Không phát sinh thuế tncn có phải nộp tờ khai

không phát sinh thuế tncn có phải nộp tờ khai

Thuế là một khoản thu bắt buộc vào ngân sách nhà nước, được pháp luật quy định rõ ràng với các tổ chức kinh tế và các thành viên trong xã hội. Nộp thuế là nghĩa vụ phải thực hiện của các chủ thể thuộc đối tượng đóng thuế theo quy định. Một trong các loại thuế góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy ngân sách nhà nước là thuế thu nhập cá nhân.

Căn cứ pháp lý:

– Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi năm 2012;

– Nghị định 126/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế;

– Công văn 5189/TCT-CS Giới thiệu một số nội dung của Nghị định số126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế;

– Công văn 2393/TCT-DNNCN về khai thuế thu nhập cá nhân;

– Nghị định 125/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân được hiểu là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp trong một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Đây là loại thuế có tính đặc thù bởi nó không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp. Vì vậy, đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân là tạo  khoản thu sự công bằng với mọi đối tượng, góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội.

Trả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân nghĩa là trong tháng/quý doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trả thu nhập có chi trả tiền lương, tiền công.

Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân nghĩa là là trong tháng/quý có nhân viên phải nộp thuế thu nhập cá nhân thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm tạm khấu trừ vào lương trước khi trả thu nhập.

Hiện nay, có 2 đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân: Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế. Cụ thể:

-Với cá nhân cư trú: Thu nhập chịu thuế là khoản phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam (không phân biệt nơi trả thu nhập)

-Với cá nhân không cư trú: Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam (không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập).

Vai trò của thuế thu nhập cá nhân:

Thuế thu nhập cá nhân có vai trò vô cùng quan trọng đối với xã hội và nền kinh tế. Dưới đây là một số vai trò chính như sau:

– Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước: Thuế là nguồn công cụ để tạo ra ngân sách nhà nước, trong đó có thuế thu nhập cá nhân. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, mức sống người dân càng cao thì thuế thu nhập cá nhân cũng có sự gia tăng nhanh chóng, tỷ lệ thuận với thu nhập bình quân đầu người.

Bên cạnh đó, do việc thực hiện tự do hóa nền kinh tế thương mại, nên nguồn thu từ các loại thuế xuất – nhập khẩu bị ảnh hưởng. Vì vậy, thuế thu nhập cá nhân ngày càng trở nên quan trọng với ngân sách nhà nước.

– Điều tiết nền kinh tế: Thuế thu nhập cá nhân được coi như công cụ giúp điều tiết kinh tế, kích thích tiết kiệm, đầu tư theo hướng nâng cao năng lực hiệu quả xã hội. Thuế thu nhập cá nhân giúp giảm bớt thu nhập của đối tượng thu nhập cao và phân phối cho đối tượng thu nhập thấp bằng cách tăng thêm chế độ phúc lợi xã hội.

– Thực hiện công bằng xã hội: Thuế thu nhập cá nhân giúp thu hẹp khoảng cách về thu nhập của các cá nhân có mức thu chênh lệch. Thuế thu nhập cá nhân thường chỉ áp dụng với những đối tượng có thu nhập trung bình trở lên, cao hơn mức khởi điểm và không đánh vào các cá nhân có thu nhập thấp, vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình.

– Phát hiện ra các nguồn thu nhập bất hợp pháp: Khi điều tra và thu thế thu nhập cá nhân, cơ quan chức năng sẽ dễ dàng phát hiện ra được các nguồn lợi bất hợp pháp như nhận hối lộ, tham ô, kinh doanh hàng cấm,… Thuế thu nhập cá nhân có vai trò quan trọng góp phần phát hiện các hành vi sai trái này.

– Hạn chế thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp: Trong các doanh nghiệp thường tồn tại 2 loại thuế: thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp kê khai cao hơn thực tế các chi phí phải trả cho người lao động để trốn thuế, thì các cá nhân được kê khai tăng thêm thu nhập sẽ phải nộp thêm thuế thu nhập cá nhân với phần phát sinh. Do đó, góp phần khắc phục hạn chế thất thu về thuế.

Không phát sinh khấu trừ thuế TNCN có phải nộp tờ khai không?

– Tại khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhập cá nhân ngày 22/11/2012 quy định: “Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế vào ngân sách nhà nước và quyết toán thuế đối với các loại thu nhập chịu thuế trả cho đối tượng nộp thuế;”

Đồng thời theo điểm 9.9 khoản 9 Phụ lục I – Danh mục hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về Hồ sơ khai thuế của tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế đối với tiền lương, tiền công có bao gồm tờ khai thuế thu nhập cá nhân (áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công)

Căn cứ các quy định nêu trên, ta có thể thấy: Chỉ trường hợp tổ chức, cá nhân phát sinh trả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân mới thuộc diện phải khai thuế thu nhập cá nhân. Do đó, trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân thì không thuộc diện điều chỉnh của Luật thuế Thu nhập cá nhân, tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân tháng/quý nào thì không phải khai thuế thu nhập cá nhân của tháng/quý đó.

Khấu từ thuế TNCN và trả thu nhập chịu thuế khác nhau chính vì vậy;

Khấu trừ thuế TNCN: có nghĩ là trong tháng/quý có nhân viên phải nộp thuế TNCN thì DN có trách nhiệm tạm khấu trừ vào lương trước khi trả lương cho NLĐ.

Trả thu nhập chịu thuế: có nghĩa là trong tháng/quý DN có chi trả tiền lương, tiền công (thu nhập đó là thu nhập chịu thuế TNCN).

Như vậy, có 02 trường hợp:

Không phân biệt có hay không phát sinh khấu trừ thuế TNCN hay không, nếu tháng/quý đó có phát sinh trả thu nhập chịu thuế TNCN thì tổ chức, cá nhân vẫn phải nộp tờ khai thuế TNCN của tháng/quý đó.

Trường hợp không phát sinh trả thu nhập chịu thuế TNCN của tháng/quý đó thì tổ chức, cá nhân không phải nộp tờ khai thuế của tháng/quý đó.

Chậm nộp tờ khai bị xử phạt như thế nào?

Doanh nghiệp chậm nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN, khi đó, sẽ bị xử phát vị phạm hành chính theo Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:

Thời hạn chậm nộp hồ sơ khai thuế từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ bị phạt cảnh cáo

Thời gian chậm nộp hồ sơ khai thuế từ 01 ngày đến 30 ngày (trừ trường hợp tại khoản 1 Điều 13) bị Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Thời gian chậm nộp hồ sơ khai thuế từ 31 ngày đến 60 ngày thì phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng

Còn với các trường hợp:

– Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;

– Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

– Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

– Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

không phát sinh thuế tncn có phải nộp tờ khai
không phát sinh thuế tncn có phải nộp tờ khai

Thì phạt tiền 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.

Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP

Ngoài ra có thể bị bổ sung thêm các biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế;

b) Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế đối với hành vi quy định tại điểm c, d khoản 4 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Không nộp tờ khai thuế TNCN sẽ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.

Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;

b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

d) Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.

Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều này.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế;

b) Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế đối với hành vi quy định tại điểm c, d khoản 4 Điều này.

Theo như quy định trên, căn cứ vào thời gian quá hạn nộp tờ khai thuế TNCN để xác định mức xử phạt hành chính theo quy định trên.

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm cũng sẽ phải buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả bên cạnh việc bị xử phạt hành chính.

Chú ý, mức xử phạt hành chính theo quy định trên chỉ áp dụng đối với tổ chức vi phạm. Trường hợp cá nhân vi phạm thì mức xử phạt hành chính bằng một nửa so với tổ chức vi phạm.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về thắc mắc không phát sinh thuế tncn có phải nộp tờ khai? Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139