Địa chỉ các trung tâm bảo hiểm thất nghiệp, điểm nhận hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp tại TP. HCM
Hiện nay, người lao động trên địa bàn TP. HCM có thể nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại một trong các địa điểm sau:
1. Phòng bảo hiểm thất nghiệp
Địa chỉ: Số 106/14D Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh.
Số điện thoại: 028.35147187 hoặc 0903708955 (Chị Kim Phượng) hoặc 0348078461 (Chị Huyền).
2. Cơ sở 2 – Củ Chi
Địa chỉ: Số 108 đường 458, Ấp Thạnh An, Xã Trung An, Huyện Củ Chi.
Số điện thoại: 028.37975424 hoặc 0938718045 (Anh Phi Hùng).
3. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 4
Địa chỉ: Số 249 Tôn Đản, Phường 15, Quận 4.
Số điện thoại: 028.39415841 hoặc 0905450188 (Chị Quế Phương).
4. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 6
Địa chỉ: Số 743/34 Hồng Bàng, Phường 6, Quận 6.
Số điện thoại: 028.39600050 hoặc 0878648377 (Anh Ngọc Đức).
5. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Thành phố Thủ Đức
Địa chỉ: Số 1 Đường số 9, Phường Phước Bình, Thành phố Thủ Đức.
Số điện thoại: 028.37431373 hoặc 0702183171 (Chị Huyền Trang).
6. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 12
Địa chỉ: số 802 Nguyễn Văn Quá, Phường Đông Hưng Thuận, Quận 12.
Số điện thoại: 0918 102 322 (Anh Năm) hoặc 0976 894 141 (Chị Kiều).
7. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận Tân Bình
Địa chỉ: số 456 Trường Chinh, Phường 13, Quận Tân Bình.
Số điện thoại: 028.38426154 hoặc 0919313236 (Anh Trung Đức).
Các trung tâm, địa điểm hỗ trợ về BHTN ở Hà Nội
Điểm Yên Hòa:
Địa chỉ: Số 215 Phố Trung Kính, Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (024) 37.822.806 – Máy lẻ: Lễ tân 303, Tiếp nhận hồ sơ 438, Trả kết quả 432, Tiếp nhận Thông báo TKVL 399 & 194
Email: bhtn.yh@gmail.com
Điểm Hà Đông, trung tâm bảo hiểm thất nghiệp Hà Đông:
Địa chỉ: Số 144 đường Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: (024) 33.829.082
Email: bhtn.hadong@gmail.com
Điểm GDVL vệ tinh Nam Từ Liêm:
(tại Trung tâm GDNN và GDTX quận Nam Từ Liêm)
Địa chỉ: Số 18 đường Nguyễn Cơ Thạch, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: (024) 32.123.085
Email: namtuliem.bhtn@gmail.com
Điểm GDVL vệ tinh Gia Lâm:
(tại Trung tâm GDNN và GDTX huyện Gia Lâm)
Địa chỉ: Số 6 đường Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội
Điện thoại: (024) 32.161.465
Email: gialam.bhtn@gmail.com
Điểm GDVL, trung tâm bảo hiểm thất nghiệp vệ tinh Sóc Sơn:
(tại Trung tâm GDNN và GDTX Huyện Sóc Sơn)
Địa chỉ: Thôn Miếu Thờ, xã Tiên Dược, Sóc Sơn, HN (QL3 gần trường Trung cấp An Ninh)
Điện thoại: (024) 22.468.928
Email: bhtn.ss@gmail.com
Điểm GDVL vệ tinh Long Biên:
(tại Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp và GDTX Quận Long Biên)
Địa chỉ: Ngõ 161 Hoa Lâm, Việt Hưng, Long Biên.
Điện thoại: 024.32161469
Email: bhtn.lb@gmail.com
Điểm GDVL vệ tinh Thường Tín:
(tại Tầng 2 Nhà điều hành điểm đỗ xe bus trung tâm huyện Thường Tín)
Địa chỉ: số 108 đường Hùng Nguyên, thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín, Hà Nội
Điện thoại: (024) 33.66.88.06
Email: thuongtin.bhtn@gmail.com
Điểm GDVL vệ tinh Mê Linh:
(tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao Mê Linh – Trung tâm hành chính huyện Mê Linh)
Địa chỉ: xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh, Hà Nội
Điện thoại: (024)32.161.578
Email: melinh.bhtn@gmail.com
Điểm GDVL vệ tinh Ứng Hòa:
(tại Trung tâm Quỹ đất huyện Ứng Hòa)
Địa chỉ: số 59 phố Lê Lợi, thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội
Điện thoại: (024)33.212.233
Email: unghoa.bhtn@gmail.com
Sàn GDVL vệ tinh Đông Anh:
(tại Trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long)
Địa chỉ: Thôn Bầu, xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội
Điện thoại: (024) 666.3.81.48
Email: bhtn.da@gmail.com
Sàn GDVL vệ tinh Ba Vì:
(tại Trung tâm GDNN và GDTX huyện Ba Vì)
Địa chỉ: Km 55+500 quốc lộ 32, thôn Vật Phụ, xã Vật Lại, huyện Ba Vì, Hà Nội
Điện thoại: (024) 666.3.44.11
Email: bhtn.st@gmail.com
Sàn GDVL vệ tinh Phú Xuyên:
(tại Trường Trung cấp nghề số 1 Hà Nội)
Địa chỉ: Tiểu khu Phú Mỹ, thị trấn Phú Xuyên, Phú Xuyên, Hà Nội
Điện thoại: (024) 32.222.458
Email: phuxuyen.bhtn@gmail.com
Điểm GDVL vệ tinh Hoài Đức:
(tại Tầng 1 Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Hoài Đức)
Địa chỉ: Khu 6 Thị trấn trạm Trôi, huyện Hoài Đức, Hà Nội
Điện thoại: (024) 320.055.12
Email: hoaiduc.bhtn@gmail.com
Điểm GDVL vệ tinh Đan Phượng:
(tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đan Phượng)
Địa chỉ: số 101 phố Tây Sơn, TT Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 33.878.099
Email: danphuong.bhtn@gmail.com
Sàn GDVL vệ tinh Thạch Thất:
(tại Trung tâm GDNN và GDTX huyện Thạch Thất)
Địa chỉ: Thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội
Điện thoại: (024) 32.222.735
Email: thachthat.bhtn@gmail.com
Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 49 Luật Việc làm năm 2013 nêu rõ, người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu có đủ các điều kiện dưới đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp:
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái luật;
– Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động xác định hoặc không xác định thời hạn.
3. Đã đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tại trung tâm dịch vụ việc làm.
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp:
– Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
– Đi học có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
– Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cai nghiện bắt buộc;
– Bị tạm giam; phạt tù;
– Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Chết.
Lưu ý: Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm.
Các cách tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định tại Điều 50 Luật Việc làm năm 2013, hàng tháng, người lao động có đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng trợ cấp với mức:
Mức trợ cấp thất nghiệp |
= |
60% |
x |
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp |
Lưu ý: Mức trợ cấp hàng tháng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
Cụ thể, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp được tính như sau:
* Đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định
Mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 1,49 triệu đồng/tháng = 7,45 triệu đồng/tháng.
* Đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định
- Mức lương tối thiểu vùng của vùng I là 4,42 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 4,42 triệu đồng/tháng = 22,1 triệu đồng/tháng.
- Mức lương tối thiểu vùng của vùng II là 3,92 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 3,92 triệu đồng/tháng = 19,6 triệu đồng/tháng.
- Mức lương tối thiểu vùng của vùng III là 3,43 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 3,43 triệu đồng/tháng = 17,15 triệu đồng/tháng.
- Mức lương tối thiểu vùng của vùng IV là 3,07 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 3,07 triệu đồng/tháng = 15,35 triệu đồng/tháng.
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp
Cũng tại Luật này, cụ thể khoản 2 Điều 50 có nêu:
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 – 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Ví dụ 1:
Ông A đóng bảo hiểm thất nghiệp được 52 tháng với mức lương bình quân 06 tháng cuối cùng là 05 triệu đồng/tháng.
Thời gian được hưởng bảo hiểm thất nghiệp của ông A như sau:
– 36 tháng đầu tiên, ông A được hưởng 03 tháng trợ cấp.
– 12 tháng tiếp theo, ông A được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp.
– 04 tháng dư còn lại, ông A sẽ được cộng dồn cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo.
Như vậy, ông A sẽ được hưởng 04 tháng trợ cấp thất nghiệp và mức hưởng mỗi tháng sẽ là 5 triệu đồng/tháng x 60% = 3 triệu đồng/tháng.
Hình thức nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp?
Theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH tại Chương IV Điều 9 về Tổ chức chi trả BHTN có quy định về các hình thức nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp đó là:
– Nhận tiền mặt trực tiếp tại Trung tâm dịch vụ việc làm hoặc các địa điểm tiếp nhận hồ sơ.
– Nhận qua thẻ ngân hàng tức Chi qua tài khoản cá nhân của người lao động. Đối với tháng đầu tiên, chuyển tiền ngay khi nhận được danh sách chi trả. Từ tháng hưởng trợ cấp thứ hai, chuyển tiền trong vòng 05 ngày kể từ ngày bắt đầu chi trả ghi tại cột số 1 Danh sách C72b-HD. Lưu ý khi thực hiện thì sẽ Căn cứ chứng từ thu phí phát hành thẻ ATM lần đầu của ngân hàng để thực hiện thanh toán cho người hưởng TCTN.
– Nhận qua bưu điện. Theo đó phòng kế hoạch đầu tư thuộc cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện Chuyển danh sách chi bằng tiền mặt theo mẫu số C72b-HD cho Bưu điện tỉnh để tổ chức chi trả TCTN cho người lao động qua hệ thống bưu điện theo Hợp đồng đã ký theo đúng ngày chi trả ghi trong danh sách.
Ngay sau khi chuyển Danh sách, Hệ thống tự động nhắn tin đến từng người trong danh sách chi trả TCTN thông báo về ngày bắt đầu chi trả và địa điểm chi trả của tháng hưởng TCTN với người hưởng TCTN.
Song hiện nay chúng tôi thấy phổ biến nhất hình thức nhận tiền thất nghiệp đó là chi trả thông qua thẻ ngân hàng vào trực tiếp tài khoản cá nhân của người lao động luôn. Hình thức nhận tiền này vừa giúp người lao động tiết kiệm được tiền bạc, công sức và thời gian đi lại.
Đóng bảo hiểm thất nghiệp gián đoạn có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Xin chào công ty, tôi có một câu hỏi muốn được tư vấn như sau.
Tôi tên là Bùi Lan Ngọc, tôi đã làm việc và đóng bảo hiểm từ tháng 4/2006 đến tháng 8/2016. Nhưng đến hết tháng 8 tôi xin công ty nghỉ không lương 2 tháng do có việc cá nhân và không đóng bảo hiểm nào. Tháng 11/2016, tôi xin công ty nghỉ việc hẳn và đến nay tôi chưa có việc làm. Vậy trong trường hợp của tôi bị gián đoạn 2 tháng không tham gia bảo hiểm thì có được thanh toán trợ cấp thất nghiệp không?
Tôi xin cảm ơn Luật sư!
Trả lời:
Với câu hỏi này, chúng tôi xin trả lời như sau:
Cách tính khoảng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để bạn được tính hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo quy định pháp luật tại Khoản 1 Điều 45 Luật việc làm 2013 như sau:
”1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.”
Do đó, khi tính thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì sẽ tính tổng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp cả liên tục và không liên tục. Cụ thể trong trường hợp của bạn thì được tính từ khi bạn đóng bảo hiểm thất nghiệp đến khi chấm dứt hợp đồng lao động vơi công ty mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Vì thế, trường hợp bạn có 2 tháng không tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ không ảnh hưởng tới quyền lợi của bạn khi tính hưởng trợ cấp thất nghiệp. Bạn sẽ vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật tại Điều 49 Luật việc làm 2013 như sau:
+ Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp: người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
+ Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp làm việc theo hợp đồng xác định/ không xác định thời hạn; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp làm việc theo hợp đồng mùa vụ.
+ Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
+ Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Vì vậy, thời gian 2 tháng gián đoạn bạn không đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn khi tính thời gian để bạn hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nếu bạn tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong khoảng thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động. Và bạn đã nộp hồ sơ để hưởng trở cấp thất nghiệp trong khoảng thời gian 03 tháng kể từ thời điểm bạn chấm dứt hợp đồng với công ty thì sẽ được giải quyết trợ cấp thất nghiệp.
Trên đây là một số nội dung về trung tâm bảo hiểm thất nghiệp và một số vấn đề về BHTN, nếu có vấn đề gì thắc mắc về nội dung lãnh bảo hiểm thất nghiệp này, quý khách hàng vui lòng liên hệ với Luật Trần và Liên Danh chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất. Xin trân trọng cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng