Dự bị đại học là gì? Trong giai đoạn gần đây thì bên cạnh sự phổ biến của các trường đại học thông thường thì đang rộ lên những câu hỏi và sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ về trường dự bị đại học. Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Trần và Liên Danh sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung liên quan đến trường dự bị đại học có nội dung như sau:
Trường dự bị đại học là gì?
Hiện nay, việc các chủ thể được tham gia và học tập tại các trường Đại học danh tiếng vẫn luôn là khát khao của hàng ngàn bạn trẻ. Tuy nhiên không phải ai mơ ước thì cũng có thể thi đầu vào những ngôi trường danh tiếng hoặc vì một lý do nào đó mà người này không thể theo học ở những ngôi trường danh tiếng đó thì có thể lựa chọn việc xét tuyển vào hệ Dự bị Đại học để viết tiếp những ước mơ của mình đối với việc theo học các trường danh tiếng này thay vì sự buồn rầu, chán nản.
Trên thực tế hiện nay thì rất ít người biết đến hệ giáo dục dự bị đại học này, một phần là do mô hình này chưa được phổ biến và phát triển rộng rãi trên hệ thống thông tin đại chúng, mặt khác thì hệ thống dự bị đại học này cũng chỉ dành cho những đối tượng là người dân tộc thiểu số nên cũng ít được biết đến. Do đó, để hiểu hơn về nội dung và khí niệm liên quan đến trường dự bị đại học thì tác giả sẽ gửi đến quý bạn đọc định nghĩa về trường dự bị đại học với nội dung như sau:
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì hệ dự bị đại học, dự bị đại học dân tộc được biết đến là loại hình trường chuyên biệt thuộc hệ thống các trường đại học, cao đẳng.
Trường dự bị đại học theo như quy định thì được thành lập dành riêng cho học sinh người dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh đây cũng được xem là một trong những ưu đãi và tạo điều kiện cho người dân tộc tiếp cận và phát triển những tri thức của bản thân mình, nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục. Họ có năng lực và mong muốn vào học tại các trường đại học, cao đẳng trong nước. Đây là bước đệm giúp các sinh viên dân tộc thiểu số có cơ hội học tập tốt hơn.
Đồng thời thì để các chủ thể có thể được tham gia vào quá trình học tại trường dự bị Đại học, học sinh phải là người dân tộc thiểu số. Việc học tập và rèn luyện của sinh viên được Nhà trường, các giáo viên, giảng viên theo dõi, quan tâm sát sao. Những bạn học viên học chưa tốt sẽ được giáo viên trực tiếp chỉ dạy thêm. bên cạnh đó thì thời gian hoàn thành một chương trình dự bị đại học không giống như trường đại học truyền thống là 4 năm mà ở hệ dự bị đại học thời gian phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đầu tiên là môn học bạn đang theo học, thứ hai là trường đại học nơi bạn đang học và cuối cùng là cấu trúc của chương trình học. Tuy nhiên thì theo như các quá trình đào tạo của hệ dự bị này thì, các chương trình dự bị đại học kéo dài từ sáu tháng đến một năm.
Sinh viên chỉ được xác định là hoàn thành chương trình dự bị đại học khi đáp ứng tất cả các yêu cầu của khóa học. Điều này có nghĩa là sinh viên phải tham dự các bài giảng và các buổi thí nghiệm, hoàn thành một số bài đánh giá trong suốt khóa học của mình để đạt được các tín chỉ cần thiết. Bạn cũng có thể sẽ phải thi cuối kỳ để kiểm tra kiến thức tổng thể của bạn.
Quy định về trường dự bị đại học:
Trên cơ sở quy định của Luật Giáo dục năm 2019 thì trường dự bị Đại học xét tuyển các khối A, A1, B, C, D1 dựa vào kết quả 3 môn thi theo khối hoặc tổ hợp môn thi mới trong kỳ thi THPT Quốc gia trong kì thi vừa qua. Không có môn nào bị điểm 0. Đồng thời thì để được theo học ở trường dự bị đại học thì đối tượng xét tuyển của trường dự bị Đại học theo như quy định bắt buộc học sinh là người dân tộc thiểu số Việt Nam. Thí sinh phải có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số. Học sinh đã tốt nghiệp THPT theo hình thức chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, trung học nghề và đã dự thi đại học chính quy nhưng không trúng tuyển. Thí sinh chưa được tuyển chọn vào các trường dự bị đại học hoặc các cơ sở giáo dục có chỉ tiêu tuyển hệ dự bị Đại học.
Trên cơ sở quy định thì với tên gọi là dự bị đại học thì cũng hiểu được bản chất của hệ đào tạo này. Những không phải dự bị mà hệ thống dự bị đại học này không trú trọng đến chất lượng giáo dục mà đội ngũ giảng viên đém lại. Do đó, tuy chỉ được xác định là hệ thống dự bị Đại học nhưng các giảng viên của trường được tuyển chọn rất gắt gao. Để được giảng dạy lâu bền tại trường dự bị Đại học, các giảng viên phải có thành tích học tập xuất sắc, đội ngũ cán bộ, giảng viên của hệ rất có tâm với nghề và đặc biệt là có phẩm chất đạo đức tốt. Bởi khi giảng dạy tại trường dự bị, những ý kiến của sinh viên luôn được Nhà trường ưu tiên. Do đó, những phản ánh tiêu cực hay tích cực của sinh viên sẽ là một trong những thước đo đánh giá nhân phẩm, tài năng giảng dạy của giảng viên.
Trên cơ sở quy định của pháp luật giáo dục hiện hành thì đối với quy định về nội dung giảng dạy tại các trường dự bị Đại học đều giống nhau nhau. Sinh viên sẽ được ôn lại kiến thức ba môn mà trước đó sinh viên đã đăng kí vào trường dự bị, kèm theo hai môn khác là Anh văn và Tin học văn phòng. Như vậy sinh viên sẽ chỉ cần học năm môn này sao cho tốt là được. Thành tích học tập của sinh viên càng cao thì cơ hội sinh viên học hệ dự bị đại học được xét tuyển vào trường đại học mình thích sẽ càng cao.
Đối với sinh viên học trong hệ dự bị đại học thì sẽ không đực ăn mặc thoải mái như những hệ giáo dục đại học khác mà các bạn sinh viên của trường bắt buộc phải mặc trang phục truyền thống khi đến lớp. Tuy nhiên, để thoải mái cho sinh viên bạn sẽ không phải mặc nó nguyên tuần mà chỉ 2-3 ngày trong 1 tuần theo quy định của Nhà trường.
Đối với các người học hệ dự bị đại học thì sẽ ở tại trường và được phát phiếu ăn theo tháng gồm phiếu ăn trưa và phiếu ăn tối. Do nhà trường chỉ phục vụ đồ ăn buổi trưa và buổi tối theo như quy định nên buổi sáng sinh viên phải tự túc bữa ăn.
Ngoài ra, có một số quy định rất khắt khe đối với những người học ở trường dự bị đại học đó là việc ở đây quy định giờ giấc học tập tại trường dự bị Đại học rất nghiêm ngặt. Bên cạnh đó ban quản lý kí túc xá cũng đảm bảo sinh viên có thời gian ngủ, nghỉ, đi chơi mỗi ngày. Trong giờ tự học tại kí túc xá, sẽ có “đội tự quản” đi kiểm tra. Nếu bắt gặp sinh viên nào làm việc riêng trong giờ tự học thì sẽ bị ghi vào sổ đen hoặc trừ điểm rèn luyện.
Vị trí, chức năng của trường dự bị đại học
Trường dự bị đại học có vị trí, chức năng như sau:
– Trường dự bị đại học chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi trường đặt trụ sở.
– Trường dự bị đại học có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước.
– Trường dự bị đại học có chức năng thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong việc tạo nguồn đào tạo cán bộ cho miền núi, vùng dân tộc.
(Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 24/2011/TT-BGDĐT)
Cơ cấu tổ chức của trường dự bị đại học
Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 41/2013/TT-BGDĐT, cơ cấu tổ chức của trường dự bị đại học bao gồm:
– Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng.
– Các phòng chức năng.
– Các tổ bộ môn hoặc tổ chuyên môn.
– Các hội đồng tư vấn.
– Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam.
– Tổ chức đoàn thể và tổ chức xã hội.
Quyền hạn và trách nhiệm của trường dự bị đại học
Quyền hạn của trường dự bị đại học
Cụ thể theo khoản 1 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 24/2011/TT-BGDĐT, trường dự bị đại học có các quyền hạn sau đây:
– Tự chủ về quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức các hoạt động giáo dục, tổ chức và nhân sự nhà trường;
– Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục;
– Hợp tác, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hoá, thể dục thể thao, y tế trong nghiên cứu khoa học (NCKH) trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn bồi dưỡng với NCKH nâng cao hiệu quả công tác dạy và học;
– Nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật để bổ sung nguồn tài chính, góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị trường học; thực hiện chính sách ưu đãi đối với học sinh thuộc diện chính sách; tham gia các hoạt động xã hội nhân đạo và từ thiện;
– Được Nhà nước giao quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức bộ máy nhà trường, tuyển dụng đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên; thành lập và giải thể các tổ chức, bộ máy trực thuộc trường theo quy định của Nhà nước.
Trách nhiệm của trường dự bị đại học
Trách nhiệm của trường dự bị đại học trong đào tạo giáo dục được quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 24/2011/TT-BGDĐT như sau:
– Trường dự bị đại học quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; xây dựng đội ngũ giáo viên của trường đủ về số lượng, đảm bảo về tiêu chuẩn chất lượng, cân đối về cơ cấu trình độ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
– Chịu trách nhiệm về việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường; tổ chức các hoạt động giáo dục; tổ chức và nhân sự nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới các trường của Nhà nước;
– Xây dựng chương trình, tài liệu học tập, kế hoạch giảng dạy, học tập trên cơ sở đề cương chi tiết các môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
– Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong việc bố trí và thực hiện các nhiệm vụ bồi dưỡng, NCKH và hoạt động tài chính;
– Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về các hoạt động của trường theo quy định hiện hành.
Một số trường dự bị đại học ở nước ta hiện nay:
Các trường dự bị Đại học hiện nay ở nước ta là một trong số các trường luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sinh viên trường tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật của trường hoặc những chương trình vui chơi giải trí ưu đãi lớn dành cho sinh viên. Đây cũng là một trong số các hoạt động mà được các trường đại học thông thường hướng tới để tạo ra một sân chơi bổ ích cho người theo học và giúp cho người học tiếp thu được nhiều kiến thức hơn và năng động hơn trong việc học tập và trong cả cuộc sống thường ngày.
Hiện nay thì theo như thống kê và sự tìm hiểu của tác giả thì ở Việt Nam chỉ có 4 trường dự bị Đại học trên cả nước và các trường này được thành lập ở những vị trí địa lý khác nhau:
Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung Ương: có địa chỉ: 19 Trần Phú – Tân Dân – Việt Trì – Phú Thọ.
Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn: có địa chỉ: Phố Lê Văn Hưu – Phường Bắc Sơn – Thị xã Sầm Sơn – Tỉnh Thanh Hóa.
Trường Dự bị Đại học TP. Hồ Chí Minh: có địa chỉ: 91 Nguyễn Chí Thanh, P.9, Q.5, TP.HCM.
Trường Dự bị Đại học Dân Tộc Trung Ương Nha Trang: có địa chỉ: 46 Nguyễn Thiện Thuật – Nha Trang – Khánh Hòa.
Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về câu hỏi dự bị đại học là gì? Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.