Các đương sự trong vụ án hành chính có quyền

các đương sự trong vụ án hành chính có quyền

Hiện nay, với sự phát triển của xã hội thì các vụ việc cần được Toà án giải quyết hay các tranh chấp xảy ra ngày càng nhiều. Các đương sự trong tố tụng hành chính là những người tham gia tố tụng để nhằm mục đích chính là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Một số trường hợp các chủ thể không có quyền hay lợi ích liên quan nhưng lại tham gia tố tụng để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước… Những người tham gia tố tụng như vậy gọi là đương sự. Vậy, đương sự trong vụ án hành chính gồm những ai? Và họ có quyền và nghĩa vụ như thế nào khi cùng tham gia tố tụng tại phiên tòa trong một vụ án hành chính? Bài viết dưới đây Luật Trần và Liên Danh sẽ giúp người đọc tìm hiểu về các đương sự trong vụ án hành chính có quyền.

Các quy định của pháp luật về xác định tư cách đương sự:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân được xác định là cơ quan tiến hành tố tụng.

Bên cạnh đó, những người tiến hành tố tụng hành chính sẽ bao gồm: Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên. Trong số đó, Viện kiểm sát nhân dân sẽ có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính, nhằm mục đích để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hành chính được kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật. Hiện nay, vấn đề đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật tố tụng hành chính nói chung và xác định tư cách đương sự trong vụ án hành chính nói riêng là hết sức quan trọng, nhằm mục đích để đảm bảo việc giải quyết vụ án hành chính đạt hiệu quả cao nhất và đem lại những lợi ích tốt nhất cho các đương sự..

Trên thực tế, việc xác định tư cách đương sự của các cơ quan tiến hành tố tụng địa phương trong quá trình giải quyết các vụ án hành chính còn tùy tiện, các cơ quan có thẩm quyền đã không đảm bảo việc tuân thủ các quy định của pháp luật về tố tụng hành chính trong việc xác định tư cách đương sự, điều đó được thể hiện trong các văn bản, quyết định tố tụng của Viện kiểm sát. Việc này đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính thống nhất khi áp dụng các quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ án hành chính.

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật tố tụng hành chính 2015 thì đương sự trong vụ án hành chính bao gồm các chủ thể sau đây:

Đương sự bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Trong đó:

– Người khởi kiện được quy định là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân (sau đây gọi chung là danh sách cử tri).

– Người bị kiện được quy định là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện.

– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được quy định là cơ quan, tổ chức, cá nhân tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án hành chính có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ tự mình hoặc đương sự khác đề nghị và được Tòa án nhân dân (sau đây gọi là Tòa án) chấp nhận hoặc được Tòa án đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Hiện nay, trong các quy định của Luật tố tụng hành chính cũng như các văn bản liên quan, đều quy định thống nhất trong việc xác định tư cách đương sự trong tố tụng hành chính bao gồm: người khởi kiện, người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dù chủ thể đó là cá nhân, cơ quan, hay tổ chức.

Cần lưu ý rằng các đương sự là người khởi kiện, người bị kiện và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khi tham gia phiên tòa họ đều có nghĩa vụ ngang nhau.

các đương sự trong vụ án hành chính có quyền
các đương sự trong vụ án hành chính có quyền

Quyền và nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng hành chính:

Theo Điều 55 Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định về quyền, nghĩa vụ của đương sự thì các đương sự trong tố tụng hành chính sẽ có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng, bao gồm:

– Đương sự có quyền, nghĩa vụ tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa.

– Đương sự có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật.

– Đương sự có quyền giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu.

– Đương sự có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án nếu có thay đổi địa chỉ, nơi cư trú, trụ sở thì phải thông báo kịp thời cho đương sự khác và Tòa án.

– Đương sự có nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

– Đương sự có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình để giao nộp cho Tòa án.

– Đương sự có quyền đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ án mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án buộc bên đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang lưu giữ, quản lý; đề nghị Tòa án ra quyết định buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý chứng cứ cung cấp chứng cứ; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản.

– Đương sự có quyền được biết, ghi chép và sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật tố tụng hành chính năm 2015.

– Đương sự có nghĩa vụ nộp bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ cho Tòa án để Tòa án gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác, trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật tố tụng hành chính năm 2015.

– Đương sự có quyền đề nghị Tòa án quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

– Đương sự có quyền đề nghị Tòa án tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, đối thoại và tham gia phiên họp trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án.

– Đương sự sẽ nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.

– Đương sự có quyền tự bảo vệ, nhờ luật sư hoặc người khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình.

– Đương sự có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng.

– Đương sự có quyền tham gia phiên tòa, phiên họp.

– Đương sự phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án.

– Đương sự có quyền đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng.

– Đương sự có quyền đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

– Đương sự có quyền đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi với người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng.

– Đương sự có quyền và nghĩa vụ tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng.

– Đương sự có quyền được cấp trích lục bản án, quyết định của Tòa án.

– Đương sự có quyền kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án.

– Đương sự có quyền đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

– Đương sự phải chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

– Đương sự trong tố tụng hành chính có nghĩa vụ sử dụng quyền của đương sự một cách thiện chí, không được lạm dụng để gây cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án, đương sự khác.

– Đương sự trong tố tụng hành chính còn có quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Tại Điều 56 Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định về quyền, nghĩa vụ của người khởi kiện có nội dung như sau:

“Người khởi kiện có các quyền, nghĩa vụ sau đây:

Các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 55 của Luật này;

Thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện.”

Ta nhận thấy, theo quy định tại Điều 55, và Điều 56 của Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định thì đương sự trong tố tụng hành chính sẽ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng tại vụ án hành chính tại phiên tòa. Theo Điều 56 của Luật tố tụng hành chính năm 2015 cũng quy định quyền và nghĩa vụ của người khởi kiện ngoài 26 khoản quy định tại Điều 55 thì các chủ thể là người khởi kiện còn có quyền bổ sung, thay đổi, rút một phần, hoặc rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện trong trường hợp thời hiệu khởi kiện vẫn còn.

Khi các cá nhân hay tổ chức tham gia phiên tòa tại Tòa án đương sự sẽ cần phải nắm rõ quyền và nghĩa vụ của mình, cũng như sẽ có trách nhiệm tuân thủ đúng các quy định, nội quy của phiên tòa. Nếu trong trường hợp các đương sự vi phạm các quy định, nội quy cũng như không biết hoặc bỏ qua các quyền của mình, thì đương sự sẽ bị mất quyền khi tham gia tố tụng hành chính theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình các đương sự cần tìm hiểu rõ quy định của pháp luật về quyền cũng như nghĩa vụ của mình trong quá trình tố tụng hành chính tại cơ quan Toà án có thẩm quyền.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về các đương sự trong vụ án hành chính có quyền. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139