Các cơ quan ngang bộ? cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2016 bao gồm 18 Bộ, 4 cơ quan ngang bộ, ngoài ra còn có 8 cơ quan thuộc Chính phủ. Danh sách các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và người đứng đầu hiện nay sẽ có trong bài viết của Luật Trần và Liên Danh dưới đây.
Cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2026
Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV đã thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Theo đó, về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2026, cơ bản giữ ổn định như khóa XIV, nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ với vị trí là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, cơ quan chấp hành của Quốc hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, quản lý thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.
470/470 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 30/2021/QH15 về cơ cấu tổ chức của chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15, với 22 cơ quan, gồm 18 Bộ và 4 cơ quan ngang Bộ.
Bao gồm 18 Bộ thuộc Chính phủ: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Ngoại giao; Bộ Nội vụ; Bộ Tư pháp; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Công thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Xây dựng; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế. Các cơ quan ngang bộ gồm: Ủy ban Dân tộc; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ; Văn phòng Chính phủ.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 quy định như sau:
– Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
Theo đó, Chính phủ gồm có:
+ Thủ tướng Chính phủ: Là người đứng đầu Chính phủ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội theo đề cử của Chủ tịch nước.
+ Các Phó Thủ tướng: giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công. Thông thường sẽ có 4 Phó Thủ tướng đảm nhiệm trong bộ máy hành chính của Chính phủ.
+ Các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ: Bộ trưởng là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu Bộ, lãnh đạo công tác của Bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi toàn quốc.
Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết là đại biểu Quốc hội. Các thành viên của Chính phủ hoạt động dưới sự giám sát của Quốc hội, Chính phủ chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Các thành viên của Chính phủ có thể bị Quốc hội bãi nhiệm, miễn nhiệm hoặc cách chức theo quy định của pháp luật.
Danh sách các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và người đứng đầu hiện nay
Danh sách 18 Bộ và người đứng đầu:
STT |
Bộ |
Bộ trưởng |
1 |
Bộ Quốc phòng |
Ông Phan Văn Giang |
2 |
Bộ Công an |
Ông Tô Lâm |
3 |
Bộ Ngoại giao |
Ông Bùi Thanh Sơn |
4 |
Bộ Nội vụ |
Bà Phạm Thị Thanh Trà |
5 |
Bộ Tư pháp |
Ông Lê Thành Long |
6 |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Ông Nguyễn Chí Dũng |
7 |
Bộ Tài chính |
Ông Hồ Đức Phớc |
8 |
Bộ Công Thương |
Ông Nguyễn Hồng Diên |
9 |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Ông Lê Minh Hoan |
10 |
Bộ Giao thông vận tải |
Ông Nguyễn Văn Thắng |
11 |
Bộ Xây dựng |
Ông Nguyễn Thanh Nghị |
12 |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Ông Trần Hồng Hà |
13 |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
Ông Nguyễn Mạnh Hùng |
14 |
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội |
Ông Đào Ngọc Dung |
15 |
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
Ông Nguyễn Văn Hùng |
16 |
Bộ Khoa học và Công nghệ |
Ông Huỳnh Thành Đạt |
17 |
Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Ông Nguyễn Kim Sơn |
18 |
Bộ Y tế |
Bà Đào Hồng Lan |
Danh sách 04 cơ quan ngang Bộ và người đứng đầu:
STT |
Cơ quan ngang Bộ |
Người đứng đầu |
1 |
Ủy ban Dân tộc |
Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc: Ông Hầu A Lềnh |
2 |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Bà Nguyễn Thị Hồng |
3 |
Thanh tra Chính phủ |
Tổng Thanh tra Chính phủ: Ông Đoàn Hồng Phong |
4 |
Văn phòng Chính phủ |
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: Ông Trần Văn Sơn |
Danh sách 8 Cơ quan thuộc Chính phủ và người đứng đầu:
STT |
Cơ quan thuộc Chính phủ |
Người đứng đầu |
1 |
Đài Tiếng nói Việt Nam |
Tổng giám đốc Đỗ Tiến Sỹ |
2 |
Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh |
Quyền Trưởng ban Bùi Hải Sơn |
3 |
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam |
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh |
4 |
Thông tấn xã Việt Nam |
Tổng giám đốc |
5 |
Đài Truyền hình Việt Nam |
Tổng Giám đốc Lê Ngọc Quang |
6 |
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam |
Chủ tịch: Ông Châu Văn Minh |
7 |
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam |
Chủ tịch: Ông Bùi Nhật Quang |
8 |
Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp |
Chủ tịch: Ông Nguyễn Hoàng Anh |
Ngoài ra, còn có 2 trường đại học thuộc Chính phủ là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng
Căn cứ Điều 24 Nghị định 123/2016/NĐ-CP nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng đối với Bộ là
– Lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của Bộ; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt, các nhiệm vụ của Bộ được Chính phủ giao.
– Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
– Thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác, điều động, luân chuyển, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật công chức, viên chức và thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức đối với các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
– Quyết định phân cấp, ủy quyền cho các tổ chức, đơn vị trực thuộc.
– Quyết định chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế – kỹ thuật của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền.
– Quyết định thành lập các tổ chức phối hợp liên ngành theo quy định của pháp luật.
– Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác Tổng cục trưởng sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.
– Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác, khen thưởng, kỷ luật Phó Tổng cục trưởng và người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu: vụ, cục, thanh tra, văn phòng, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ và phòng thuộc vụ (nếu có), phòng thuộc Thanh tra Bộ, phòng thuộc Văn phòng Bộ theo quy định của pháp luật.
Quyết định việc phân cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của tổng cục, cục, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ theo quy định của pháp luật.
– Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
– Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và tài chính, ngân sách nhà nước được giao; quyết định biện pháp tổ chức phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong ngành, lĩnh vực được phân công.
– Ban hành Quy chế làm việc của Bộ và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quy chế đó.
– Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành, lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ.
– Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị – xã hội; giải trình về những vấn đề Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội quan tâm; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội về những vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý.
– Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm như thế nào trong tư cách là thành viên Chính phủ và người đứng đầu cơ quan ngang bộ?
* Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong tư cách là thành viên Chính phủ được quy định tại Điều 33 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 như sau:
– Tham gia giải quyết các công việc chung của tập thể Chính phủ; cùng tập thể Chính phủ quyết định và liên đới chịu trách nhiệm các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
– Đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chủ trương, chính sách, cơ chế, văn bản pháp luật cần thiết thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chủ động làm việc với Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ về công việc của Chính phủ và công việc khác có liên quan;
Đồng thời, chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung và tiến độ trình các đề án, dự án, văn bản pháp luật được giao.
– Tham dự phiên họp Chính phủ và tham gia biểu quyết tại phiên họp Chính phủ.
– Thực hiện các công việc cụ thể theo ngành, lĩnh vực được phân công hoặc ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành pháp luật, việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ngành, lĩnh vực được phân công.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền.
* Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong tư cách người đứng đầu cơ quan ngang bộ được quy định tại Điều 34 Luật Tổ chức Chính phủ 2015, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 như sau:
– Lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của cơ quan ngang bộ; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt, các nhiệm vụ của cơ quan ngang bộ được Chính phủ giao.
– Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan ngang bộ mà mình là người đứng đầu.
– Đề nghị Thủ tướng Chính phủ việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức Thứ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
– Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được phân công; ban hành hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công.
– Thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, biệt phái, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức đối với các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
– Quyết định phân cấp cho chính quyền địa phương thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao quản lý theo phạm vi lãnh thổ; phân cấp, ủy quyền cho các tổ chức, đơn vị trực thuộc.
– Quyết định chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế – kỹ thuật của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền.
– Quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
– Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, biệt phái, đình chỉ công tác, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc.
– Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
– Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và tài chính, ngân sách nhà nước được giao; quyết định biện pháp tổ chức phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong ngành, lĩnh vực được phân công.
– Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành, lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của cơ quan ngang bộ.
– Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị – xã hội; giải trình về những vấn đề Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội quan tâm;
Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội về những vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý.
– Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về các cơ quan ngang bộ? Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.