Liên Danh sẽ tiến hành tra cứu chuyên sâu và mất phí tra cứu.

Tra cứu chuyên sâu

Sau khi tiến hành tra cứu sơ bộ nhãn hiệu cho thấy có khả năng đăng ký. Chủ nhãn hiệu yêu cầu tra cứu chuyên sâu để đánh giá cao nhất khả năng cấp văn bằng bảo hộ. Đây không phải là bước bắt buộc, tuy nhiên nên thực hiện để tăng khả năng đăng ký thành công và tiết kiệm thời gian.

Tra cứu chuyên sâu là thủ tục hoàn toàn tự nguyện của người nộp đơn. Chủ đơn nên tiến hành thủ tục này vì đây là bước quan trọng để đánh giá nhãn hiệu có nên nộp đơn đăng ký bảo hộ hay không.

Việc tra cứu nhãn hiệu cũng chỉ mang tính chất tham khảo và không là căn cứ để cấp hay không cấp văn bằng. Vì, một phần liên quan đến quyền ưu tiên khi đăng ký như đã trình bày mục trên.

Thời gian tra cứu chuyên sâu: 01-03 ngày.

Kết quả tra cứu nhãn hiệu: Bản thông báo kết quả tra cứu nhãn hiệu và tư vấn đánh giá tính khả thi, hướng dẫn cách thức thực hiện thủ tục đăng ký.

Dịch vụ đăng ký bản quyền thương hiệu tại Hà Nam của Trần và Liên Danh

Tiếp nhận thông tin liên quan đến nhãn hiệu;

Phân tích các thông tin và tư vấn cho chủ nhãn hiệu;

Căn cứ trên quy định của Luật Sở hữu trí tuệ tư vấn cho khách am hiểu về nhãn hiệu;

Tra cứu sơ bộ và tra cứu chính thức trước khi quyết định đăng ký nhãn hiệu;

Xây dựng hồ sơ và đơn đăng ký nhãn hiệu;

Thực hiện nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;

Theo dõi đơn đăng ký nhãn hiệu và thực hiện trả lời, phúc đáp cũng như trao đổi với Cục sở hữu trí tuệ trong quá trình nộp đơn, thẩm định đơn, thẩm định nội dung liên quan đến đăng ký độc quyền logo;

Nhận kết quả và trao trả kết quả cho chủ nhãn hiệu.

Trên đây là một số nội dung mới nhất về Dịch vụ đăng ký bản quyền thương hiệu tại Hà Nam Luật Trần và Liên Danh gửi tới quý khách hàng. Là một đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đặc biệt là đăng ký nhãn hiệu, chúng tôi tự tin là nơi để quý khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ. Nếu có thắc mắc hay có vần đề cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn chi tiết và cụ thể.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139