Hiện nay việc ngành du lịch của Việt Nam đang ngày càng phát triển và có không ít du khách muốn đến Việt Nam để vui chơi giải trí. Cũng như có không ít người nước ngoài đến đây để đầu tư làm ăn… Và để làm được điều đó khách nước ngoài cần phải nhập cảnh vào Việt Nam bằng những loại visa tương ứng với mục đích sử dụng. Hiểu rõ điều này, Luật Trần và Liên danh xin gửi đến quý bạn đọc bài viết xin visa cho người nước ngoài tại Hải Dương.
Cơ quan nào cấp visa Việt Nam cho người nước ngoài?
Khi xin cấp visa 1 năm nhiều lần cho người nước ngoài thì sẽ do Cục quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố nơi người nước ngoài đó đang tạm trú là cơ quan sẽ cấp visa Việt Nam cho người nước ngoài.
Các cách xin visa Việt Nam 1 năm nhiều lần cho người nước ngoài
Sẽ có 2 cách xin visa Việt Nam 1 năm cho người nước ngoài như sau:
Cách 1: Người nước ngoài nộp hồ sơ và các giấy tờ cần thiết lên Đại Sứ Quán Việt Nam ở nước sở tại để có thể xin visa.
Cách 2: Người nước ngoài chuẩn bị đầy đủ thủ tục để xin visa Việt Nam trong trường hợp người nước ngoài đang lưu trú tại Việt Nam và đang muốn làm visa dài hạn.
Các cách xin visa cho người nước ngoài tại Hải Dương
Người ngoại quốc hoặc Việt Kiều không còn mang quốc tịch Việt Nam khi muốn nhập cảnh vào Việt Nam để du lịch, công tác hay làm việc bắt buộc phải xin visa Việt Nam. Hiện nay, có 2 cách để bạn có thể xin được thị thực Việt Nam:
Cách 1: Xin visa Việt Nam tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước sở tại (Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam). Tại đây, bạn sẽ được dán visa trực tiếp.
Muốn làm thị thực Việt Nam tại nước sở tại, đầu tiên bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như hướng dẫn dưới đây và nộp hồ sơ tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam ở nước sở tại để được xét duyệt:
- Hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 06 tháng, không bị rách nát hoặc bị mờ thông tin;
- Đơn xin visa Việt Nam theo mẫu đã được điền đầy đủ các thông tin;
- Bản photo các loại giấy tờ chứng minh mục đích xin visa nhập cảnh vào Việt Nam;
- Nộp lệ phí visa tại Cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài theo quy định.
Nếu thực hiện theo cách này, người ngoại quốc có thể tự mình xin visa Việt Nam ở nước sở tại hoặc ở các nước có Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam. Khi xin thị thực theo cách này, bạn cần có kinh nghiệm và am hiểu pháp luật Việt Nam, đồng thời nắm rõ quy định về giấy tờ, hồ sơ cũng như thủ tục cần thiết để làm việc với Cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước sở tại. Với cách thức này, người ngoại quốc gặp không ít khó khăn, thậm chí không thể xin visa thành công, gây ảnh hưởng lớn đến kế hoạch chuyến đi.
Cách 2: Chuẩn bị hồ sơ xin công văn nhập cảnh và nộp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam. Nếu được chấp thuận, bạn sẽ tiến hành dán visa tại sân bay quốc tế của Việt Nam hoặc dán visa tại Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước sở tại.
- Nếu áp dụng cách xin visa Việt Nam này, bạn chuẩn bị đầy đủ và chính xác các giấy tờ: Hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 6 tháng. Yêu cầu hộ chiếu không nhàu rách hoặc bị mờ số;
Xin công văn nhập cảnh tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam. Công văn nhập cảnh phải được chấp thuận cho phép bạn vào Việt Nam và nhận visa tại sân bay quốc tế hoặc nhận visa tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước sở tại. Thông thường, công văn nhập cảnh được Cục quản lý xuất nhập cảnh cấp cho một cá nhân hoặc tổ chức bảo lãnh. Với trường hơp được miễn visa, bạn không cần xin công văn nhập cảnh;
Khi đã được cấp công văn nhập cảnh, nếu người nước ngoài đăng ký nhận visa tại sân bay quốc tế của Việt Nam, bạn cần xuất trình hộ chiếu, bản photo công văn nhập cảnh trên khổ A4, điền thông tin vào tờ khai theo mẫu của cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tại sân bay và đóng lệ phí theo quy định.
Thủ tục xin visa cho người nước ngoài tại Hải Dương tại Cục quản lý Xuất nhập cảnh
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin công văn nhập cảnh Việt Nam.
Ở bước xin công văn nhập cảnh, người ngoại quốc chỉ cần cung cấp các thông tin thân nhân cơ bản như họ tên, giới tính, ngày sinh, số hộ chiếu hoặc bản scan màu các mặt thông tin của hộ chiếu cùng với đó là ngày dự định nhập cảnh, và đăng ký nơi nhận visa Việt Nam.
Nếu nhờ cá nhân hoặc công ty dịch vụ xin công văn nhập cảnh, bạn sẽ được hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ xin công văn tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam. Khi công văn được chấp thuận, công ty dịch vụ sẽ thông báo cho người nước ngoài biết, đồng thời gửi công văn nhập cảnh được chấp thuận cho người nước ngoài qua đường email. Tiếp đến, người nước ngoài in file chấp thuận công văn nhập cảnh ra và tiếp tục tiến hành bước thứ 2.
Bước 2: Nhập cảnh vào Việt Nam và làm thủ tục dán visa tại cửa khẩu quốc tế của Việt Nam như đã đăng ký từ trước.
Khi nhận được Công văn nhập cảnh, người nước ngoài tiến hành chuẩn bị hồ sơ gồm hộ chiếu gốc, công văn nhập cảnh Việt Nam (đã in ra), 02 ảnh thẻ kích thước 4*6 và điền tờ khai đề nghị cấp thị thực Việt Nam (NA1) tại cửa khẩu quốc tế. Nếu đã có đầy đủ các giấy tờ này, bạn nộp hồ sơ cho cán bộ tiếp nhận tại cửa khẩu, sau đó tiến hành đóng lệ phí và dán visa nhập cảnh vào Việt Nam.
Những lưu ý khi xin visa cho người nước ngoài tại Hải Dương
Hộ chiếu xin visa của người nước ngoài yêu cầu phải còn thời hạn trên 6 tháng và còn ít nhất 2 trang trắng để dán visa.
Khi đã nhận được công văn nhập cảnh được chấp thuận và visa Việt Nam, bạn cần kiểm tra lại thật kỹ các thông tin in trên những giấy tờ này. Nếu phát hiện sai sót, bạn cần nhanh chóng thông báo cho cơ quan thẩm quyền Cục quản lý xuất nhập cảnh để được sửa đổi, giải quyết.
Cần kiểm tra và đến chính xác nơi nhận visa ghi trên công văn nhập cảnh. Chẳng hạn nếu nơi nhận visa nhập cảnh tại sân bay quốc tế Việt Nam (sân bay Tân Sơn Nhất) thì bạn không thể nhập cảnh vào Việt Nam bằng cửa khẩu đường bộ hay đường biển.
Visa Việt Nam chính thức có thời hạn tính từ thời gian bạn dự kiến nhập cảnh vào Việt Nam. Thời gian này được ghi trên tờ khai đề nghị cấp visa Việt Nam theo mẫu NA1 mà bạn điền trước đó.
Người ngoại quốc được nhập cảnh và lưu trú tại Việt Nam từ ngày visa có hiệu lực đến ngày visa hết hiệu lực. Nếu muốn tiếp tục lưu trú tại Việt Nam khi visa gần hết hạn, bạn cần gia hạn visa đúng với mục đích nhập cảnh trước đó. Hoặc nếu thay đổi mục đích lưu trú khác với mục đích trước, bạn cần làm thủ tục chuyển đổi mục đích visa theo quy định.
Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh có quyền không cấp visa hoặc được phép yêu cầu thêm các giấy tờ khác mà không cần giải thích lý do cho người xin visa Việt Nam. Trong trường hợp này, bạn nên tuân thủ theo yêu cầu của cán bộ thẩm quyền.
Những điều cần biết về xin visa cho người nước ngoài tại Hải Dương
Hộ chiếu xin visa của người nước ngoài phải còn thời hạn trên 6 tháng và còn ít nhất 2 trang trống để dán visa. Sau khi nhận được công văn nhập cảnh và visa Việt Nam, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin. Trong trường hợp thông tin bị sai và cần sửa đổi, bạn hãy liên hệ Cục quản lý xuất nhập cảnh để được giải quyết sớm nhất.
Để nhận visa, bạn cần đến chính xác nơi nhận visa Việt Nam được ghi trên công văn nhập cảnh. Thông thường, người nước ngoài có thể yêu cầu địa điểm nhận visa ở sân bay quốc tế của Việt Nam (sân bay Nội Bài, sân bay Tân Sơn Nhất).
Visa Việt Nam bắt đầu có hiệu lực tính từ thời gian bạn dự kiến nhập cảnh Việt Nam, thời gian này được ghi trên tờ khai đề nghị cấp visa Việt Nam (mẫu NA1).
Công dân nước ngoài nhập cảnh và lưu trú tại Việt Nam từ ngày visa có hiệu lực đến ngày visa hết hiệu lực. Sau thời gian này, nếu muốn tiếp tục ở Việt Nam, bạn cần gia hạn visa phù hợp với mục đích lưu trú.
Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh có quyền không cấp visa hoặc yêu cầu đương đơn bổ sung thêm các giấy tờ khác mà không cần giải thích lý do cho người xin visa.
Những quy định mới về mở cửa cho khách nước ngoài vào Việt Nam du lịch
Từ ngày 01/03/2022 Chính Phủ Việt Nam cho phép mở cửa lại thị thường du lịch và cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam với mục đích du lịch với các thủ tục đơn giản
Điều kiện để nhập cảnh Việt Nam với mục đích du lịch
– Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng
– Có vé khứ máy bay
– Có booking phòng khách sạn, tour du lịch
– Đã tiêm đủ liều vaccine covid và có kết quả test covid âm tính
– Thực hiện cách ly và test covid theo quy định khi nhập cảnh Việt Nam.
Các câu hỏi thường gặp
Câu 1. Visa (thị thực) nhập cảnh là gì?
Visa nhập cảnh Việt Nam (hay còn gọi là thị thực nhập cảnh) là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích du lịch, đầu tư, thăm thân nhân…
Câu 2. Làm thẻ visa cần những giấy tờ gì?
Tùy vào mục đích người nước ngoài xin visa vào Việt Nam mà hồ sơ đề nghị cấp visa sẽ được quy định khác nhau. Nhưng về cơ bản, gồm các loại giấy tờ như: Tờ khai đề nghị cấp visa Việt Nam, hộ chiếu/giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, các giấy tờ bảo lãnh người nước ngoài tại Việt Nam…
Câu 3. Visa có thời hạn bao lâu?
Tùy thuộc vào từng loại đăng ký mà visa nhập cảnh có thời hạn từ 1 tháng đến 5 năm (visa du lịch không quá 3 tháng, visa thăm thân thời hạn dưới 6 tháng hoặc không quá 12 tháng, visa đầu tư thời hạn dưới 5 năm…).
Câu 4. E-visa là gì?
E-visa là visa điện tử hay còn gọi là thị thực điện tử. E-visa được cấp qua giao dịch điện tử tại Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh Việt Nam.
Câu 5. Quy trình, thủ tục làm visa (thị thực) nhập cảnh cho người nước ngoài vào Việt Nam?
Có 2 cách để xin visa (thị thực) nhập cảnh cho người nước ngoài vào Việt Nam, bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp visa hoặc đăng ký làm visa nhập cảnh online (hay thường gọi là thị thực điện tử).
Trên đây là bài viết tư vấn về xin visa cho người nước ngoài tại Hải Dương của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.