Xác định tư cách tham gia tố tụng dân sự mới

xác định tư cách tham gia tố tụng dân sự

Đương sự là cá nhân, pháp nhân tham gia tố tụng dân sự với tư cách là nguyễn đơn hoặc bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Bài viết làm sáng tỏ khái niệm đương sự và xác định tư cách tham gia tố tụng dân sự theo quy định pháp luật Việt Nam hiện nay:

Đương sự là một trong các nhóm người tham gia tố tụng dân sự tại toà án nhân dân trong các vụ kiện về dân sự, kinh doanh, thương mại, hôn nhân gia đình và lao động. Những người tham gia tố tụng dân sự đó bao gồm đương sự, người đại diện cho đương sự, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung, Viện kiểm sát, người làm chứng, người phiên dịch.

Khái niệm đương sự trong vụ việc dân sự

Trong các vụ việc dân sự, có một số người tham gia tố tụng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân sự tham gia tố tụng với mục đích là bảo vệ quyền, lợi ích họp pháp của mình. Họ là đối tượng trong vụ việc được toà án giải qụyết. Trong một số trường hợp tuy họ không có quyền, lợi ích liên quan đến vụ việc dân sự nhưng lại tham gia tố tụng để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước trong lĩnh vực được giaọ phụ trách. Hoạt động tố tụng của họ có ảnh hưởng lớn đến quá trình giải quyết vụ việc dân sự, có thể dẫn đến việc phát sinh, thay đổi hoặc đình chỉ tố tụng. Những người tham gia tố tụng này được gọi là đương sự trong vụ việc dân sự.

Đương sự trong vụ việc dân sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách do có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân sự.

Việc giải quyết vụ việc dân sự tại toà án do nhu cầu giải quyết các quan hệ pháp luật nội dung giữa các đương sự để ổn định xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể nên các đương sự là một thành phần chủ yếu của vụ việc dân sự. Không có đương sự thì cũng không thể có vụ việc dân sự tại toà án. Mặt khác, đương sự cũng chính là chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung được toà án giải quyết trong vụ việc dân sự, có quyền định đoạt quyền lợi của mình khi tham gia quan hệ. Khi tham gia vào quá trình tô tụng dân sự, các đương sự vân có quyên định đoạt quyền lợi của mình. Do đó, hoạt động tó tụng của các đương sự có thể dẫn đến việc làm phát sinh, thay đổị hay đình chỉ tố tụng. Các đương sự trong vụ việc dân sự có thể là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức, tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự; người yêu cầu, người bị yêu cầu, người có liên quan trong việc dân sự.

Khái niệm người tham gia tố tụng dân sự

Ngoài cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng thực hiện việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự còn có các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác tham gia vào vụ việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc hỗ trợ cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự. Các hoạt động tố tụng của họ chịu sự chi phối của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tộ tụng. Những người này được gọi là người tham gia tố tụng dân sự.

Người tham gia tố tụng dân sự là người tham gia vào việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác hoặc hỗ trợ toà án, cơ quan thi hành án trong việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự.

Những người tham gia tố tụng dân sự gồm có: Đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và người định giá tài sàn. Các điều từ Điều 68 đến Điều 90 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định tương đối đầy đủ những người này là người tham gia tố tụng, trừ người định giá tài sản. Tuy Bộ luật tố tụng dân sự không quy định nhưng theo chúng tôi, người định giá tài sản cần được coi là người tham gia tố tụng vì hoạt động của họ có ảnh hưởng rất lớn đến việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự. Những người tham gia tố tụng có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức đáp óng được các điều kiện do pháp luật tố tụng dân sự quy định.

Trong mỗi vụ việc dân sự, số lượng, thành phần những người tham gia tố tụng dân sự có thể khác nhau. Việc tham gia tố tụng của họ tuy bị chi phối bởi các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng nhưng vẫn có ảnh hưởng rất lớn đến tố tụng dân sự. Đối với một số người, các hoạt động tố tụng của họ có thể còn làm phát sinh, thay đổi hay đình chỉ tố tụng dân sự.

Nguyên đơn trong vụ án dân sự là gì ?

Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do pháp luật quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.

Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.

Bị đơn trong vụ án dân sự là gì ?

Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.

Các đương sự khác trong Tố tụng dân sự?

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

* Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

xác định tư cách tham gia tố tụng dân sự mới
xác định tư cách tham gia tố tụng dân sự mới

Trong đó:

– Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là người yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

 Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự là người tuy không yêu cầu giải quyết việc dân sự nhưng việc giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc đương sự trong việc dân sự đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Trường hợp giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự.

Xác định tư cách đương sự

Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đương sự trong vụ án dân sự chính là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách do có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân sự.

Xác định tư cách của đương sự trong tố tụng dân sự tức là xác định tư cách của đương sự trong vụ án dân sự. 

Xác định tư cách nguyên đơn 

Theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì nguyên đơn trong vụ án dân sự là: “..người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.

Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.”

Như vậy, nguyên đơn trong vụ án dân sự không những chỉ là người khởi kiện hay người được cá nhân, cơ quan, tổ chức do Bộ luật tố tụng dân sự quy định khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm mà nguyên đơn trong vụ án dân sự còn là cơ quan, tổ chức khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước thuộc lĩnh vực mà mình phụ trách. Việc tham gia tố tụng của nguyên đơn mang tính chủ động hơn so với các đương sự khác. Hoạt động tố tụng của nguyên đơn có thể dẫn đến việc làm phát sinh, thay đổi hay đình chỉ tố tụng.

Xác định tư cách bị đơn 

Theo quy định tại khoản 3 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì

“Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm”.

Như vậy, để được xác định tư cách bị đơn cần có các đặc điểm sau: 

Là người bị nguyên đơn hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự khởi kiện.

Bị đơn là người được giả thiết là có tranh chấp hay xâm phạm đến quyền lợi của nguyên đơn.

Xác định tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan 

Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

“Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về xác định tư cách tham gia tố tụng dân sự. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139