Các nước g7

cac nuoc g7

Nhóm G7 là diễn đàn của 7 quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới. Bài viết phân tích cụ thể về sự hình thành, phát triển của tổ chức nhóm các nước g7.

Khái niệm nhóm các nước G7

Nhóm G7 trong tiếng Anh là Group of Seven, viết tắt là G7 hoặc G-7.

Nhóm G7 là diễn đàn của 7 quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới, bao gồm Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Mỹ, Anh và Canada, các nhà lãnh đạo chính phủ những nước này gặp gỡ nhau hàng năm để bàn về kinh tế quốc tế và các vấn đề tiền tệ.

Chức chủ tịch của nhóm G7 được các quốc gia thành viên lần lượt nắm giữ. Liên minh châu Âu đôi khi được coi là thành viên thứ tám của nhóm G7, vì nó có đầy đủ mọi quyền và trách nhiệm của thành viên nhóm G7, ngoại trừ việc chủ trì hoặc tổ chức các cuộc họp.

Sự hình thành và phát triển của nhóm G7

Do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đã đẩy nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, các nước tư bản phát triển hàng đầu tìm mọi cách phối hợp nhằm đối phó với những tác động rất lớn và cố gắng nhanh chóng thoát khỏi cuộc khủng hoảng đồng thời để đối phó với các nước OPEC. Trên thực tế, vai trò và nội dung hoạt động của nhóm G7 ngày càng vượt ra khỏi khuôn khổ này và trở thành nhóm nước có vai trò quyết định trong các vấn đề quốc tế, trước hết là các vấn đề kinh tế, thương mại chung của thế giới.

Tháng 11.1975, Hội nghị cấp cao đầu tiên của các nước tư bản phát triển được tổ chức tại Rambonillar (Pháp). Tham gia Hội nghị này gồm Thủ tướng hoặc Tổng thống 6 nước là Anh, Pháp, Cộng hoà liên bang Đức, Italia, Mĩ và Nhật Bản. Sau đó, tháng 6.1976, cuộc họp thứ hai được tiến hành tại MI, ngoài 6 nước trên có thêm Canađa. Từ đây, nhóm G7 được hình thành và đi vào hoạt động.

Được thành lập từ năm 1976, G7 hiện là một trong những tổ chức “có giá” nhất hành tinh; nó là nơi các bộ trưởng tài chính của những quốc gia có nền kinh tế phát triển hội đàm cũng nhau mỗi năm vài lần.

Ban đầu nhóm này chỉ có 6 quốc gia là: Pháp, Đức, Ý, Nhật, Anh và Hoa Kỳ; tới năm 1976 có thêm Canada ra nhập và được đổi tên thành G7.

Hàng năm, Hội nghị cấp nguyên thủ của G7 được triệu tập để bàn thảo, trao đổi, cung cấp thông tin về chính sách kinh tế chung của các quốc gia trong nhóm đồng thời cũng có quan tâm tới sự phát triển của kinh tế chung toàn cầu. Hội nghị thượng đỉnh của G7 (đã trở thành -thường kì) là hình thức phối hợp chính sách tác động vào đời sống kinh tế quốc tế. Trong những năm gần đây, Liên bang Nga thường được mời tham gia hội nghị hàng năm của nhóm G7 và thành hội nghị G7 + 1. Một, hai năm gần đây, đã có cách gọi chính thức hội nghị G8.

Lần đầu tiên nhóm họp G7 là vào ngày 11 tháng 4 năm 2008 tại Washington D.C – Mỹ. Lần thứ hai bàn về cuộc khủng hoảng kinh tế trong giai đoạn 2007-2008 vào ngày 10 tháng 10 cũng tại Washington.

G7 khác G8. Cụ thể G8 là tập hợp cấp thượng đỉnh của bảy nước thuộc nhóm G7 kể trên cộng với Nga. Bản chất của nhóm họp G7 là thảo luận các vấn đề kinh tế với sự tham gia của các bộ trưởng còn G8 chủ yếu cân nhắc các vấn đề chính trị với sự góp mặt tham gia của các nguyên thủ quốc gia.

Hiện tại Việt Nam mới chỉ là thành viên của APEC, Asean, TTP, WTO và một số tổ chức khác, chúng ta đang phấn đấu để trở thành thành viên G20 (nhóm các nước đang phát triển). Nhìn chung APEC không liên quan gì tới G7, tuy nhiên khi xét trên bình diện kinh tế nó cũng có những nét đặc trưng riêng cho nhóm các quốc gia khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam.

Vai trò của nhóm G7

Mục đích chính của nhóm G7 là thảo luận, và đôi khi là phối hợp hành động với nhau để giúp giải quyết các vấn đề toàn cầu, đặc biệt là các vấn đề kinh tế. Nhóm G7 đã thảo luận về các cuộc khủng hoảng tài chính, hệ thống tiền tệ và các cuộc khủng hoảng lớn trên thế giới, như khủng hoảng thiếu dầu mỏ.

Nhóm G7 cũng đưa ra các hành động để giải quyết các vấn đề và các cuộc khủng hoảng khi có cơ hội để thực hiện các hành động chung. Đôi khi nhóm này cũng nỗ lực để giảm nợ cho các quốc gia đang phát triển.

Năm 1996, cùng với Ngân hàng Thế giới, nhóm G7 đã thực hiện hành động để giúp đỡ cho 42 quốc gia nghèo mắc nợ (HIPC), cùng với Chương trình xóa nợ đa phương (MDRI), một cam kết năm 2005 để xóa nợ của Hiệp hội Phát triển Quốc tế của các quốc gia đã hoàn thành chương trình MDRI.

Vào năm 1997, nhóm G7 đã cung cấp 300 triệu USD để xây dựng công trình ngăn chặn lò phản ứng hạt nhân tan vỡ tại Chernobyl. Năm 1999, nhóm G7 quyết định tham gia trực tiếp hơn vào việc “quản lý hệ thống tiền tệ quốc tế” bằng cách tạo ra Diễn đàn ổn định tài chính của các cơ quan tài chính quốc gia lớn như bộ tài chính, ngân hàng trung ương và các cơ quan tài chính quốc tế.

Mở rộng thành nhóm G8

Nhóm G7 đã có động thái phản ứng trước sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, bao gồm cả khi Liên Xô cam kết tạo ra một nền kinh tế với thị trường tự do hơn và tổ chức cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp đầu tiên vào năm 1991.

Sau cuộc họp nhóm G7 năm 1994 tại Naples, Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã tổ chức các cuộc họp với các quốc gia thành viên nhóm G7. Năm 1998, sau sự thúc giục từ lãnh đạo các quốc gia bao gồm Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Nga đã được thêm vào nhóm G7 với tư cách là thành viên chính thức, chính thức tạo ra nhóm G8.

Tuy nhiên, vào năm 2014, Nga đã bị loại khỏi nhóm G7 sau khi sáp nhập Crimea dẫn đến căng thẳng ở Ukraine. Hiện giờ Nga vẫn đang nằm ngoài nhóm G7, bất chấp lời kêu gọi năm 2018 của Tổng thống Donald Trump để đưa Nga quay trở lại nhóm này.

G7 và một tương lai đầy thách thức

Hội nghị thường niên G7 vẫn được xem là cơ hội để các nhà lãnh đạo và các nhà hoạch định chính sách của các quốc gia thành viên và khách mời cùng nhau tìm kiếm đồng thuận nhằm ứng phó với những thách thức chung toàn cầu, đưa ra các cam kết cho những mục tiêu cụ thể. Song, từ năm 2017 tới nay, thế giới đã chứng kiến những kỳ hội nghị G7 căng thẳng và bất hòa.

Hội nghị thượng đỉnh năm 2017 tại Italy bị đánh giá là “u ám” bởi những tranh cãi liên quan tới việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Hội nghị năm 2018 tại Canada cũng bị giới phân tích coi như “thất bại”, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump từ chối ký tuyên bố chung do những bất đồng liên quan đến việc Washington áp thuế cao đối với các sản phẩm thép và nhôm của EU và Canada xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

“Có những khác biệt về quan điểm không thể hòa giải” là những gì được nhắc tới về quan hệ giữa Mỹ và các thành viên G7 còn lại thời gian gần đây. Trong khi đó, những căng thẳng thương mại quốc tế không hề dịu đi trong thời gian qua, mà thậm chí còn leo thang và biến thành “chiến tranh”, đặc biệt tranh cãi thương mại căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang khiến châu Âu hứng chịu những hậu quả đầu tiên, đồng thời “bóng ma” suy thoái kinh tế toàn cầu đang hiện hữu. Sự chững lại trong hoạt động kinh tế toàn cầu thời gian qua đã gây tổn hại lớn.

Sau loạt biện pháp leo thang trả đũa về thuế quan giữa Bắc Kinh và Washington, các tổ chức tín dụng quốc tế lớn đang xem xét lại dự báo tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng Thế giới (WB) đã giảm mức dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2019 từ 2,9% xuống 2,6%, và của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) từ 1,6% xuống 1,2%.

Tác động kinh tế đối với Eurozone chắc chắn sẽ còn nặng nề hơn nữa khi nguy cơ Anh rời khỏi EU không có thỏa thuận vào ngày 31-10 đang trở nên rõ rệt, sau khi tân Thủ tướng Anh Boris Johnson tỏ ra dứt khoát “chia tay” với EU dù có hay không có thỏa thuận, mà cũng không giấu tham vọng hướng tới một hiệp định thương mại riêng rộng hơn với Mỹ.

Song song với Brexit, tương lai của EU cũng đang là mối bận tâm lớn. Một mối lo nữa cũng tới từ châu Âu là việc chính trường Italy lâm vào khủng hoảng với sụp đổ của liên minh cầm quyền sau 14 tháng thành lập, khi mà “cuộc đối đầu” giữa nước này và Pháp liên quan chủ đề tiếp nhận người di cư càng khoét sâu những bất động trong EU.

Bên cạnh cuộc thương chiến với Trung Quốc, Mỹ và Pháp cũng đang có dấu hiệu bị cuốn vào “cuộc chiến thương mại” sau quyết định của Paris áp thuế 3% với hàng công nghệ kỹ thuật số, tác động tới các tập đoàn lớn của Mỹ. Nhật Bản vướng vào tranh cãi thương mại với Hàn Quốc, làm lung lay liên minh giữa hai quốc gia Đông Bắc Á này với Mỹ.

cac nuoc g7
các nước g7

Chưa hết, các nước hiện phải đối mặt với “nỗi sợ hãi” của thời hiện đại: sợ biến đổi khí hậu, sợ công nghệ, sợ di cư. Cuộc chiến chống bất bình đẳng được tăng cường ở cấp độ quốc tế, thông qua việc xây dựng quan hệ đối tác mới với châu Phi và nhất là tại khu vực Sahel, nơi tập trung hầu hết thách thức của “lục địa Đen”.

Những hiện tượng đương đại này vượt xa khuôn khổ quốc gia và đòi hỏi các phương thức hợp tác mới hiệu quả hơn nhưng cũng đầy thách thức hơn. Và bao trùm lên tất cả vẫn là bất đồng giữa chính quyền của Tổng thống Donald Trump với các thành viên còn lại của G7 trong hàng loạt vấn đề quan trọng như thương mại và môi trường.

Những diễn biến trên đang tạo sức ép đối với các nhà lãnh đạo G7, nhất là năm nay, G7 đưa ra mục tiêu tham vọng: tiếp tục đóng vai trò quyết định trong 3 lĩnh vực lớn, bao gồm bảo vệ khí hậu và đa dạng sinh học, với trọng tâm là tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường và thay đổi phương thức sản xuất, tiêu thụ hàng hóa; hành động vì hòa bình, chống lại các mối đe dọa an ninh và khủng bố, bằng cách cải thiện cách thức phản ứng đối với khủng hoảng và xung đột gây bất ổn xã hội; bảo vệ dân chủ, chú trọng việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo phục vụ quyền và lợi ích của con người.

Riêng với nước chủ nhà Pháp, nội dung ưu tiên chính trong năm Chủ tịch G7 là chống bất bình đẳng, bởi Paris cho rằng, thế giới vẫn còn “bất bình đẳng một cách không thể chấp nhận được” và hy vọng G7 sẽ tìm ra hướng giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề này.

Theo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, mâu thuẫn, bất đồng nảy sinh từ sự bất bình đẳng. Trong bối cảnh đó, tại hội nghị G7, Pháp tập trung tìm kiếm các giải pháp đối với tình trạng bất bình đẳng, đặc biệt là thúc đẩy bình đẳng giới, tiếp cận giáo dục và dịch vụ y tế chất lượng; thúc đẩy giảm bất bình đẳng môi trường bằng việc tài trợ cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và cho chuyển đổi sinh thái đúng đắn; thúc đẩy các chính sách thương mại, thuế và phát triển công bằng hơn trong lĩnh vực kỹ thuật số…

Tuy nhiên, bất chấp nội dung tham vọng trên, Tổng thống Emmanuel Macron quyết định không chuẩn bị trước dự thảo tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh G7, một phần bởi những diễn biến bất lợi trước thềm hội nghị. Điều này góp phần phản ánh rõ thêm sự rạn nứt sâu sắc giữa nguyên thủ các nước công nghiệp lớn nhất thế giới.

Ngoài ra, nếu còn vấn đề vướng mắc hoặc băn khoăn về những nội dung các nước g7 hoặc các nội dung khác liên quan tới giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Toà án, Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến để được giải đáp thêm.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139