Dịch vụ công bố thực phẩm

dịch vụ công bố thực phẩm

Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, tất cả các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh tại Việt nam hoặc là đại diện công ty nước ngoài đưa thực phẩm lưu thông trên thị trường Việt Nam đều bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn chất lượng trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

Các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu thực phẩm chưa được công bố tiêu chuẩn chất lượng sẽ bị phạt 40-50 triệu (đối với cá nhân) và 80 -100 triệu (đối với tổ chức) theo khoản 4- Điều 20. Bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm được nội dung tư vấn của Luật Trần và Liên Danh liên quan đến dịch vụ công bố thực phẩm nhé!

Công bố thực phẩm là gì? Có bắt buộc không?

Công bố thực phẩm là việc làm cần thiết của các tổ chức, doanh nghiệp để các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu hay sản xuất trong nước được phép lưu hành trên thị trường toàn quốc. Nói cách khác, công bố thực phẩm chính là công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thực phẩm với cơ quan nhà nước để thực phẩm được phép lưu hành trên thị trường.

Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, tất cả các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh tại Việt nam hoặc là đại diện công ty nước ngoài đưa thực phẩm lưu thông trên thị trường Việt Nam đều bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn chất lượng trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu thực phẩm chưa được công bố tiêu chuẩn chất lượng sẽ bị phạt 40-50 triệu (đối với cá nhân) và 80 -100 triệu (đối với tổ chức) theo khoản 4- Điều 20 và Khoản 2- Điều 3.

Lý do cần phải công bố thực phẩm

Việc công bố chất lượng thực phẩm không những có tác dụng giúp cơ quan chức năng dễ dàng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng mà còn đem lại rất nhiều lợi ích cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Gây dựng uy tín, thương hiệu

Đối với một doanh nghiệp, việc tạo dựng uy tín, thương hiệu là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành hay bại trong kinh doanh. Công bố thực phẩm với cơ quan chức nhà nước chính là việc doanh nghiệp khẳng định cho người tiêu dùng thấy được các thực phẩm của mình đã đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của nhà nước. Khi đó các sản phẩm sẽ dễ dàng tiếp cận hơn với khách hàng, tạo được niềm tin, độ uy tín cao và dần dần khẳng định được thương hiệu, nhanh chóng có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Tạo lợi thế cạnh tranh

Theo tâm lý chung của người tiêu dùng thì chắc chắn những sản phẩm đã được công bố tiêu chuẩn chất lượng sẽ được ưu ái hơn so với sản phẩm chưa được công bố. Bởi các sản phẩm thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng. Vậy nên nếu kinh doanh thực phẩm đã được công bố sẽ tạo lợi thế trong cạnh tranh, nhanh chóng chiếm được lượng khách hàng lớn để vượt qua các đối thủ.

Góp phần đẩy cao hiệu quả kinh doanh

Khi đã có thương hiệu, có được sự quan tâm và tin tưởng từ phía khách hàng thì chắc chắn bạn sẽ có một lượng khách hàng lớn, doanh số bán hàng ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó khi công bố thực phẩm, chất lượng thực phẩm của doanh nghiệp ổn định và được cải tiến ngày càng tốt hơn đồng thời có kế hoạch tối ưu chi phí trong sản xuất.

Doanh số bán hàng tăng, tối ưu được chi phí thì chắc chắn doanh thu sẽ tăng lên rất nhiều, đem lại hiệu quả như mong muốn.

Đáp ứng được điều kiện kinh doanh, sản xuất thực phẩm theo đúng quy định của nhà nước

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thực phẩm trước khi lưu thông trên thị trường bắt buộc phải tiến hành công bố hoặc đăng ký công bố thì mới được phép lưu thông trên thị trường và đủ điều kiện làm thủ tục thông quan (đối với hàng nhập khẩu), điều này giúp doanh nghiệp thông quan nhanh chóng và tránh bị phạt khi cơ quan chức năng kiểm tra.

Khi nào cần đăng ký công bố chất lượng thực phẩm?

Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của luật An toàn thực phẩm, những sản phẩm thực phẩm cần được đăng ký công bố và chờ cơ quan chức năng cấp số trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường bao gồm:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Thực phẩm dinh dưỡng, dùng cho chế độ ăn đặc biệt, dùng riêng cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi.

Các loại phụ gia thực phẩm có công thức mới, không đúng đối tượng sử dụng theo quy định của Bộ y tế hoặc không có trong danh mục phụ gia được phép sử đụng trong thực phẩm.

Các loại thực phẩm còn lại không nêu ở trên thì làm hồ sơ tự công bố, chúng tôi sẽ hướng dẫn riêng về hồ sơ tự công bố thực phẩm.

dịch vụ công bố thực phẩm
dịch vụ công bố thực phẩm

Cần chuẩn bị những gì khi đăng ký công bố chất lượng thực phẩm?

Để công bố an toàn thực phẩm thành công, các tổ chức, cá nhân cần có sự chuẩn bị thật chu đáo, cẩn thận. Những việc cần làm trước khi thực hiện công bố như sau:

Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm

Kiểm nghiệm sản phẩm là việc các tổ chức, cá nhân đem mẫu sản phẩm cần công bố đến các phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước để phân tích, kiểm tra về chất lượng sản phẩm.

Việc kiểm nghiệm sản phẩm giúp kiểm tra được chính xác các chất có trong sản phẩm và tỷ lệ của chúng, trong đó có chứa các chất cấm hay không, một số chất đặc biệt có vượt quá tỷ lệ cho phép theo quy định của Bộ y tế hay không.

Sau khi đưa sản phẩm đi kiểm nghiệm, phòng kiểm nghiệm sẽ trả lại giấy phân tích chi tiết để quý khách gửi lên có quan nhà nước có thẩm quyền công bố an toàn thực phẩm cùng với bộ hồ sơ công bố.

Nhưng cần lưu ý, phiếu kiểm nghiệm này chỉ có hiệu lực trong vòng 12 tháng kể từ ngày kiểm nghiệm đến thời điểm nộp hồ sơ công bố, nếu quá 12 tháng thì cần thực hiện kiểm nghiệm lại.

Để tránh việc doanh nghiệp, tổ chức kiểm nghiệm thiếu chỉ tiêu hoặc sai chỉ tiêu so với tiêu chuẩn, quy chuẩn của sản phẩm và bị phạt từ 20-30 triệu đồng/1 sản phẩm (đối với cá nhân) và 40-60 triệu/1 sản phẩm đối với tổ chức (Theo khoản K2- Điều 20 và Khoản 2- Điều 3 của NĐ 115/2018/NĐ-CP) thì Khách Hàng nên liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ dịch vụ kiểm nghiệm (chỉ thanh toán tiền cho phòng kiểm nghiệm, không mất phí dịch vụ chuyển mẫu kiểm nghiệm).

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký công bố chất lượng thực phẩm

Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và một số văn bản pháp luật có liên quan khác, thành phần hồ sơ để gửi lên cơ quan nhà nước xin cấp giấy xác nhận công bố an toàn thực phẩm bao gồm:

Bản công bố thực phẩm (theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP) – Luật Trần và Liên Danh soạn thảo cho khách hàng

Giấy chứng nhận an toàn sức khỏe (Health Certificate) hoặc Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Freesale)- Áp dụng riêng cho thực phẩm nhập khẩu

Tài liệu khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm được Bộ y tế chấp thuận (Luật Trần và Liên Danh chuẩn bị cho khách hàng nếu khách hàng đồng ý với công dụng của sản phẩm do chúng tôi đưa ra, nếu khách hàng không đồng ý với công dụng do Luật Trần và Liên Danh tìm được từ tài liệu chứng minh thì khách hàng cung cấp thêm tài liệu chứng minh phù hợp nếu muốn xin công dụng khác.

Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất GMP

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Phiếu kết quả kiểm định

Bản dịch các tài liệu từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (Luật Trần và Liên Danh hỗ trợ dịch thuật tài liệu nước ngoài cho Khách Hàng đối với hồ sơ nhập khẩu)

Một số quy định trong luật công bố thực phẩm

Đối tượng cần thực hiện công bố thực phẩm

Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức kinh doanh, sản xuất thực phẩm đã có giấy phép kinh doanh tại Việt Nam.

Đại diện của các công ty nước ngoài đưa thực phẩm vào lưu thông trong thị trường Việt Nam.

Sản phẩm cần được đăng ký công bố thực phẩm.

Trong nghị định số 15/2018/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành có nêu rõ những nhóm thực phẩm cần được đăng ký công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm với cơ quan chức năng nhà nước trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ bao gồm:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Thực phẩm nằm trong danh sách chế độ ăn đặc biệt.

Thực phẩm dinh dưỡng y học.

Sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ dưới 36 tháng tuổi.

Các chất phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới hay chất phụ gia không nằm trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng với đối tượng mà Bộ y tế đã quy định.

Thực phẩm được phép tự công bố

Ngoài những nhóm thực phẩm bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn chất lượng kể trên, một số nhóm thực phẩm sẽ được phép tự công bố, tức là doanh nghiệp tự do công bố với cơ quan có thẩm quyền mà không có sự bắt buộc của nhà nước. Cụ thể như:

Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

Dụng cụ chứa, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Có thể nhiều cá nhân, doanh nghiệp thắc mắc là hồ sơ tự công bố thực phẩm có đơn giản không? có tự làm được không? Nếu bạn là người thực sự có chuyên môn về thực phẩm và có nghiên cứu rất kỹ về các văn bản pháp luật thì hãy tự làm hồ sơ công bố thực phẩm. Nếu tự làm thì bạn nên lưu ý để tránh các lỗi thường mắc phải như sau:

Bảng trên là mức phạt áp dụng cho cá nhân còn đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì mức phạt gấp đôi so với cá nhân (theo Khoản 2- Điều 3- Nghị định 115/2018/ NĐ-CP), ví dụ phân nhầm nhóm tự công bố với phải đăng ký công bố sẽ bị phạt từ 80-100 triệu/ đồng.

Doanh nghiệp tự công bố sản phẩm cần gì?

Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:

– Bản tự công bố sản phẩm theo (Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15; tại đây).

– Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025.

– Nhãn sản phẩm.

-Bản thông tin chi tiết về sản phẩm (nếu trên nhãn chưa đủ thông tin – đối với sản phẩm nhập khẩu).

– Bản dịch công chứng đối với tài liệu có tiếng nước ngoài (đối với sản phẩm nhập khẩu).

Việc tự công bố sản phẩm được thực hiện theo trình tự như sau

Doanh nghiệp, các nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của doanh nghiệp, cá nhân và nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định;

Ngay sau khi tự công bố, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;

Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 2 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất 1 sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.

Ghi chú:

Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng Tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng và phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.

Trường hợp có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

Nếu bạn chưa yên tâm là mình làm đúng hoặc muốn giành thời gian cho công việc chuyên môn thì hãy liên hệ với Công ty TNHH Luật Trần và Liên Danh qua Hotline để được tư vấn và soạn hồ sơ công bố chính xác, nhanh chóng. Đặc biệt chúng tôi thực hiện chính sách đồng hành cung khách hàng khi cơ quan chức năng hậu kiểm nên khách hàng hoàn toàn yên tâm khi giao hồ sơ công bố cho Luật Trần và Liên Danh thực hiện.

Luật Trần và Liên Danh cung cấp dịch vụ công bố thực phẩm tại Việt Nam, Hiện nay chúng tôi cung cấp dịch vụ này trên hầu hết các tỉnh thành trong cả Nước, hoàn tất hồ sơ, thủ tục công bố thực phẩm, đại diện khách hàng nộp hồ sơ công bố thực phẩm cho cơ quan nhà Nước, vì thế khách hàng sẽ không phải mất thời gian làm thủ tục hành chính để tập trung vào chuyên môn của mình sẽ mang lại hiệu quả và năng suất lao động cao hơn.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139