Luật bảo hiểm thất nghiệp 2019

luật bảo hiểm thất nghiệp 2019

Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sử dụng nhân lực của xã hội. Bảo hiểm thất nghiệp được xem là phao cứu sinh giải quyết không ít khó khăn cho người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) khi họ gặp những tình huống khó khăn. BHTN là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm, hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề duy trì việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ BHTN. Những điểm mới chủ yếu của luật bảo hiểm thất nghiệp 2019 bao gồm những nội dung sau:

Về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

NLĐ tham gia BHTN: là công dân Việt Nam giao kết các loại hợp đồng lao động (HĐLĐ), hợp đồng làm việc (HĐLV) sau đây với NSDLĐ: HĐLĐ không xác định thời hạn; HĐLĐ xác định thời hạn (từ 12 tháng đến 36 tháng); HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng; HĐLV không xác định thời hạn; HĐLV xác định thời hạn (từ 12 tháng đến 36 tháng).

Những người đang hưởng lương hưu hàng tháng, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng, giúp việc gia đình có giao kết HĐLĐ/HĐLV thuộc các loại HĐLĐ/HĐLV nêu trên với NSDLĐ nêu trên thì không thuộc đối tượng tham gia BHTN.
NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày (ngày làm việc) trở lên trong tháng không hưởng tiền lương, tiền công tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp BHXH; NLĐ tạm hoãn thực hiện HĐLĐ hoặc HĐLV đã giao kết theo quy định của pháp luật thì thời gian này NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHTN (những đối tượng nêu trên sau đây gọi chung là NLĐ).
NSDLĐ tham gia BHTN bao gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư; Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã; Hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLV hoặc HĐLĐ.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác (những đối tượng nêu trên sau đây gọi chung là NSDLĐ).

Về hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Hồ sơ đối với NLĐ tham gia BHTN. Đối với NLĐ tham gia lần đầu hoặc từ đơn vị khác chuyển đến thì tờ khai cung cấp thông tin của NLĐ tham gia BHTN (mẫu số TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH  [1]); Đối với NLĐ đang tham gia BHTN ngừng việc, chuyển công tác, nghỉ hưởng chế độ BHTN, hồ sơ gồm có: bản sao quyết định chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thuyên chuyển, nghỉ việc hưởng chế độ hoặc HĐLĐ, HĐLV vừa hết thời hạn; đối với NLĐ điều chỉnh tiền lương, tiền công, phụ cấp lương làm căn cứ đóng BHTN; chức vụ, chức danh nghề, điều kiện công việc, nơi làm việc hồ sơ gồm có: bản sao quyết định về tiền lương hoặc HĐLĐ, HĐLV tương ứng thời gian đề nghị điều chỉnh.
Hồ sơ đối với NSDLĐ tham gia BHTN. 

Đối với NSDLĐ tham gia BHTN lần đầu, hồ sơ bao gồm: tờ khai cung cấp thông tin đơn vị tham gia BHTN; danh sách lao động tham gia BHTN do NSDLĐ lập. (Chú ý đối với đơn vị đăng ký đóng BHTN hằng quý, 6 tháng một lần thì phải kèm theo: Phương án sản xuất, kinh doanh của đơn vị; Phương thức trả lương cho NLĐ); Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép hoạt động; Thời hạn nộp hồ sơ: trong thời hạn 30 ngày (tỉnh theo ngày làm việc) kể từ ngày giao kết HĐLĐ, HĐLV với NLĐ, NSDLĐ phải nộp hồ sơ tham gia BHTN cho tổ chức BHXH (thủ tục nộp và nhận hồ sơ tham gia BHTN do BHXHVN hướng dẫn). 

Đối với NSDLĐ đang tham gia BHTN có thay đổi, trường hợp tăng lao động: lập 01 bản Danh sách lao động đóng BHTN (mẫu số D02-TS ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH); Trường hợp giảm lao động hoặc điều chỉnh tiền lương của NLĐ: lập văn bản đề nghị (mẫu số TK3-TS ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH); 01 bản Danh sách lao động điều chỉnh đóng BHTN (mẫu số D02-TS ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH); 

Trường hợp đơn vị thay đổi pháp nhân, chuyển quyền sở hữu, sáp nhập: lập văn bản đề nghị (mẫu so TK3-TS ban hành kèm theo Quyết định s 595/QĐ-BHXH); bản sao Quyết định hoặc văn bản về việc thay đổi pháp nhân, chuyển quyền sở hữu, sáp nhập; 01 bản Danh sách lao động điều chỉnh đóng BHTN (mẫu số D02-TS ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH);

Trường hợp đơn vị bị giải thể, phá sản, di chuyển khỏi địa bàn: lập văn bản đề nghị (mẫu so TK3-TS ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH); bản sao Quyết định hoặc văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động; 01 bản Danh sách lao động điều chỉnh đóng BHTN (mẫu số D02-TS ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH).
Các trường hợp trên phải kèm theo sổ BHXH và hồ sơ có liên quan của NLĐ, nếu đảm bảo đầy đủ, hợp lệ được lập từ ngày 15 trở về trước và nộp cho cơ quan BHXH trực tiếp quản lý trước ngày 20 thì thực hiện điều chỉnh trong tháng; trường hợp lập từ ngày 16 trở đi thì thực hiện điều chỉnh từ ngày 01 của tháng kế tiếp.

Về mức đóng và căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp

Mức đóng BHTN: NLĐ đóng bằng 1% tiền lương tháng; NSDLĐ đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những NLĐ đang tham gia BHTN; Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng BHTN của những NLĐ đang tham gia BHTN và do ngân sách Trung ương đảm bảo.

Căn cứ đóng BHTN: NLĐ thuộc đối tượng thực hiện theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN là tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu cỏ). Tiền lương này tính trên cơ sở mức tiền lương cơ sở do Nhà nước quy định tại thời điểm đóng và bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.

NLĐ hưởng mức tiền lương, tiền công tháng theo quy định nêu trên mà cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng (theo Nghị định số 47/2017/NĐ- CP ngày 24/4/2017 của Chỉnh phủ, từ ngày 01/7/2017 mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng/tháng; tiền lương tháng đỏng BHTN tối đa là 26.000.000 đồng/tháng [2]). Khi mức lương cơ sở được điều chỉnh thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN sẽ thay đổi theo quy định trên.

NLĐ đóng BHTN theo chế độ tiền lương, tiền công do người NSDLĐ quyết định: Từ 01/01/2016, tiền lương tháng đóng BHTN là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động; Từ 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHTN là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động, BHXH. 

Tiền lương, tiền công nêu trên không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định tại thời điểm đóng.
NLĐ hưởng mức lương, tiền công theo quy định nêu trên mà cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng (theo Nghị định số 141/2017/NĐ- CP ngày 07/12/2017 của Chính phủ [3]). Quy định mức lương tối thiểu vùng (từ 01/01/2018) áp dụng đối với doanh nghiệp như sau: Vùng I: 3.980.000 đồng/tháng; Mức tham gia BHTN tối đa bằng 79.600.000 đồng/tháng; Vùng II: 3.530.000 đồng/tháng; Mức tham gia BHTN tối đa bằng 70.600.000 đồng/tháng; Vùng III: 3.090.000 đồng/tháng; Mức tham gia BHTN tối đa bằng 61.800.000 đồng/tháng; Vùng IV: 2.760.000 đồng/tháng; Mức tham gia BHTN tối đa bằng 55.200.000 đồng/tháng.
Phương thức đóng BHTN: Hằng tháng, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng, NSDLĐ đóng số tiền bàng 1% quỹ tiền lương, tiền công của những người tham gia BHTN và trích 1% tiền lương, tiền công của từng NLĐ để đóng cùng một lúc với BHXH và BHYT vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH trực tiếp quản lý mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị đóng trụ sở; NSDLĐ là doanh nghiệp sản xuất (nuôi, cấy, trồng trọt…) thuộc ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện trả tiền lương, tiền công cho NLĐ theo mùa vụ hoặc theo chu kỳ sản xuất mà đang đóng BHXH bắt buộc theo định kỳ (03 tháng hoặc 06 thảng một lần) thì đóng BHTN theo định kỳ đó; NSDLĐ đang đóng BHXH bắt buộc ở địa bàn nào thì đóng BHTN tại địa bàn đó, chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHTN tại địa bàn đó.

 luật bảo hiểm thất nghiệp 2019
luật bảo hiểm thất nghiệp 2019

Riêng NLĐ thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, chuyển tiền đóng BHTN hằng tháng cùng với tiền đóng BHXH và BHYT bắt buộc vào tài khoản chuyên thu của BHXH Việt Nam mở tại Kho bạc Nhà nước Trung ương;

Việc đóng BHTN thực hiện bằng hình thức chuyển khoản. Trường hợp NSDLĐ đóng bằng tiền mặt, cơ quan BHXH hướng dẫn thủ tục để NSDLĐ nộp tiền vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH. Nếu trực tiếp nộp tiền mặt cho cơ quan BHXH thì chậm nhất sau 3 ngày làm việc, cơ quan BHXH phải nộp tiền vào tài khoản chuyên thu mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước. 

Ngân sách nhà nước hỗ trợ Quỹ BHTN theo nguyên tắc bảo đảm duy trì số dư quỹ hằng năm bằng 02 lần tổng các khoản chi các chế độ BHTN và chi phí quản lý BHTN của năm trước liền kề nhưng mức hỗ trợ tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng đóng BHTN của những NLĐ đang tham gia BHTN.

Khi thực hiện HĐLĐ, cần lưu ý các vấn đề sau đây: 1) Trường hợp NLĐ giao kết và đang thực hiện nhiều HĐLĐ thì NLĐ và NSDLĐ của HĐLĐ giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia BHTN; 2) Trường hợp NLĐ giao kết nhiều HĐLĐ và đang tham gia BHTN theo HĐLĐ giao kết có hiệu lực đầu tiên mà khi chấm dứt hoặc thay đổi hợp đồng dẫn đến NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHTN thì NLĐ và NSDLĐ thuộc đối tượng tham gia BHTN của HĐLĐ giao kết có hiệu lực kế tiếp có trách nhiệm tham gia BHTN; 3) Trường hợp được cử đi học, thực tập, công tác, nghiên cứu, điều dưỡng ở trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương, tiền công tại đơn vị thì NLĐ và đơn vị vẫn phải đóng BHTN theo mức tiền lương, tiền công trước khi đi.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về một số điểm mới luật bảo hiểm thất nghiệp 2019 Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139