Dịch vụ công bố chất lượng sản phẩm

dịch vụ công bố chất lượng sản phẩm

Các mặt hàng sản phẩm lưu thông trên thị trường vô cùng đa dạng và phong phú. Tùy từng chủng loại sản phẩm sẽ thuộc thẩm quyền quản lý của các bộ ngành khác nhau. Bên cạnh những sản phẩm sản xuất trong nước còn có rất nhiều sản phẩm nhập khẩu. Pháp luật đã có quy định về công bố chất lượng sản phẩm hàng hóa, hồ sơ công bố sản phẩm và thủ tục cấp giấy công bố sản phẩm.

Điều này là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nó thể hiện sự quản lý chặt chẽ của nhà nước đối với chất lượng sản phẩm. Vậy công bố chất lượng sản phẩm là gì? Dịch vụ công bố chất lượng sản phẩm gồm những gì? Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những kiến thức pháp lý liên quan đến công bố sản phẩm.

Công bố chất lượng sản phẩm là gì?

Công bố chất lượng sản phẩm là việc các doanh nghiệp cần phải làm trước khi đưa sản phẩm nhập khẩu hoặc sản phẩm sản xuất trong nước lưu hành tự do trên thị trường Việt Nam.

Nói cách khác, công bố chất lượng sản phẩm chính là việc các doanh nghiệp cần phải làm để có trong tay giấy phép lưu hành sản phẩm. Hiện nay thủ tục công bố chất lượng sản phẩm là bắt buộc, nếu không thực hiện sẽ bị xử phạt, chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Để có thể thực hiện công bố chất lượng sản phẩm thành công, tổ chức, cá nhân sẽ phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ việc tìm hiểu thủ tục, vấn đề pháp lý liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ, làm việc với cơ quan chức năng nhà nước.

Do vậy đây là việc làm hết sức phức tạp, là nỗi ám ảnh của rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những công ty mới bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Những sản phẩm nào cần phải thực hiện công bố?

Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hiện có 2 hình thức là tự công bố và công bố. Và tùy theo từng đối tượng sản phẩm mà doanh nghiệp thực hiện công bố hoặc tự công bố sản phẩm theo quy định của Nhà nước.

Đối tượng cần đăng ký bản công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm?

Theo điều 6 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, đối tượng cần đăng ký công bố sản phẩm bao gồm:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, thực phẩm dinh dưỡng y học

Sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ dưới 36 tháng tuổi

Phụ gia sản phẩm có công dụng mới hoặc không nằm trong nhóm phụ gia được phép sử dụng, không đúng đối tượng theo quy định của Bộ y tế.

Đối tượng tự công bố

Căn cứ vào khoản 1 Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 02/02/2018, đối tượng nằm trong danh sách tự công bố chất lượng sản phẩm như sau:

Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn

Các loại phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến

Dụng cụ chứa/ bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

Sản phẩm chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc sản phẩm phục vụ cho việc sản xuất sử dụng trong nội bộ, không tiêu thụ ra thị trường bên ngoài được miễn thực hiện tự công bố.

dịch vụ công bố chất lượng sản phẩm
dịch vụ công bố chất lượng sản phẩm

Tại sao phải công bố sản phẩm

Chất lượng của sản phẩm hay thực phẩm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người tiêu dùng, do đó tất cả các sản phẩm hay thực phẩm sản xuất nội địa hay nhập khẩu đều phải tiến hành tự công bố sản phẩm theo luật định.

Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định rõ ràng việc thi hành một số điều của Luật ATTP: Quy định tất cả các tổ chức, cá nhân đang sản xuất kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam phải tiến hành tự công bố sản phẩm (hay công bố hợp quy) cho các sản phẩm của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi bày bán, lưu thông trên thị trường.

Tự công bố sản phẩm áp dụng cho: Thực phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn; phụ gia; chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm (gọi chung là sản phẩm) đã có quy chuẩn kỹ thuật QCVN hoặc TCVN.

Những khuất mắc của doanh nghiệp

Khi các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm thực hiện và áp dụng nghị định trên, thì một trong số khó khăn mà doanh nghiệp thường gặp là về các chỉ tiêu tự công bố, họ cần kiểm nghiệm những chỉ tiêu nào cho sản phẩm của họ.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm trên cả nước tháo gỡ các khó khăn trên, Luật Trần và Liên Danh cung cấp dịch vụ tư vấn chỉ tiêu miễn phí để khách hàng có thể tự chứng nhận hợp quy cho sản phẩm của mình. Với đội ngũ chuyên viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm trong ngành thực phẩm, Luật Trần và Liên Danh cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất.

Doanh nghiệp tự công bố sản phẩm cần gì?

Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:

Bản tự công bố sản phẩm theo (Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15; tại đây)

Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025.

Theo đó, Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm do chúng tôi cấp hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu tự công bố của khách hàng. Bên cạnh đó, kết quả kiểm nghiệm tại Luật Trần và Liên Danh được công nhận trong và ngoài nước, đảm bảo nhu cầu xuất khẩu của khách hàng, đặc biệt là các thị trường khó tính như: Nhật, EU, Mỹ, …

Việc tự công bố sản phẩm được thực hiện theo trình tự như sau:

Doanh nghiệp, các nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của doanh nghiệp, cá nhân và nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định;

Ngay sau khi tự công bố, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;

Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 2 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất 1 sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.

Ghi chú:

Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng Tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng và phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.

Trường hợp có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

Thủ tục, hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm

Hồ sơ thủ tục công bố chất lượng sản phẩm.

Thành phần hồ sơ đăng ký bản công bố chất lượng sản phẩm.

Giấy tờ cần chuẩn bị như sau:

Bản công bố sản phẩm chuẩn bị theo Mẫu số 02 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP

Giấy chứng nhận lưu hành tự do/ Giấy chứng nhận y tế/ Giấy chứng xuất khẩu được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu sản phẩm (áp dụng với sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài)

Bản kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm

Giấy tờ, tài liệu khoa học chứng minh cho công dụng của sản phẩm hay các thành phần có trong sản phẩm

Giấy chứng nhận cơ sở thực hành tốt sản xuất/ giấy chứng nhận tương đương.

Trong những sản phẩm bắt buộc phải thực hiện công bố chất lượng trước khi tiêu thụ trên thị trường được chia thành 3 nhóm sản phẩm chính đó là:

Thực phẩm.

Thực phẩm chức năng,

Mỹ phẩm.

Thành phần hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm

Bản khai tự công bố sản phẩm theo mẫu 01 của Nghị định trên.

Bản kết quả kiểm nghiệm chất lượng của sản phẩm được trong thời hạn 12 tháng tính từ ngày kiểm nghiệm đến ngày tổ chức/cá nhân nộp hồ sơ.

Bên cạnh đó, ngoài những hồ sơ chung tương ứng như trên thì mỗi nhóm sản phẩm này còn cần phải có thêm một số hồ sơ khác nữa. Tùy vào từng nhóm sản phẩm khác nhau mà hồ sơ cũng phải chuẩn bị thêm bao gồm:

Công bố thực phẩm

Bản khai công bố theo Mẫu số 02 Nghị định trên.

Bản khai thông tin chi tiết về sản phẩm công bố

Tài liệu chứng minh kế hoạch giám sát định kỳ

Mẫu sản phẩm lưu hành ở nước xuất xứ

Nội dung của nhãn phụ sản phẩm

Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh ứng với các sản phẩm lần đầu tiên được nhập khẩu về Việt Nam

Giấy phép kinh doanh. Để có được giấy phép này, nếu là doanh nghiệp nhập khẩu từ nước ngoài phải đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm: sữa, đồ uống và sản phẩm từ sữa hay thực phẩm chức năng. Đối với công ty sản xuất thì phải có ngành nghề sản xuất và kinh doanh thực phẩm có cùng chi tiết cụ thể sản phẩm sẽ được công bố theo dự định.

Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh đã đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.

Công bố mỹ phẩm

Khác với những sản phẩm thông thường, hình thức đăng ký bắt buộc phải thực hiện là hình thức online đối với việc đăng ký lưu hành mỹ phẩm hiện nay.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

Bản đăng ký lưu hành mỹ phẩm

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp

Giấy ủy quyền của chủ sở hữu sản phẩm/ nhà sản xuất

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (ứng với sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu)

Phiếu thông tin và công thức thành phần của sản phẩm công bố

Tài liệu về tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp thử sản phẩm

Giấy tờ khoa học chứng minh cho công dụng đặc biệt của sản phẩm

Giấy tờ, tài liệu nghiên cứu độ ổn định của sản phẩm

Tài liệu cam kết về công thức không chứa chất cấm đồng thời tuân thủ theo giới hạn hàm lượng các chất bị hạn chế theo công thức đã được công bố.

Thời gian thực hiện

Thời hạn thực hiện việc công bố cũng tùy thuộc vào sản phẩm đăng ký. Cụ thể:

Đối với sản phẩm phải đăng ký công bố và tự công bố, thời hạn thẩm định hồ sơ là  07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với đa số các sản phẩm thuộc đối tượng công bố này.

Riêng đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thời hạn là 21 ngày làm việc.

Lệ phí:

Lệ phí đối với công bố sản phẩm mỹ phẩm là: 500.000 đồng/sản phẩm mỹ phẩm (áp dụng cho cả sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu/trong nước).

Lệ phí cấp giấy đăng ký công bố hợp chuẩn, hợp quy: 150.000 VND/giấy đăng ký.

Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ công bố chất lượng sản phẩm là gì cũng như các trình tự thủ tục hồ sơ thực hiện công bố sản phẩm. Nếu còn bất cứ vướng mắc hay cần hỗ trợ tư vấn các vấn đề pháp lý, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài của chúng tôi để được giải đáp.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139