Bằng tốt nghiệp cao đẳng

Bằng tốt nghiệp cao đẳng

Cao đẳng là một hình thức đào tạo cao hơn sau bậc THPT mang đến các ý nghĩa đối với học tập và rèn luyện, cũng xác định trong định hướng nghề nghiệp với các nghiên cứu học thuật hoặc kỹ năng nghề, và giúp cho hiệu quả thực hiện thời gian đào tạo được đảm bảo ý nghĩa.

Bản chính bằng tốt nghiệp cao đẳng được cấp mấy lần cho sinh viên? Mẫu Bằng tốt nghiệp cao đẳng hiện nay như thế nào? Bắt buộc có những thông tìn gì?

Tốt nghiệp cao đẳng gọi là gì?

Cao đẳng là hình thức đào tạo chuyên môn về rất nhiều ngành nghề sau bậc THPT. So với hệ đại học, hệ cao đẳng có mức độ chuyên môn thấp hơn cũng như thời gian đào tạo được rút ngắn hơn từ 1 – 2 năm.

Với những bạn thích học nghề hoặc không hứng thú việc học nghiên cứu chuyên sâu thì học cao đẳng là lựa chọn phù hợp. Sau khi tốt nghiệp cao đẳng, sinh viên được tham gia vào các ngành nghề ngoài xã hội phù hợp chuyên ngành đã theo học sớm hơn. Đây cũng được xem là nguồn nhân lực chủ chốt ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau hiện nay.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 thì Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.

Có 02 hình thức đào tạo cao đẳng theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 dưới đây:

– Đào tạo chính quy là hình thức đào tạo theo các khóa học tập trung toàn bộ thời gian do cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp) thực hiện để đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.

– Đào tạo thường xuyên là hình thức đào tạo vừa làm vừa học, học từ xa hoặc tự học có hướng dẫn đối với các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác, được thực hiện linh hoạt về chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm đào tạo, phù hợp với yêu cầu của người học.

Bên cạnh đó, tại Điều 2 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH quy định 02 phương thức đào tạo cao đẳng hiện nay như sau:

 Đào tạo theo niên chế là phương thức tổ chức đào tạo theo năm học với lớp học tương đối cố định trong toàn khóa học, cho phép học sinh, sinh viên (sau đây gọi chung là người học) cùng lớp thực hiện theo một kế hoạch đào tạo, thời khóa biểu chung, thống nhất.

– Đào tạo theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là phương thức đào tạo theo từng nội dung học tập được thiết kế thành những mô-đun, môn học, người học được chủ động lựa chọn mô-đun, môn học theo quy định của nhà trường để tích lũy cho tới khi hoàn thành khối lượng mô-đun, tín chỉ quy định trong chương trình.

Theo đó có thể hiểu Tốt nghiệp cao đẳng là khi sinh viên đã hoàn thành chương trình học cũng như đáp ứng đủ các điều kiện khác (tin học, ngoại ngữ, thể chất,…) để có thể tốt nghiệp hệ cao đẳng và được nhận bằng.

Vậy lúc này sinh viên tốt nghiệp cao đẳng gọi là gì?

Hiện nay, cụm từ “cử nhân” cũng được ghi trên bằng cao đẳng đối với người tốt nghiệp một số ngành, nghề đào tạo nhất định.

Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định người tốt nghiệp trình độ cao đẳng giáo dục nghề nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành hoặc kỹ sư thực hành.

Cụ thể, theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 10/2017/TT-BLĐTBXH, khoản 1 Điều 5 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH chỉ ra rằng danh hiệu, tên gọi của sinh viên cao đẳng sau tốt nghiệp sẽ tùy thuộc vào tính chất ngành và nghề đào tạo.

– Đối với “Danh hiệu Cử nhân Thực hành”: Đây là danh hiệu khi sinh viên tốt nghiệp cao đẳng được gọi là cử nhân. Khi đó, sinh viên thực hiện đầy đủ công tác học tập, nghiên cứu đi sâu vào các nhóm ngành nghề và phù hợp với công việc hoạt động quản lý, điều hành hoặc tổ chức. Đây cũng là đáp án cho câu hỏi tốt nghiệp cao đẳng chính quy gọi là gì.

– Đối với “Danh hiệu Kỹ sư Thực hành”: Đây là danh hiệu dành cho những người học các ngành thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ. Khi đó, kỹ sư đảm bảo năng lực cũng như kinh nghiệm được tiếp cận công việc. Qua đó mà có thể đảm nhận một số nhóm công việc thực tế chưa yêu cầu kinh nghiệm hay trình độ cao. Các kỹ năng có thể được trao dồi sau thời gian với các nhu cầu khi được tiếp cận hiệu quả với công việc.

Tốt nghiệp cao đẳng được gọi là gì?

Tốt nghiệp cao đẳng được xác định với chính quy hoặc học nghề. Tùy thuộc vào ý nghĩa đó mà xác định với tên các chứng chủ. Có thể thấy được ý nghĩa đối với hình thức đào tạo sau bậc THPT. Mang đến các tiếp cận cho cơ hội đào tạo cao hơn. Cũng như xác định với học vị nhận được nếu hoàn thành và đảm bảo chất lượng của chương trình học. Theo đó:

Người học xong cao đẳng có học vị gì:

Sinh viên tốt nghiệp được gọi là cử nhân. Với học vị này, phải đảm bảo học các môn đầy đủ theo quy chế. Cũng như có được năng lực tiếp thu và điểm số đảm bảo. Và được cấp bằng cử nhân trình độ cao đẳng. Chứng nhận đối với việc hoàn thành chương trình học. Cũng như mang đến chất lượng giảng dạy, học tập và kinh nghiệm có được trên thực tế. Đảm bảo ở một mức độ năng lực nhất định.

Với tấm bằng này, thể hiện các kinh nghiệm và năng lực nhất định. Người học có khả năng hoạt động thực hành nghề nghiệp trong các quy trình công nghệ không quá phức tạp. Hoặc các ứng dụng ngành nghề sau khi học xong Cao đẳng nghề. Với trình độ giới hạn về lý thuyết so với hệ đại học. Không mang đến các cơ hội tiếp cận nghề nghiệp tốt như Đại học. Xong hiệu quả công việc và năng lực vẫn được đảm bảo.

Bằng tốt nghiệp cao đẳng
bằng tốt nghiệp cao đẳng

Các quy ước cụ thể:

Theo Thông tư 10/2017/TT-BLĐTBXH. Các quy định với tên, mẫu bằng cao đẳng sẽ được sử dụng trong thực tế. “Quy định về mẫu bằng Tốt nghiệp Cao đẳng, Trung cấp”. Tùy theo tính chất ngành, nghề đào tạo. Cũng như các ý nghĩa thực hiện, khẳng định năng lực, trình độ. Mà trong bằng tốt nghiệp cao đẳng của người học ghi là:

– “DANH HIỆU CỬ NHÂN THỰC HÀNH”. Học vị và giá trị xác định đối với cử nhân. Khi thực hiện học tập với các học thuyết, nghiên cứu và đi sâu tìm hiểu các nhóm ngành nghề. Phù hợp với các công việc trong hoạt động quản lý, điều hành hay tổ chức. 

– Hoặc “DANH HIỆU KỸ SƯ THỰC HÀNH”. Kỹ sư đảm bảo trong năng lực cũng như kinh nghiệm được tiếp cận công việc. Qua đó mà có thể đảm nhận một số nhóm công việc thực tế chưa yêu cầu kinh nghiệm hay trình độ cao. Các kỹ năng có thể được trao dồi sau thời gian với các nhu cầu khi được tiếp cận hiệu quả với công việc. 

Các hình thức đào tạo hệ cao đẳng:

Có thể thông qua các phân tích bên trên. Thấy được ý nghĩa đối với các nhu cầu tiếp cận việc học khác nhau. Trong tính chất nghiên cứu các lý luận nhiều hơn. Hay thực hiện các hoạt động học tập thực tế, thực hành nghề nhiều hơn. Mỗi hình thức, phương pháp lựa chọn học lại có các ưu và khuyết điểm xác định khác nhau. Qua đó mà phù hợp với các nhu cầu cũng như mục đích tiếp cận khác nhau của người học. Trong định hướng học cao hơn hay tiến hành lựa chọn, tìm kiếm công việc nhanh chóng.

Cao đẳng chính quy:

Cao đẳng chính quy là hệ đào tạo thuộc bậc giáo dục đại học. Với cấp học cũng như các khối lượng kiến thức thực tế thấp hơn. Có trình độ đào tạo gọi chung là cao đẳng thuộc các trường đại học. Và tiếp cận trong tính chất học liên thông đại học để tìm kiếm các giá trị công việc tốt hơn.

Tính chất học tập:

Thường được thực hiện với các nghiên cứu mang tính học thuật. Để xác định cho nguồn gốc, bản chất và các lý luận. Từ đó đảm bảo trong công tác nghiên cứu, đánh giá, phân tích hay xây dựng mô hình, chiến lược. Hình thức đào tạo này thường mang đến các cơ hội việc làm cũng như hiệu quả tìm kiếm các chức danh trong tổ chức tốt hơn.

Đặc điểm đào tạo:

Cao đẳng nằm trong hệ thống giáo dục đại học. Là bậc nghiên cứu cao hơn trong nhu cầu tiếp cận ngành nghề cụ thể của người học. Hướng đến các năng lực, kinh nghiệm và sự phù hợp với nhu cầu tiếp cận nghề. Chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong các ý nghĩa học tập, nghiên cứu và được công nhận với chương trình đào tạo đó.

Cao đẳng chính quy đào tạo theo hình thức tập trung và liên tục. Đảm bảo các chương trình tổ chức học tập. Cũng như các liên kết đối với các chuyên ngành, kiến thức được xây dựng và tổng hợp có hệ thống. Thực hiện theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thời gian đào tạo của thường từ 2 – 3 năm tùy theo ngành và trường. Và có sự rút ngắn hơn nhiều so với trình độ đại học là từ 4 đến 5 năm.

Cao đẳng chính quy nằm trong hệ thống giáo dục đào tạo Quốc dân. Trong quy định về tổ chức và đảm bảo trình độ học, tiếp cận ngành nghề.

Nội dung chương trình đào tạo:

Nội dung đào tạo của Cao đẳng chính quy có số lượng lý thuyết ít hơn so với chương trình đào tạo hệ Đại học. Cũng như tính chất nghiên cứu chuyên sâu không được đảm bảo bằng. Thời gian đào tạo cũng ngắn hơn. Rút ngắn đối với lượng kiến thức cần và thực tế tiếp thu được của các cử nhân tương lai.

Nếu một sinh viên Cao đẳng trải qua 3 năm đào tạo thì tương ứng với số tín chỉ trung bình cần tích lũy tối thiểu là 60 tín chỉ. Nó ít ơn rất nhiều so với các điều kiện để tốt nghiệp đại học.

Sinh viên khi tốt nghiệp học Cao đẳng chính quy có các cơ hội học tập mới. Có thể tiếp tục học liên thông lên trình độ cao hơn. Thực hiện với một số trường đại học cho phép thực hiện tính chất liên thông này. Đảm bảo trong chất lượng nguồn đầu ra cao đẳng và đầu vào đại học. Nhằm mục đích nâng cao thêm kiến thức chuyên môn. Có các cơ hội nghề nghiệp cũng như chất lượng thăng tiến tốt hơn trong tương lai.

Cao đẳng nghề:

Cao đẳng nghề là loại hình đào tạo nghề nghiệp. Chú trọng và tập chung nhiều hơn đối với đào tạo và nâng cao tay nghề. Thuộc hệ thống các trường dạy nghề. Và chỉ thực hiện các lý thuyết ít hơn. Các trường Cao đẳng nghề này chịu sự quản lý và giám sát chặt chẽ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Đáp ứng cho các nhu cầu việc làm của các ngành nghề cần lao động có tay nghề.

Không có nhiều cơ hội đối với tiếp cận các vị trí quản lý tổ chức. Do không được đào tạo các chuyên môn đó để đảm bảo đáp ứng công việc.

Thời gian đào tạo thường kéo dài từ 2 đến 3 năm. Mang đến các trải nghiệm cũng như giúp tiếp cận và làm quen với các hoạt động nghề nghiệp trên thực tế. Các sinh viên trường Cao đẳng nghề được trang bị các kỹ năng thực hành nhiều hơn là lý thuyết.

Sau khi ra trường sinh viên được cấp bằng hệ Cao đẳng theo đúng quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Với bằng kỹ sư để tham gia vào các nhóm công việc trong ngành học. Các sinh viên có khả năng vận dụng kiến thức tay nghề đã được học để lao động trong các cơ quan, tổ chức,… Và thực hiện với kinh nghiệm, quá trình làm việc giúp nâng cao tay nghề. Nhằm đáp ứng được nhu cầu cần thiết của thị trường lao động nói chung hiện nay.

Mẫu Bằng tốt nghiệp cao đẳng hiện nay như thế nào? Bắt buộc có những thông tìn gì?

Mẫu Bằng tốt nghiệp cao đẳng được quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2017/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 24/2020/TT-BLĐTBXH như sau:

– Bằng tốt nghiệp cao đẳng được in bằng tiếng Việt và tiếng Anh gồm bốn (4) trang, mỗi trang có kích thước 190 mm x 135 mm.

Trang 1 và trang 4 có nền màu đỏ. Trang 1 có hình Quốc huy, các chữ in trên trang 1 có màu vàng.

Trang 2 và trang 3 có nền màu vàng, hoa văn viền màu vàng đậm; hình trống đồng in chìm chính giữa trang 2, hình Quốc huy in chìm chính giữa trang 3; tên bằng có màu đỏ, các chữ khác có màu đen.

Mẫu bằng và cách ghi nội dung trên bằng tốt nghiệp cao đẳng quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư 10/2017/TT-BLĐTBXH, khoản 1 Điều 5 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH.

Nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp cao đẳng gồm:

– Quốc hiệu, tiêu ngữ:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

– Chức danh của hiệu trưởng trường cấp bằng tốt nghiệp;

– Tên trường cấp bằng tốt nghiệp;

– Tên bằng tốt nghiệp theo từng trình độ đào tạo (bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng);

– Ngành, nghề đào tạo;

– Họ, chữ đệm, tên của người được cấp bằng tốt nghiệp;

– Ngày, tháng, năm sinh của người được cấp bằng tốt nghiệp;

– Xếp loại tốt nghiệp;

– Địa danh, ngày tháng năm cấp bằng tốt nghiệp;

– Chức danh, chữ ký, họ, chữ đệm, tên của hiệu trưởng trường cấp bằng tốt nghiệp và đóng dấu theo quy định;

– Số hiệu, số vào sổ gốc cấp bằng tốt nghiệp;

– Đối với các chương trình chất lượng cao được ghi cụm từ “chương trình chất lượng cao” phía dưới tên ngành, nghề đào tạo;

– Các nội dung khác phù hợp quy định của pháp luật”.

Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về bằng tốt nghiệp cao đẳng. Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139